VOV.VN - Canh cua đồng có nhiều canxi, rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho
sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Cua đồng là món ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt. Vào
ngày hè nóng bức, phần lớn trong các bữa ăn của gia đình Việt không thể
thiếu món canh cua nấu canh mồng tơi, canh cua nấu rau tập tàng, canh
cua nấu hoa thiên lý ăn cùng với cà muối.
Canh
cua đồng có nhiều canxi, rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe
nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Những sai lầm
sau đây bạn cần tránh khi ăn và chế biến canh cua đồng. Cứ trong 100g
thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt
pho...
Không nấu canh từ cua chết
Rất
nhiều bà nội trợ thường mua cua xay sẵn ở ngoài chợ rồi về lọc rồi nấu.
Tuy nhiên, cách làm này lại chứa nhiều hiểm họa không lường mà nhiều
người không ngờ tới. Bởi vì khi làm cua, nhiều người bán hàng đã tiếc rẻ
nên không loại bỏ những con cua chết. Trong cua chết có chứa thành phần
hóa học mang tên histidine, có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng,
nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng
histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
Bạn
nên tự tay chọn cua đồng còn sống và chọn những con cua cái mới ngon vì
cua cái chắc thịt hơn cua đực. Cua ngon là cua cái to khoảng ngón chân
cái. Khi làm phải bẻ hết bụng dưới của chúng đi. Bạn không được chọn con
cua cái đang đẻ và con cua quá non vì cua non nước sẽ bị hoi.
Không ăn cua sống
Ở
nhiều vùng quê, người dân có thói quen ăn gỏi cua sống, nhưng thực ra
điều này rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng hút máu
phổi, nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ
rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”.
Nang trùng loại
trùng hút máu ký sinh trong phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể
xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt. Nếu nó
xâm nhập vào các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống … còn dẫn
tới những hậu quả nghiêm trọng hơn. Một nguyên tắc cần tuyệt đối tuân
thủ là phải nấu kỹ cua đồng trước khi ăn.
Không ăn đi ăn lại
Các
bà nội trợ cần lưu ý, khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử
dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất
dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn
có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa,
việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có
thể thịt cua bị biến chất, gây độc.
Không uống trà, ăn quả hồng gần với thời gian ăn canh cua
Cua
rất giàu protein còn trong nước trà và quả hồng lại chứa tanin. Tanin
có thể kết hợp với protein trong cua gây kết tủa tạo ra các triệu hứng
lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy... Chú ý: trong và sau khi ăn
canh cua khoảng 1 tiếng, bạn không nên uống nước trà. Vì khi vào cơ thể
trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi
cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến
đau bụng đi ngoài.
Hồng và canh cua không nên ăn
cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể
làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại
trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi
ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy
hiểm đối với sức khỏe.
Những ai không nên ăn cua:
Phụ nữ có thai
Phụ
nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn
cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của
trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá
thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ
dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
Người
bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn
cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn. Trong gạch cua có chứa
một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết
áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị
ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.
Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch
Cua
đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều
cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt
nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù
không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ
khiến bệnh chuyển biến nặng.
Người bị hen, cảm cúm
Theo
Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những
người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì
tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục.
Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt
đối.
Người bị bệnh gout
Có
2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ
nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến
bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng
làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức,
sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.
Người mới ốm dậy
Hệ
tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian
dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn
dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau
bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu
chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử
dụng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét