Một đại dịch kinh hoàng đã bao trùm toàn châu Âu chỉ trừ Iceland và Phần Lan trong những năm 1346-1353, cướp đi sinh mạng của 50 triệu người. Nhân loại gọi đó là “Cái chết đen”.
Đúng như tên gọi của nói, "Cái chết đen" đã gây ra những hậu quả đáng sợ cho lịch sử nhân loại, làm chết khoảng 60% dân số châu Âu vào thế kỷ 14.
Được biết, dân số châu Âu vào thời điểm đó vào khoảng 80 triệu người, có nghĩa là có khoảng 50 triệu người đã chết.
Những con số này đã làm “mờ” đi những thương vong kinh hoàng của Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Nguồn gốc của Cái chết đen
Theo các sổ sách ghi chép lại tại thời điểm đó, thảm họa này bùng phát là do bệnh dịch hạch gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis lây lan thông qua loài bọ chét sống trên chuột.
Khi đã bị nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân được dự tính là có thể sống sót trong vòng từ 60 đến 180 ngày.
Ban đầu, người ta nghĩ rằng "Cái chết
đen" có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng nghiên cứu mới cho thấy rằng nó
đã bắt đầu xuất hiện vào mùa xuân năm 1346 ở vùng thảo nguyên, từ bờ
biển phía tây bắc của Biển Caspian vào miền nam nước Nga.
Cái chết đen bao trùm gần như khắp châu Âu
Vào thời điểm đó, tuyến đường đường tơ
lụa giữa Trung Quốc và châu Âu bị cắt đứt. Theo đó, "Cái chết đen"đã xâm
nhập từ phía đông qua Nga về phía tây châu Âu, và “dừng chân” ở biên
giới Mông Cổ giáp với Nga.
Kết quả là, Nga đã trở thành nơi đầu tiên xuất hiện "Cái chết đen" ở châu Âu.
Bệnh dịch hạch cũng xuất hiện ở châu Âu
vào mùa thu năm 1346, khi quân đội Mông Cổ tiến sang trạm giao dịch cuối
cùng các nhà buôn người Ý tại khu vực Kaffa (ngày nay là Feodosiya) ở
Crimea.
Qua con đường thương mại, bệnh dịch đã lan tới được cả những thôn xa xôi nhất và bị cô lập.
Các con tàu giao thương làm thúc đẩy
nhanh quá trình truyền bệnh. Với tốc độ trung bình của tàu thời đó
khoảng 40km/ngày, như vậy, "Cái chết đen" dễ dàng di chuyển 600km trong 2
tuần.
Quá trình “sinh sôi nảy nở” của bệnh dịch
Ở Địa Trung Hải, Marseilles được xem như
là trung tâm truyền bệnh lớn đầu tiên. Vào đầu tháng 3 năm 1348, cả bờ
biển của Lyon và Địa Trung Hải phía Tây Ban Nha đều bị dịch bệnh tấn
công. Sau 2 tháng, bệnh dịch hoành hành cả ở 2 miền bắc và nam Tây Ban
Nha.
Một tàu bệnh dịch hạch khác đã khởi hành từ Bordeaux đến Rouen ở Normandy (Pháp) vào cuối tháng 4/1348.
Ở đó, vào tháng 6 cùng năm, một ổ dịch
bệnh nữa tiếp tục di chuyển về phía tây Brittany, phía đông nam Paris
(Pháp) và về phía bắc Hà Lan.
Những cái chết đau đớn từ bệnh dịch
Ngày 24/6/1348, dịch xuất hiện tại thị trấn Melcombe Regis phía nam của Anh, một phần của Weymouth ngày nay ở Dorset.
Tàu chính là phương tiện để bệnh dịch
lan truyền nhanh hơn. Đó là lý do toàn bộ nước Anh bị nhiễm bệnh vào năm
1349, ổ dịch đầu tiên là ở Grimsby.
Ở Bắc Âu, nạn dịch đã đến Oslo (Na Uy)
vào mùa thu năm 1348, do một con tàu có hợp đồng thương mại với Na Uy từ
đông nam nước Anh. Sau đó, nó lan rộng ra khỏi Oslo dọc theo các tuyến
đường chính trong nội địa và trên cả ổ dịch của Oslofjord.
Đầu tháng 7 năm 1349, thị trấn Bergen bị
nhiễm bệnh. Bệnh dịch hạch lan sang Đan Mạch và Thụy Điển vào đầu tháng
7; vào cuối năm 1350 hầu hết các vùng lãnh thổ đã bị tấn công.
Sự bùng nổ của "Cái chết đen" ở thị trấn
Elblag, Ba Lan vào ngày 24 tháng 8 năm 1349, là một cột mốc mới trong
lịch sử của Cái chết đen.
Vào mùa xuân năm 1350, một ổ bệnh dịch
hạch Bắc Đức được hình thành, đã lây lan về phía nam tại nơi đã bị nhiễm
bệnh vào vào mùa hè năm 1349 từ Áo và Thụy Sĩ.
Napoleon đã không thành công trong việc xâm lược Nga. Hitler cũng thế. Nhưng "Cái chết đen" đã làm được.
Nó có mặt tại thành phố Novgorod vào cuối mùa thu năm 1351 và đến thị trấn của Pskov.
Trong năm 1353, Moscow và biên giới Golden Horde cũng bị nhiễm dịch bệnh. Ba Lan đã bị vùng bệnh Elbing và Bắc Đức đánh bại.
Toàn châu Âu chỉ có Iceland và Phần Lan
tránh được "Cái chết đen" bởi 2 quốc gia này không có nhiều hoạt động
giao lưu trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Dường như nó rất may mắn khi
không có bất cứ khu vực nào bị nhiễm bệnh.
Thảm kịch chưa từng có trong lịch sử
Nếu nói về nguyên nhân làm chết nhiều người nhất trong lịch sử thì "Cái chết đen" giữ vị trí số 1.
Cái chết đen là một thảm kịch chưa từng có trong lịch sử
Các nhà nghiên cứu đã cho rằng "Cái chết
đen" cướp đi 20-30% dân số của châu Âu thời bấy giớ. Tuy nhiên, đến năm
1960, các nghiên cứu chỉ ra rằng, số lượng tử vong phải gấp đôi số đó.
Nghiên cứu chi tiết các số liệu tử vong cho thấy, hai đặc điểm đáng chú ý liên quan đến tỉ lệ tử vong gây ra bởi bệnh dịch hạch:
"Mức tăng đột biến của tỷ lệ tử vong gây
ra bởi "Cái chết đen", và sự giống nhau đáng kể về mức độ tử vong, từ
Tây Ban Nha ở Nam Âu đến Anh".
Dịch hạch tác động rất lớn đến xã hội
châu Âu và là động lực của sự thay đổi cũng như phát triển từ thời Trung
cổ đến thời cận hiện đại.
Một bước ngoặt lịch sử, cũng như một
thảm kịch nhân loại, "Cái chết đen" giai đoạn 1346-1353 là chưa từng có
trong lịch sử loài người.
(Tri Thức Trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét