Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Suýt mất mạng vì ăn bưởi

(Ảnh: Internet)
Cô con gái mua bưởi biếu bố, ông bố ăn xong vẫn không có chuyện gì xảy ra, nhưng ngày hôm sau, sau khi ông uống thuốc liền ăn mấy múi bưởi. Chỉ trong vòng 30p sau, ông bị chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, huyết áp thấp, người nhà liền đưa ông vào bệnh viện cấp cứu. Mặc dù ông được cứu sống, nhưng di chứng là cơ bắp đã bị teo.
Nguyên do là trong bưởi có một chất xúc tác đặc biệt, nó có thể kết hợp với rất nhiều loại thuốc. Khiến cho thuốc lập tức tiến nhập vào máu, làm tăng cường tác dụng của thuốc. Nếu lấy nước ép bưởi và thuốc hạ cholesterol, cùng uống một lúc, sẽ khiến tăng cường tác dụng làm hạ cholesterol, lại khiến cho cơ bắp bị teo tóp. Nếu như uống cùng với thuốc hạ huyết áp, thì sẽ dẫn đến huyết áp thấp và teo cơ.
Vì thế khi ăn bưởi phải hết sức chú ý:
  1. Trong thời gian ốm uống thuốc thì không được ăn bưởi.
  2. Bưởi không được ăn cùng cua. Bưởi và cua nếu như ăn cùng nhau thì dạ dày sẽ bị kích thích, đau bụng và nôn mửa…
  3. Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.
  4. Gan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
  5. Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.
  6. Uống thuốc tránh thai rất kỵ ăn bưởi. Một nghiên cứu của Mỹ cho biết, bưởi ảnh hưởng đến thuốc tránh thai là rõ rệt nhất, nó sẽ cản trở sự hấp thụ thuốc tránh thai của cơ thể.
Tuy nhiên nếu như chúng ta biết sử dụng đúng cách thì bưởi vẫn là một loại trái cây rất tốt cho cơ thể.
Bí quyết chọn bưởi
Bưởi không những có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn có tác dụng tốt cho dạ dày, phổi, bổ máu, thanh lọc đường ruột, tốt cho tiêu hóa… giúp vết thương mau lành, hỗ trợ tốt cho điều trị bệnh nhiễm trùng máu…
Dưới đây xin giới thiệu một vài phương pháp giúp bạn chọn được trái bưởi ngon.
  1. Chọn quả nhọn không chọn quả tròn (càng nhọn càng tốt)
  2. Chọn quả to không chọn quả nhỏ (to sẽ chín hơn)
  3. Chọn quả vàng không chọn quả xanh (vàng sẽ chín nhanh hơn)
  4. Chọn quả nặng không chọn quả nhẹ (mọng nước hơn)
  5. Khi chọn bưởi, dùng ngón tay ấn vào đầu núm, nếu ấn không lõm thì càng tốt.
(H.Phi chuyển)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

GIẬN HỜN - Thơ Sông Thu Và 18 Bài Họa Của Các Thi Hửu

GIẬN HỜN Em giận chi mà chả nói năng Suốt ngày thần sắc lạnh như băng Quay lưng né mặt không thèm ngó Buông đũa rời mâm chẳng muốn ăn Lặng l...