SKĐS - Bệnh nhức nửa đầu tương đối phổ biến,
chiếm 10% dân số, nữ thường khổ sở vì bị nhiều hơn nam, đặc biệt thường
gặp ở phụ nữ trẻ dưới 45 tuổi.
Bệnh nhức nửa đầu còn gọi là bệnh migraine do xuất phát từ chữ hemicranias (hemi có nghĩa là một nửa và cranie là sọ đầu). Chữ hemicranias sau một thời gian dài chuyển dạng và được đọc trại là migraine.
Đây là bệnh tương đối phổ biến, chiếm 10% dân số, nữ thường khổ sở vì bị nhiều hơn nam, đặc biệt thường gặp ở phụ nữ trẻ dưới 45 tuổi. Người bệnh nhức đầu với cơn đau thường khu trú nửa bên đầu, đau theo nhịp mạch đập (đau giật giật), có thể kèm theo nôn, buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, trước khi đau có thể có một số triệu chứng báo trước: rối loạn thị giác, rối loạn ngôn ngữ. Tuy nhiên, có khi bệnh có các biểu hiện phức tạp đòi hỏi phải có sự chẩn đoán phân biệt với các loại bệnh nhức đầu khác bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân chưa rõ ràng
Nguyên nhân của bệnh nhức nửa đầu chưa được giải thích rõ ràng mà chỉ có một số giả thuyết cố gắng làm rõ một phần cơ chế bệnh sinh. Cơn đau xuất hiện có thể do sự tham gia của nhiều yếu tố như: do mạch máu ở đầu (đau do trước co mạch sau đó lại dãn mạch), do một số chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, do sự tích tụ bất thường canxi bên trong tế bào thần kinh… Người ta còn ghi nhận, ở phụ nữ cơn đau nửa đầu nhiều khi liên quan đến thời điểm trước khi hành kinh. Bệnh không đưa đến tử vong nhưng làm cho người bệnh khổ sở vì các cơn đau đầu tái diễn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cần có chỉ định thuốc
Về thuốc, người ta chia ra làm 2 loại: loại thuốc điều trị cắt cơn migraine và loại thuốc phòng ngừa cơn.
Loại thuốc điều trị cắt cơn migraine: đây là loại thuốc được dùng khi cơn đau xảy ra, lại được phân làm 2 loại.
Loại thuốc không chuyên biệt (non-specific) là thuốc chỉ trị triệu chứng làm giảm đau trong trường hợp đau nhẹ, gồm có thuốc giảm đau (aspirin, paracetamol) hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID: naproxen, diclofenac, ibuprofen…). Người ta còn dùng thuốc giảm đau phối hợp với metoclopramid (Primperan) để giúp thuốc giảm đau dễ hấp thu hơn và nhất là làm giảm triệu chứng nôn thường kèm theo chứng nhức nửa đầu.
Loại chuyên biệt (specific) là thuốc tác động trực tiếp đến quá trình
bệnh lý đưa đến chứng nhức nửa đầu, gồm có dihydroegotamine (một dẫn
chất lấy từ nấm cựa gà) và một nhóm thuốc mới gọi là triptan (gồm có
sumatriptan, rizatriptan, zomitriptan, frovatriptan…) là thuốc tác động
chọn lọc trên thụ thể 5-HT1 của chất sinh học serotonin và khá hiệu quả
trong điều trị migraine nặng. Thuốc nhóm triptan có thể dùng dạng viên
uống hoặc dạng tiêm (khi bệnh nhân có biểu hiện nôn nhiều) và cần dùng ở
giai đoạn sớm mới có tác dụng tốt.
Ở ta hiện nay, thuốc điều trị cắt cơn migraine hay được dùng là dihydroergotamine kết hợp với metoclopramide. Trong điều trị cắt cơn, sau khi dùng liều khởi đầu có thể dùng liều lặp lại sau 30 phút đến 1,2 giờ (tùy theo biệt dược). Cần lưu ý đến các tác dụng phụ có hại của thuốc: gây viêm loét dạ dày tá tràng đối với aspirin và các NSAID, ảnh hưởng đến mạch máu của dihydroergotamine, mệt mỏi, chóng mặt, có cảm giác ép chặt ngực đối với sumatriptan.
Loại thuốc phòng ngừa cơn đau migraine: đây là thuốc giúp cho việc tránh các cơn đau tái phát (nếu chỉ điều trị cắt cơn không thôi, các cơn đau sẽ tái diễn như cũ). Thuốc dùng phòng ngừa gồm nhiều loại: propranolol (thuốc ức chế beta thường được dùng trị cao huyết áp), flunarinine (thuốc ức chế canxi, ngăn chặn sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh), amitriptyline (thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng), pizotifen (thuốc kháng serotonin)… Ta thấy có nhiều loại thuốc được dùng để phòng ngừa cơn và việc lựa chọn thuốc thích hợp chỉ có thể dựa vào kiến thức chuyên môn của bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc này tùy theo thể trạng, sự dung nạp thuốc của người bệnh vào hiệu quả của thuốc (làm giảm số lần cơn đau, cường độ đau) và tác dụng phụ có hại của thuốc. Thí dụ như người bệnh bị hen suyễn thì không được dùng propranolol. Các thuốc dùng để phòng ngừa cơn đều có tác dụng phụ từ nhẹ như gây buồn ngủ, làm tăng trọng (pizotifen) đến gây hội chứng thần kinh ngoại tháp (flunarizine).
Thuốc men thôi chưa đủ
Phần trình bày về thuốc ở trên cho thấy việc dùng thuốc trong điều trị và phòng ngừa bệnh nhức nửa đầu là phức tạp. Đối với người thường xuyên bị nhức đầu và nghi bị bệnh nhức nửa đầu, tốt nhất nên đến khám ở bác sĩ. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh và chỉ định thuốc đúng đắn. Bác sĩ sẽ chọn thuốc tốt nhất điều trị cắt cơn phối hợp với thuốc phòng ngừa cơn. Rất cần có sự hợp tác tốt giữa người bệnh và thầy thuốc bởi vì việc dùng thuốc cần phải đủ liều, đủ thời gian. Thời gian điều trị cắt cơn ít nhất là 2 - 3 tháng kể cả khi không còn cơn đau.Thuốc phòng ngừa cơn thường chỉ cho hiệu quả sau khi dùng vài tháng và phải theo đúng chỉ dẫn về thời điểm dùng thuốc, cách giảm liều dần dần như thế nào.
Khi điều trị bệnh nhức nửa đầu, ngoại việc dùng thuốc nên lưu ý tránh các yếu tố khởi phát hoặc làm tăng cơn đau, như: tránh dùng rượu bia, chocolate, bột ngọt (mì chính), sự căng thẳng thần kinh-tâm lý (stress), phụ nữ thì tránh dùng thuốc ngừa thai có chứa estrogen.
Người bệnh cần có chế độ giấc ngủ phù hợp, tránh thức khuya hoặc rối loạn giấc ngủ. Chế độ lao động và sinh hoạt tránh căng thẳng kết hợp với luyện tập thư giãn. Nhiều khi phải cải thiện điều kiện môi trường như nơi ở phải có ánh sáng phù hợp và tránh nhiều tiếng động. Người bệnh cần thông tin biết về tình trạng bệnh, cách dùng thuốc và cách theo dõi tiến triển của bệnh.
Đây là bệnh tương đối phổ biến, chiếm 10% dân số, nữ thường khổ sở vì bị nhiều hơn nam, đặc biệt thường gặp ở phụ nữ trẻ dưới 45 tuổi. Người bệnh nhức đầu với cơn đau thường khu trú nửa bên đầu, đau theo nhịp mạch đập (đau giật giật), có thể kèm theo nôn, buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, trước khi đau có thể có một số triệu chứng báo trước: rối loạn thị giác, rối loạn ngôn ngữ. Tuy nhiên, có khi bệnh có các biểu hiện phức tạp đòi hỏi phải có sự chẩn đoán phân biệt với các loại bệnh nhức đầu khác bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân chưa rõ ràng
Nguyên nhân của bệnh nhức nửa đầu chưa được giải thích rõ ràng mà chỉ có một số giả thuyết cố gắng làm rõ một phần cơ chế bệnh sinh. Cơn đau xuất hiện có thể do sự tham gia của nhiều yếu tố như: do mạch máu ở đầu (đau do trước co mạch sau đó lại dãn mạch), do một số chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, do sự tích tụ bất thường canxi bên trong tế bào thần kinh… Người ta còn ghi nhận, ở phụ nữ cơn đau nửa đầu nhiều khi liên quan đến thời điểm trước khi hành kinh. Bệnh không đưa đến tử vong nhưng làm cho người bệnh khổ sở vì các cơn đau đầu tái diễn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cần có chỉ định thuốc
Về thuốc, người ta chia ra làm 2 loại: loại thuốc điều trị cắt cơn migraine và loại thuốc phòng ngừa cơn.
Loại thuốc điều trị cắt cơn migraine: đây là loại thuốc được dùng khi cơn đau xảy ra, lại được phân làm 2 loại.
Loại thuốc không chuyên biệt (non-specific) là thuốc chỉ trị triệu chứng làm giảm đau trong trường hợp đau nhẹ, gồm có thuốc giảm đau (aspirin, paracetamol) hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID: naproxen, diclofenac, ibuprofen…). Người ta còn dùng thuốc giảm đau phối hợp với metoclopramid (Primperan) để giúp thuốc giảm đau dễ hấp thu hơn và nhất là làm giảm triệu chứng nôn thường kèm theo chứng nhức nửa đầu.
Ở ta hiện nay, thuốc điều trị cắt cơn migraine hay được dùng là dihydroergotamine kết hợp với metoclopramide. Trong điều trị cắt cơn, sau khi dùng liều khởi đầu có thể dùng liều lặp lại sau 30 phút đến 1,2 giờ (tùy theo biệt dược). Cần lưu ý đến các tác dụng phụ có hại của thuốc: gây viêm loét dạ dày tá tràng đối với aspirin và các NSAID, ảnh hưởng đến mạch máu của dihydroergotamine, mệt mỏi, chóng mặt, có cảm giác ép chặt ngực đối với sumatriptan.
Loại thuốc phòng ngừa cơn đau migraine: đây là thuốc giúp cho việc tránh các cơn đau tái phát (nếu chỉ điều trị cắt cơn không thôi, các cơn đau sẽ tái diễn như cũ). Thuốc dùng phòng ngừa gồm nhiều loại: propranolol (thuốc ức chế beta thường được dùng trị cao huyết áp), flunarinine (thuốc ức chế canxi, ngăn chặn sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh), amitriptyline (thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng), pizotifen (thuốc kháng serotonin)… Ta thấy có nhiều loại thuốc được dùng để phòng ngừa cơn và việc lựa chọn thuốc thích hợp chỉ có thể dựa vào kiến thức chuyên môn của bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc này tùy theo thể trạng, sự dung nạp thuốc của người bệnh vào hiệu quả của thuốc (làm giảm số lần cơn đau, cường độ đau) và tác dụng phụ có hại của thuốc. Thí dụ như người bệnh bị hen suyễn thì không được dùng propranolol. Các thuốc dùng để phòng ngừa cơn đều có tác dụng phụ từ nhẹ như gây buồn ngủ, làm tăng trọng (pizotifen) đến gây hội chứng thần kinh ngoại tháp (flunarizine).
Thuốc men thôi chưa đủ
Phần trình bày về thuốc ở trên cho thấy việc dùng thuốc trong điều trị và phòng ngừa bệnh nhức nửa đầu là phức tạp. Đối với người thường xuyên bị nhức đầu và nghi bị bệnh nhức nửa đầu, tốt nhất nên đến khám ở bác sĩ. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh và chỉ định thuốc đúng đắn. Bác sĩ sẽ chọn thuốc tốt nhất điều trị cắt cơn phối hợp với thuốc phòng ngừa cơn. Rất cần có sự hợp tác tốt giữa người bệnh và thầy thuốc bởi vì việc dùng thuốc cần phải đủ liều, đủ thời gian. Thời gian điều trị cắt cơn ít nhất là 2 - 3 tháng kể cả khi không còn cơn đau.Thuốc phòng ngừa cơn thường chỉ cho hiệu quả sau khi dùng vài tháng và phải theo đúng chỉ dẫn về thời điểm dùng thuốc, cách giảm liều dần dần như thế nào.
Khi điều trị bệnh nhức nửa đầu, ngoại việc dùng thuốc nên lưu ý tránh các yếu tố khởi phát hoặc làm tăng cơn đau, như: tránh dùng rượu bia, chocolate, bột ngọt (mì chính), sự căng thẳng thần kinh-tâm lý (stress), phụ nữ thì tránh dùng thuốc ngừa thai có chứa estrogen.
Người bệnh cần có chế độ giấc ngủ phù hợp, tránh thức khuya hoặc rối loạn giấc ngủ. Chế độ lao động và sinh hoạt tránh căng thẳng kết hợp với luyện tập thư giãn. Nhiều khi phải cải thiện điều kiện môi trường như nơi ở phải có ánh sáng phù hợp và tránh nhiều tiếng động. Người bệnh cần thông tin biết về tình trạng bệnh, cách dùng thuốc và cách theo dõi tiến triển của bệnh.
PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét