Ngày 29/10, sau khi chính quyền Trung Quốc thông báo cho phép sinh con thứ hai, bên cạnh những tranh luận sôi nổi liên quan đến chính sách này, có khoảng 13 triệu “người lậu” cũng kêu gào: Chúng tôi vô tội, chúng tôi phải làm thế nào?
Theo Tạp chí Thiên Hạ (CommonWealth Magazine), vào lần điều tra nhân khẩu thứ 6 tại Trung Quốc (năm 2010) đã phát hiện toàn Trung Quốc có 13 triệu “người lậu”, chiếm 1% dân số Trung Quốc, trong đó đại bộ phận họ không được hưởng chế độ chăm sóc xã hội vì không có hộ khẩu.
Cuộc đời biến thành “cái bóng”
Có thể nói, phía sau cuộc đời mỗi người dân không có hộ khẩu đều có một câu chuyện đau lòng. Lấy hình ảnh thiếu nữ 20 tuổi Lý Tuyết ở Bắc Kinh làm ví dụ, vì cha mẹ không thể đóng được 5000 nhân nhân tệ cai gọi là “phí chăm sóc xã hội”, vì thế cô không làm được hộ khẩu, cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn: Lý Tuyết không được đi học, không thể đi máy bay, ra ngoài tìm việc khó khăn, không thể sinh con hợp pháp khi kết hôn; khi cô khám chữa bệnh phải dùng sổ y tế của chị gái, dùng thẻ mượn sách của chị để mượn sách, trở thành “cái bóng cuộc đời” của chị mình. Cuối cùng, sau khi nộp phạt 3000 nhân dân tệ theo yêu cầu của cán bộ thôn vấn đề hộ khẩu của cô mới được giải quyết.
Nhiều người không có hộ khẩu khi sinh con cái lại sinh ra “người lậu đời thứ 2”, những người này lại tiếp tục phải ôm hận vì lý lịch để lại trước đây của mình.
Bán trẻ sơ sinh và bán thân
Vào tháng 10/2013, một đôi vợ chồng trẻ ở Thượng Hải vì sinh con thứ 2 đã đăng tin “tặng” cho bạn bè quen biết trên mạng khiến dư luận sôi nổi luận bàn. Tuy nhiên sau nhiều khó khăn trở ngại, ý định của họ không thể thực hiện được, việc làm giấy tờ chứng minh thân phận cho con của họ gặp khó khăn..
Thực tế ở Trung Quốc, bi kịch của việc bán con, tặng con là rất nhiều. Vào ngày 1/9/2009, cô bé Tiểu Mẫn 14 tuổi ở Thẩm Dương đã không thể xin nhập học được vì không có hộ khẩu và đã uống thuốc trừ sâu tự sát; vào tháng 7/2011, ông Cao ở Thanh Đảo vì không có tiền làm hộ khẩu cho con đã tự rao bán mình trong 5 năm với giá 150 nghìn nhân dân tệ; vào tháng 7/2013, bé gái 16 tuổi tên Thái Diễm Quỳnh ở huyện Tự Vĩnh, tỉnh Tứ Xuyên do không có hộ khẩu thi lên Trung học đã tự sát; tháng 8/2013, ở thị xã Ôn Lĩnh, tỉnh Triết Giang, một người nhận nuôi bé gái 13 năm vì không làm được hộ khẩu cho con đã tuyên bố tự sát; vào tháng 2/2012, ông Tống ở Nam Kinh đã ra đường rao bán con vì con không có hộ khẩu…. Trên đây chỉ là vài ví dụ được báo chí đưa tin.
Có thể nói, bản thân những người không có hộ khẩu không có tội tình gì, cha mẹ họ đều là công dân hợp pháp ở Trung Quốc, họ ra đời và sinh sống ở Trung Quốc từ nhỏ, thế nhưng lại bị cái gọi là “hộ khẩu” biến thành người dân bất hợp pháp, phải chịu vô số bất công và nhiều trường hợp bị bần cùng hóa. Có thể thấy chính sách một con đã khiến hàng triệu người vô tội phải chịu tội. Hãy giúp cho họ trở về cuộc sống bình thường, trả lại thứ nhân quyền cơ bản nhất cho họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét