Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Cún khóc - Truyện Lê Mai



 
Bạn tôi kể: 



Bỗng… một hôm, nhà anh xuất hiện rất nhiều chuột. Chuột đủ loại: Chuột Cống – Chuột Đồng – Chuột Chù – Chuột Nhắt… Chúng quá thể lắm, chẳng coi ai ra gì. Chúng chạy nhảy tùy tiện, tớn tở nô đùa, rúc rích tán tỉnh… Chúng mở vung nồi cơm, chúng hất nắp thùng gạo, chúng xô đổ chai lọ, chúng gặm nát giấy tờ… Nhiều con còn tò mò, vô giáo dục ngó nghiêng tận giường ngủ vợ chồng anh. Tớn lên, chúng còn cắn cả ngón chân, ngón tay đau buốt. 



Không chịu được, vợ anh ra chợ mua ngay những tấm keo dính chuột. Người bán hàng dặn: lối nào chuột hay đi thì đặt tấm keo dính vào đấy. Vợ anh rải khắp nhà: cạnh nồi cơm, thùng gạo; dưới gầm giường, gầm tủ; trên nóc bếp, xà nhà… Nhưng… keo chỉ dính được tay vợ, chân con và áo quần của khách. Keo dính chuột thành keo dính người. Chuột vẫn chạy vẫn phá. Vợ anh hậm hực đi mua bẫy. Bẫy cũng giăng khắp nhà. Vợ chồng anh nằm giường căng tai dõi nghe tiếng bẫy sập. Nhưng… bẫy chỉ sập được ngón tay của con, chuột vẫn chạy vẫn phá. Quá tức, vợ anh dùng biện pháp sinh tử: đánh bả! Những ống thuốc diệt chuột mang nhãn MADE IN CHINA được mua về, trộn đều, dầm thẫm những miếng thịt thơm nức. Nhưng… chẳng diệt được con nào, vì chuột nhà anh giở ngón ăn chay. Linh hoạt, vợ anh trộn thuốc với những món chay. Nhưng cũng chẳng diệt được con nào vì chúng lại đồng loạt chuyển sang ăn mặn. Vợ anh ngửa mặt than: chịu! 



Vợ chịu thì anh ra tay. Anh dùng sức mạnh tổng hợp. Anh trộn đều thuốc với cả món mặn lẫn món chay rồi giăng bẫy theo binh pháp Tôn Tử. Anh giăng bẫy khắp nơi theo kế “Hoa nở trên cành”. Cẩn thận hơn, mỗi nơi đặt mồi anh đặt món chay xen món mặn theo kế sách “Bỏ mận lấy đào”. Kế sách của anh thành công đến mức ngoài dự tính. Chuột chết hàng loạt. Con chết trong nồi cơm. Con ngoẻo trong bể nước. Con tử trong túi áo. Con tỏi dưới gầm giường. Vợ chồng con cái anh lổm nhổm bò khắp nhà thu lượm xác chuột. Nhưng chỉ hôm sau hơi thối đã tràn ngập ngôi nhà. Mùi thối ngày càng nặng, khó chịu, khó thở hơn cả tiếng chuột kêu, chuột phá. Anh ngửa mặt than: đúng là vinh quang cay đắng! 



Thế mà cũng chỉ bình yên được một tuần. Rồi thì lại chuột từ dưới cống đùn lên, lại chuột từ hàng xóm kéo đến. Vợ anh lo lắng, kéo anh ra một chỗ kín đáo quan sát cảnh chuột nhà anh ăn mật. Chai mật ong chỉ còn hơn nửa, miệng chai nhỏ, có tài thánh cũng không rúc đầu vào nổi. Thế mà, chẳng hiểu nó học được kinh nghiệm từ lớp tập huấn nào mà loáng một cái, nó đã thò được đuôi vào chai ngoáy mật, rồi ra một chỗ ngồi, vểnh đuôi lên, ung dung liếm mật. Vợ anh không nói, lo lắng kéo anh ra một chỗ kín đáo quan sát ổ trứng gà. Quả trứng to. Con chuột nhỏ. Anh cười, nói với vợ: lần này thì thách kẹo. Con chuột chẳng nói gì, lặng lẽ giang rộng bốn chân ôm quả trứng, rồi bất ngờ lăn đùng lăn ngửa ra đất. Quả trứng nằm gọn trong lòng. Những con chuột khác sà vào cắn đuôi nó kéo đi. Khoa học – công nghệ hết mức. Anh lác mắt bảo vợ: con này bét cũng tiến sĩ. Vợ anh lo lắng hỏi: Anh thấy không, có tận mắt chứng kiến những cảnh này mới biết mình bất lực. Hết cách. 



Anh tủng tẳng nói: Hết là thế nào! Dùng công nghệ sinh học. Mày dùng mẹo sâu thì ông có công nghệ cao. Vợ anh hỏi, anh bảo: nuôi chó, nuôi rắn mà diệt chuột chứ còn thế nào. Nghe anh nói, vợ anh thở phào, nhẹ nhõm, buột miệng khen: Giỏi, giỏi lắm! Lần đầu tiên em thấy cái sự học của anh là có ích. Chứ cứ viết vớ viết vẩn lợi đâu chẳng thấy, có ngày mang vạ vào thân. Để em đi chợ xách con mèo về nuôi, anh nhé. Anh nổi cáu vô cớ, gắt: Không nuôi mèo. Năm thì mười họa mới vồ được con chuột nhắt mà cứ ra vẻ ta đây, quăng con mồi chỗ này, quẳng con mồi chỗ kia, dền dền dứ dứ… sốt ruột. Gặp con chuột to, chuốt cống thì lỉnh. Lại còn lươn lẹo, thông đồng cả với lũ chuột mới kinh. Chẳng phải ngẫu nhiên mà đồng dao có câu: 



Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đồng xa

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.

 

Đã thế lại còn lúc nào cũng như đoan trang, dịu dàng, hiền thục. Đến ngày động đực mới lòi mặt thật ra. Đêm đêm anh ả lồng lộn ngao ngao trên mái nhà, chẳng còn kín đáo, tế nhị. Mua con chó mà nuôi. Vợ anh vặc lại: Chó… chó… chó em không nuôi. Anh còn nhớ con Milu, Mila nhà ông Dũng không? Mồm cứ xoen xoét chó nhà anh khôn lắm, chỉ cắn trộm không cắn khách. Mình tưởng thật… nào ngờ… nó tợp cho một nhát. Thế là phấp phỏng lo âu cả tháng trời. Ngày nào cũng phải lọ mọ đạp xe đến nhà ông ấy thăm hỏi sức khỏe con chó. Cứ nghĩ đến là kinh đến già. Anh ôn tồn nói: Cứ như em thì nhà mình chỉ còn nước nuôi rắn. Thôi, nghe anh, cứ mua lấy con chó. Nhớ đừng mua giống Tây Tàu – Âu Á gì cả. Cứ mua con chó ta, anh mang tiêm phòng dại là xong. Chó nó thật thà, được việc. 



Quả đúng. Từ ngày nhà nuôi chó, chuột nhà anh biệt tích. Con chó suốt ngày lùng sục, săn bắt chuột. Nó bắt chuột cũng nhiều nhưng cũng có phần là do sợ vía nó mà chuột dạt hết sang nhà hàng xóm. Vợ chồng con cái anh mừng lắm. Vợ anh bảo: nó xứng đáng có một cái tên. Anh gật đầu bảo: Phải! Vợ anh lại nói: là Giôn, là Nic hay Milu, Mila… Anh nhăn mặt bảo: Em chỉ sính ngoại. Vợ anh cãi: Ngoài xã hội cái gì chẳng mang tên ngoại. Các siêu thị, nhà hàng, trung tâm, khách sạn… có cái nào mang tên ta không? Thời buổi kinh tế thị trường, giao lưu toàn cầu cái tên cũng phải tây tây một tý mới sang, mới đảm bảo tính hiện đại. Anh đuối lý, nói yếu ớt: Phải… phải. Để anh tính. 



Là Giôn, là Nic… không được. Xóa bỏ hận thù, hướng tới tương lai cơ mà. Đặt tên nó là Bíp em ạ. Bíp chứ không phải là Bin. Bíp… Bíp… nghe dân tộc mà hiện đại, lại giữ vững lập trường. Vợ anh cười tít mắt, buột miệng khen: Tên hay, tên hay, kín mọi nhẽ. Đúng là có học có hơn. Anh sướng âm ỉ. Và, con chó có lẽ cũng hài lòng với cái tên chủ đặt. 



Nhưng rồi… có sự cố. Ra đường, nó cứ cắm đầu mải miết chạy theo ô tô. Hóa ra đường phố loạn xạ tiếng còi xe: bíp bíp… bíp… Anh lo lắng bảo vợ: có lẽ phải đổi tên cho nó ngay. Đà này, không khéo nó bị tai nạn ô tô, xe máy ngay trong tháng an toàn giao thông này chứ chẳng chơi. Vợ anh gật đầu xác nhận: Anh nói phải. Lần này anh đừng Tây Tàu gì nữa, cứ thuần Việt mà đặt. Ông ra ông – thằng ra thằng đừng nửa dơi nửa chuột. Anh bảo: Em nói đúng. Vàng, Mực, Vện, Đốm… thuần Việt cả đấy nhưng nghe quê quá. Lớ xớ còn bị hiểu lầm. Anh đặt cho nó là Cún. Cún có được không em? Cún! Nghe vừa thuần Việt, thuần chủng vừa tình cảm. Vợ anh buột miệng khen: tên hay, được lắm. Không như cái tên Bíp. Chẳng biết có bíp được ai không, hay chỉ bíp chính mình. Cún! Giỏi lắm. Các cụ mình từ ngàn xưa thường vẫn gọi cháu chắt yêu dấu của mình là Cún con anh nhỉ. Cún. Hay, hay tuyệt. Vừa tình cảm vừa truyền thống. Anh vui với niềm vui của vợ. Cún mừng với niềm vui của chủ. 



Tháng năm vùn vụt trôi… Đến một ngày như bao ngày khác, anh đang ngồi đọc báo với chú Cún dịu dàng cuộn dưới chân. Bỗng, Cún bật mình nhỏm dậy, mồm gầm gừ tức giận, mắt vằn những tia uất hận mà bất lực. Sao thế nhỉ? Mọi lần nó lao như tên bắn, mềm mại dũng mãnh như cọp beo. Anh ngước mắt nhìn theo ánh nhìn của Cún. Thì ra, trên xà nhà, nóc nhà có tới bốn năm con chuột đang khả ố trêu ngươi nó. Anh chợt hiểu. Xoa đầu Cún sẻ chia mà anh như thầm thĩ cả với lòng mình: chuột nó leo cao đến thế này thì… chẳng phải chỉ mày mà ngay cả tao cũng bất lực. Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời thôi Cún. Không làm gì được chúng nó đâu. Đành làm ngơ mà sống chung với chuột. Chuột dạo này nó leo cao quá, Cún ơi! 



Cún lắc đầu, xoay người nằm nghiêng, hết nhìn anh lại nhìn lũ chuột nghênh nghênh diễu hành trên xà nhà, nóc nhà. Có con còn khả ố đái một bãi xuống nền nhà vừa lau sạch bóng. Nếu có cánh, khéo chúng còn bay kín trời giỡn mặt anh và Cún cho mà xem. Những lời động viên chân thành của anh không làm Cún vui lên được. Mắt nó ươn ướt, khẽ rên ư ử. 



Hình như Cún… khóc!


Chuyện Lạ : CHĂN TRÂU GIỮA SAIGON

Ngày đi chăn trâu, tối về ngủ trong ống cống, tắm nhờ các lán trại công trình và bắt cá làm bữa ăn, cứ vậy ông Văn Đức Tời (52 tuổi) sống nhiều năm qua ở khu đô thị Thủ Thiêm.
Nằm bên bờ sông Sài Gòn, khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) đang dần thành hình. Đại công trình vẫn còn ngổn ngang với nhiều khu đất trống, cỏ mọc rậm rạp là nơi thích hợp để ông Văn Đức Tời (52 tuổi, quê Nghệ An) thả đàn trâu gần 30 con.
Ông Tời cùng gia đình đã chuyển vào thị xã Dĩ An (Bình Dương) sinh sống. Ông có 4 người con, cả 3 người đã lập gia đình. Trước kia ông nuôi heo nhưng không có lời nên 5 năm nay chuyển sang nuôi trâu. “Tôi thường sang Campuchia mua những con trâu gầy, bé về vỗ béo để bán lại”, ông cho biết.
Ở thành phố không trồng hoa màu, lại nhiều khu đất công trường rộng cỏ mọc um tùm như quận 2 là điểm thích hợp để ông Tời thả trâu bò.
Hàng ngày, ông chỉ việc thả trâu đi ăn dạo, đến chiều thì dắt về ở bãi đất trống công trình. Những lúc rảnh, ông đi cắt thêm cỏ ngon cho đàn trâu ăn.
Để “tăng gia sản xuất”, những lúc trâu thong thả nhai cỏ, ông còn đi nhặt sắt vụn. “Ở khu Thủ Thiêm có khá nhiều sắt do người ta thi công còn sót lại, mình nhặt được về tích lũy bán”, ông nói.
Sống kiểu du mục, tài sản quý của ông là những con trâu hàng chục triệu. Còn vật “bất ly thân” là ca nước lúc nào cũng có đá, ông thường xuyên mang theo. “Có chiếc điện thoại ‘đập đá’ pin tắt nguồn suốt. Còn cái xe máy để lâu lâu về thăm nhà thì lúc nào cũng phải khóa kỹ, tôi bị mất xe một lần rồi”, ông Tời chia sẻ.
Ông kể, cứ dăm bữa bảy ngày lại đi ra các vũng nước trũng, hố công trình giăng lưới bắt cá. Có ngày ông thu được hàng chục ký cá. Có bữa nhiều quá, ông mang ra đường bán.
Đến chiều tối, ông tự kiếm củi đốt lửa vừa để giữ ấm cho trâu và ngăn muỗi đốt. Ông cho biết, không làm chuồng nhưng ở khu vực này, thả rông trâu bò cả đêm cũng không ai bắt mất.
Cứ nửa năm ông bán một lứa, sau khi trừ từ tiền lãi vay mượn để mua trâu thì lãi được vài chục triệu. “Lứa này có được mấy con nghé do bầy trâu đẻ được nên cũng tạm ổn”, ông vừa nói vừa vuốt ve con nghé.
Cả ngày lang thang bên ngoài, đến tối gặp chòi nào của công nhân công trình ở khu đô thị là ông xin vô tắm.
Gần như cả công nhân ở đại công trình đều biết đến “ông Tời chăn trâu”. Ông kết thân với chú Bảy, làm bảo vệ công trình và góp tiền nấu cơm mỗi tối. Còn ban ngày, ông chủ đàn trâu ăn cơm bụi.
5 năm qua, cuộc sống của ông gần như gắn bó với những bãi cỏ, công trình ngổn ngang ở bán đảo Thủ Thiêm. Việc chăn thả trâu buộc ông phải sống kiểu du mục, nay đây mai đó. Chỗ ngủ của ông khi thì là lán trại của công nhân công trình, lúc lại là ống cống. “Ngủ ở đây nhiều muỗi lắm nên tôi phải đốt nhang. Nhưng trước giờ chỉ đúng một lần bị sốt rét, sức khỏe tôi vẫn tốt lắm”, ông chia sẻ.
Hỏi về gia đình, ông tâm sự: “Vợ con cũng khuyên tôi về nhà mà sống chứ lang bạt kỳ hồ làm gì. Nhưng tôi thấy sống vậy cũng thoải mái, con cái lớn rồi nên không phải lo lắng. Chỉ cần còn sức khỏe, tôi vẫn làm tiếp. Bữa nào nhớ nhà quá thì chạy về, chỉ cách vài chục km thôi”, ông nói.
 
 Theo Quỳnh Trần- VNF

Thơ: Siêu Trăng Rụng Đáy Hồ,Nào Có Gì Đâu,Núm Mồ



 SIÊU TRĂNG RỤNG ĐÁY HỒ

Hài cốt nằm sâu dưới đất mồ,
Người ta  tưởng nhớ cõi nam vô.
Ruộng nương thiếu nước hoa màu chết,
Nấm mộ đầy gai dại cỏ khô.
Mấy tháng mưa to gây lụt lội,
Ngập nhà nước xoáy nóc còn nhô.
Đôi khi lẫn lộn thiên tai hại,
Chẳng hiểu siêu trăng rụng đáy hồ...

Mai Xuân Thanh

Ngày 15 tháng 11 năm 2016.
HỌA VẬN :
     
    NÀO CÓ GÌ ĐÂU
               Trăm năm nào có gì đâu,
          Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì !
                            Cung Oán ngâm khúc

Chung cuộc rồi ai cũng nấm mồ,
Chạy trời không khỏi nắng chui vô.
Minh quân danh tướng thân tàn rã,
Tài tử giai nhân thể xác khô.
Giàn đậu giàn dưa mưa rả rít,
Tàu tiêu tàu chuối đóm lô nhô.
Ngàn năm sau nữa ngàn năm nữa,
Cũng vẫn  ô  hô  tử  hỉ  hồ !

                               Đỗ Chiêu Đức



Bài Hoạ :
     Núm Mồ 

Xơ xác cỏ khâu một núm mồ ,
Đường về cuối nẽo phải chui vô .
Mưa dầm nước lũ xác thân rã ,
Nắng cháy gió vàng xương cốt khô .
Hiu quạnh thưa dần mộ chí viếng ,
Mơ màng đúng hẹn bóng trăng nhô .
Thiên thu nằm đấy quên trần thế ,
Một chiếc lá rơi thoáng mặt hồ !
          Mailoc

“Ướp xác” ở nhiệt độ -196 độ C: Giấc mơ “trường sanh bất tử” của nhân loại

Tạm ngưng cuộc sống bằng phương pháp đông lạnh rồi đánh thức dậy sau hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm là điều không ít người tin và bỏ ra cả gia tài để thực hiện.

Trong việc này, chỉ có một trở ngại duy nhất, nhưng lại là lớn nhất: khi nước đông cứng lại thành đá, nó đã phá hủy các tế bào.
Ở Mỹ, có hàng nghìn người đang mong được đông lạnh sau khi chết. Có đến 5 hãng kinh doanh thị trường đầy tiềm năng này.
Hiện nay, gần 70 di hài đã được thả vào trong các thùng đổ đầy nitơ lỏng, và hàng trăm người còn sống đã đăng ký dịch vụ này.
Họ đều hy vọng trở lại với với cuộc sống sau 20, 50 hay 100 năm, khi mà các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp chống lại thứ bệnh đã cướp đi tính mạng của họ, hoặc đã có cách để chống lại tuổi già.
Tuy nhiên để có hy vọng phục sinh, nhất thiết bạn phải là người giàu có. Quá trình đông lạnh và bảo quản cơ thể tốn trên 150.000 USD.
Những người ít tiền hơn có thể chọn giải pháp khác, kinh tế hơn gọi là neuro. Đó là chỉ có phần đầu của người chết được giữ trong môi trường đông lạnh, chủ yếu để giữ lấy não, cơ quan quyết định bản chất của người muốn hồi sinh.
Hugh Hixon, kỹ thuật viên của Alcor Cryogenics, một trong 5 hãng đông lạnh nổi tiếng, cho biết:
Não bộ của người tham gia dịch vụ có thể được ghép với một cơ thể sinh sản vô tính của chính mình đã bỏ não, hoặc với một thể xác khác đã được cải thiện theo kiểu người hùng Rambo hoặc là thông tin của bộ não sẽ được chuyển vào một người máy thông qua máy tính…
Ướp xác ở nhiệt độ -196 độ C: Nhân loại đang tiến 1 bước đến sự bất tử? - Ảnh 1.
Cơ thể người đông lạnh trong các bồn tại Quỹ kéo dài đời sống Alcor tại Arizona, Mỹ. Ảnh: Reuters

Để thực hiện được những lý thuyết đó, trước hết các thân thể và bộ óc kia phải vượt qua một quãng thời gian dài mà vẫn không bị hư hỏng nhiều. Đúng là cái lạnh có khả năng giữ gìn.
Nó làm chậm lại và chấm dứt quá trình phân hủy ở nhiệt độ -196oC (nhiệt độ của nitơ lỏng).Nhưng nếu sự thối rữa không xảy ra, thì các tử thi được ướp lạnh vẫn có thể thức dậy nhưng trong tình trạng bị thủng lỗ chỗ…
Thủ phạm ở đây là sự đóng băng. Ngay khi vượt quá ranh giới 0oC, nước (chiếm đến 70% cơ thể chúng ta) bắt đầu chuyển thành băng. Nó tăng 9% khối lượng và kết tinh. Những tinh thể này đặc biệt có hại cho cơ thể.
Nếu quá trình đông lạnh diễn ra từ từ, những viên đá đó sẽ được hình thành bên ngoài tế bào, đồng thời cô lập những phân tử nước của chất lỏng trong cơ thể. Kết quả là tất cả những thành phần trong chất lỏng đó sẽ bị hòa tan trong lượng chất lỏng mỗi lúc một thu nhỏ.
Dung dịch bên ngoài sẽ đặc hơn dung dịch bên trong tế bào và tạo thành lực hút nước từ bên trong tế bào ra ngoài. Hiện tượng này sẽ làm tan vỡ tế bào.
Ngược lại với quy trình trên, nếu quá trình làm lạnh đẩy nhanh, các tế bào không có thời gian để mất nước. Băng sẽ hình thành ngay bên trong tế bào và các tinh thể xé rách các lớp màng.
Hiển nhiên là trên lý thuyết có tồn tại một quá trình làm lạnh lý tưởng, không làm tổn hại đến các tế bào.
Nhưng áp dụng nó đồng bộ với tất cả các tế bào của một tử thi nặng 70kg vẫn còn là một “nhiệm vụ bất khả thi” (vì mỗi loại tế bào cần một điều kiện bảo quản khác nhau, trong khi cơ thể người thì có hàng trăm nghìn loại tế bào như vậy).
Một số động vật máu lạnh, như ếch rừng, thích nghi rất tốt với nhiệt độ khắc nghiệt. Vào mùa đông, loài lưỡng cư này có khả năng sống sót sau hai tuần với 65% lượng nước trong cơ thể ở dạng băng. Bí mật của chúng là không bao giờ để các tinh thể hình thành bên trong tế bào.
Để thực hiện được điều đó, cơ thể ếch có những phân tử chứa gluco, đóng vai trò một công cụ chống lạnh ngấm vào bên trong tế bào và ngăn cản sự đông đá.
Kết quả là các phân tử nước tự do có liên kết với nhau, nhờ vậy quá trình đóng băng diễn ra chậm hơn. Và với nhiệt độ thấp, cho đến -8oC (dưới nhiệt độ này ếch sẽ chết), phía bên trong của tế bào vẫn còn chất lỏng.
Lấy ý tưởng từ khả năng của ếch, các chuyên gia kỹ thuật của công ty Alcor đã thử truyền cho khách hàng của mình chất glycerol. Tuy nhiên đối với các chuyên gia trong lĩnh vực ướp xác thì đây chưa phải là giải pháp tối ưu.
Họ cũng đã tính đến giải pháp sử dụng các chất chống đông lạnh. Mục đích là lưu trữ các tế bào ở nhiệt độ -196oC, nhằm bảo quản các bộ phận trong cơ thể, phục vụ việc cấy ghép.
Hiện tại, các nội tạng được bảo quản trong môi trường trên 0oC một chút. Với nhiệt độ này, một trái tim có thể giữ được 4-6 tiếng, chỉ đủ để các bác sĩ làm các xét nghiệm cần thiết trước khi cấy ghép.
Truyền chất lỏng đóng băng
Nhờ vào các chất chống đóng băng khác nhau, các chuyên gia ướp xác ngày nay đã có thể giữ được các tế bào đơn lẻ dưới 0oC mà không bị hư hại, ví dụ như hồng cầu, tinh trùng, các tế bào gan, tim, xương hay cả một nhóm nhỏ tế bào như các phôi chưa phát triển (từ 4 đến 8 tế bào), các van tim và thậm chí một vài mô đơn giản như da hay giác mạc.
Tuy nhiên, các bộ phận nguyên vẹn như trái tim, gan hay thận được giữ ở nhiệt độ -196oC, sau đó được phục hồi thì đều không thành công.
Nguyên nhân là vì mỗi cơ quan được hợp thành từ hàng triệu tế bào rất khác nhau, mỗi loại lại có những yêu cầu đặc biệt (ví dụ như tế bào tụy sản xuất ra insulin, chống lại sự đông lạnh nhanh, trong khi tế bào khác, tiết ra glucagon, lại không chịu được bất kỳ một chất chống đóng băng nhanh nào…)
Giả sử các nhà khoa học có thể xác định được những điều kiện trung bình phù hợp với tất cả tế bào, thì cũng khó có thể áp dụng một cách đồng thời với toàn bộ cơ thể.
Các tế bào nằm ở bề mặt đông lạnh nhanh hơn các tế bào ở trung tâm, các tế bào nằm cạnh động mạch (người ta truyền chất chống đóng băng lạnh qua động mạch) sẽ được cung cấp tốt hơn các tế bào ở xa.
Thủy tinh thay thế băng giá
Không chịu, các chuyên gia kỹ thuật đổi hướng sang một phương pháp mới: thủy tinh hóa. Với kỹ thuật không còn băng giữa các tế bào, mà là một chất vô định hình giống như thủy tinh.
Như vậy, khi nhiệt độ được giảm nhanh xuống -130oC thì các chất lỏng tồn tại một cách lộn xộn và không đóng băng được.
Nhờ đó, tế bào vẫn giữ được hình thể ban đầu, và “thủy tinh” đã ngăn khoảng trống giữa các tế bào không làm biến đổi cấu trúc của các bộ phận cơ thể.
Đây được coi là kỹ thuật lý tưởng để giữ được một bộ phận hay cả cơ thể người. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ là lý thuyết vì các nhà khoa học đã nhiều lần thử nghiệm trên một bộ phận cơ thể, nhưng vẫn chưa thành công.
Nếu tế bào không chết vì nhiễm độc chống đóng băng (thường gây độc ở những chỗ tập trung nhất), chúng cũng chết vì bị xé rách bởi các tinh thể hình thành lúc hâm nóng lên, nếu quá trình hâm nóng không đủ mạnh…
Mặc dù vậy, Geogory M. Fahy, chuyên gia thủy tinh hóa các nội tạng, vẫn rất lạc quan. Trong phòng thí nghiệm, ông tiếp tục thử nghiệm những hợp chất chống đóng băng mới, ít độc hơn. Và các chuyên gia của Alcor cũng không bỏ cuộc.
Trong cuốn sách của mình, họ giải thích rằng trong một tương lai gần, con người sẽ chế ngự được những công nghệ siêu nhỏ trong hệ thống tuần hoàn máu.
Nhờ khả năng hoạt động độc lập, các cỗ máy này sẽ được lên chương trình để sửa chữa hết phân tử này đến phân tử khác, ngăn chặn mọi tổn hại gây ra do quá trình đông lạnh, tuổi tác, bệnh tật và cái chết.
Tất nhiên cho đến nay, tất cả mới chỉ là chuyện khoa học viễn tưởng.
Nguồn sưu tầm: Cuốn “Bí ẩn của nhân loại”, trang 102-106, NXB Từ điển bách khoa.

Thêm công trình nghiên cứu bác bỏ tác dụng của việc uống vitamin D

  Chúng ta đều biết rằng các loại thực phẩm chức năng chứa vitamin D được quảng cáo là giúp củng cố xương và cơ bắp là khá phổ biến.

Theo CTV News, các nhà khoa học ở Đại học Auckland, New Zealand và Đại học Aberdeen, Anh, lại cho rằng uống vitamin D là vô nghĩa. Bản thân cơ thể người tự sản sinh ra vitamin D dưới tác động của các tia nắng Mặt trời và vitamin D giúp duy trì lượng canxi quan trọng đối với xương, răng và cơ bắp. 

Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng vitamin được bổ sung từ bên ngoài vào cơ thể không hề làm cho xương cứng cáp lên, không làm giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ hoặc ung thư. Giáo sư Mike Bolland viết trên tờ The British Medical Journal (BMJ) rằng một chế độ ăn uống cân bằng và tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời là đủ để có được một lượng vitamin cần thiết mỗi ngày. Ngoại lệ là những người bị thiếu hụt vitamin nghiêm trọng.

Hầu hết mọi người đều có đủ vitamin vào mùa xuân và mùa hè. Tuy nhiên, trong mùa thu và mùa đông, khi Mặt trời không chiếu sáng quá nhiều thì phải dựa vào nguồn thực phẩm để cung cấp vitamin – đó là  thịt đỏ, cá béo, lòng đỏ trứng và sữa. Tuy nhiên, cũng có chuyên gia vẫn tin rằng vitamin từ thực phẩm là không đủ và bổ sung thực phẩm chức năng chứa vitamin D trong những tháng mùa đông và mùa thu có thể có lợi, hoặc ít nhất là không có hại.

Mặc dù vậy, các nghiên cứu mới nhất cho thấy dùng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin D là vô nghĩa.

Vũ Trung Hương

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Radio FM 974:Miến Điện: Bỏ Rakhine Mà Đi - Nơi Người Thiểu Số Rohingya Không Còn Đất Sống

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 28/11/2016

             Hàng ngàn rồi hàng ngàn, người thiểu số Rohingya, ở vùng Rakhine, một tỉnh miền tây bắc Miến Điện, theo nhau vượt thoát đến biên giới Đông Hồi, với hy vọng thoát khỏi bị hiếp dâm và tra tấn của quân lính chính quyền trong những ngày bạo động tàn khốc kéo dài vài tuần qua.
    Nhiều người cho báo chí ngoại quốc biết họ đã bị hiếp dâm, tra tấn hoặc bất lực đứng nhìn nhà cửa của mình cháy rụi và thân nhân gia đình bị xử bắn một cách tàn bạo. Nghẹn ngào trong nước mắt, bà Lalu Begum, mắt mày xơ xác, nói rằng, hễ quân lính tìm được bất cứ một đứa con trai nào trên mười tuổi thì họ bắn chết liền tại chỗ, đàn ông cũng bị quân lính bắt đem đi mà không biết đi đâu và số phận ra sao, khi quân lính tràn vào làng, họ phải bỏ nhà cửa chạy đi, không biết ông chồng giờ còn sống hay đã chết. Bà Begum hiện đang tạm trú tại trại tỵ nạn Kutupalong, ở phía nam Đông Hồi cũng nói thêm, có rất nhiều đàn bà con gái cùng làng đã bị quân lính hiếp dâm thô bạo, một khi họ thấy người nào dễ nhìn, đẹp mắt, họ giả vờ vào xin nước uống, và khi đã vào trong nhà, họ dùng bạo lực đe dọa ra tay cưỡng bức sau đó.
    Theo ước lượng, có khoảng hơn một triệu người sắc tộc Rohingya sống ở tỉnh Rakhine, nơi họ được xem là những người thiểu số vô tổ quốc, chính quyền Miến chính thức không nhìn nhận người Rohingya, cho họ là những người Bengali di dân bất hợp pháp, mặc dù, tính từ cội gốc, người Rohingya đã sống ở Miến qua nhiều thế hệ. Một nhân viên của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, ông John McKissick, có văn phòng ở Đông Hồi nói rằng, người sắc tộc Rohingya là những người bị áp bức cao nhất trên thế gới, dường như, qua vụ bạo động xảy ra ở Rakhine, mục đích của chính quyền Miến là, nhằm quét sạch hẳn sắc dân thiểu số này.
    Những người tỵ nạn Rohingya tại trại Kutupalong đã bỏ lại nhà cửa, ra đi vào lúc nửa đêm, âm thầm lẩn trốn từng làng này qua làng khác, để tránh bị quân lính phát hiện, rồi đến được con sông Naf, từ đây họ tìm mọi cách vượt qua bên kia sông vào đất Đông Hồi. Gia đình bà Begum đi mất bốn ngày đêm sau khi làng bà bị quân lính nổi lửa đốt cháy, họ thay đổi chỗ trốn luôn luôn, nhờ vậy bà mới tới được biên giới, dọc theo đường, không biết bao nhiêu người đã chết hay mất tích, một người khác, bà Nassima Khatun, em dâu của bà Begum, lúc ra đi gia đình có tất cả sáu người thì ba người đã chết, chồng và đứa con trai bị quân lính bắn, một đứa con khác lạc mất không tìm ra. Báo chí ngoại quốc có mặt tại trại tỵ nạn Kutupalong, tìm cách kiểm chứng tin tức và hình ảnh bạo động ở Rakhine, được xem trên các trang mạng hay điện thoại di động nhưng không thành công vì theo cách gọi của LHQ thì, vùng Rakhine hiện là “vùng khóa kín”, báo chí và nhân viên cứu trợ không làm sao vào được, họ có liên lạc với chính quyền Miến, yêu cầu cho họ tới đó, để có thể, có được con số người tỵ nạn chính xác cho công việc cứu trợ nhưng chưa được trả lời.
    Với nhiều người tỵ nạn Rohingya, tới được biên giới Đông Hồi không có nghĩa là đã không còn đau khổ nữa, chính quyền Đông Hồi hiện đã kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn vì lý do an ninh và cũng để đuổi họ quay trở lại Miến vì không còn khả năng lo liệu nữa, hàng ngàn từ Miến đã vượt vào bên trong đất Đông Hồi rồi và theo chính quyền Đông Hồi, có hàng ngàn người nữa đang tụ tập tại biên giới. Đông Hồi đã cho mời đại sứ Miến ở Dhaka, đến để bày tỏ sự quan tâm của họ về những gì đang tiếp tục xảy ra ở Rakhine sau khi quân đội Miến tràn vào đó. Chính quyền Miến phủ nhận và bác bỏ những báo cáo về chà đạp nhân quyền ở Rakhine, cho rằng, quân đội chỉ hành động để truy lùng thủ phạm, đã tấn công giết chết chín người lính biên phòng hôm 9 tháng 10 mà thôi, cũng theo lời của thông tấn xã Miến, kể từ đó, có hơn 100 người bị giết và khoảng 600 người khác bị bắt. Theo ông Mckissick thì chính quyền Miến đang thi hành một sự trừng phạt tập thể đối với cộng đồng sắc tộc Rohingya vịn vào lý do trên.
    Trong bản tường trình của tổ chức nhân quyền mới đây, cho biết, họ ước lượng có khoảng 1250 căn nhà của người Royingha đã bị quân lính đốt cháy, chính quyền Miến phủ nhận và nói rằng, chính bọn nổi loạn, tấn công quân lính đã làm nên chuyện này. Bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ của đảng cầm quyền hiện tại, người được giải thưởng Nobel, và từng đấu tranh cho dân chủ, bị giới quan sát thời cuộc chỉ trích mạnh mẽ vì đã hoàn toàn im lặng, không thấy lên tiếng gì về việc này, vì thế, theo họ, dường như chính phủ dân chủ dân sự của Miến chưa nắm được quyền kiểm soát khối quân đội còn lại trong chính quyền. Một số báo chí tây phương đã liên lạc với văn phòng của bà Suu Kyi, hỏi ý kiến trong nhiều lần nhưng cho tới nay vẫn không nhận được trả lời.
    Vụ bạo động mới đây nhất, bắt đầu vào đầu tháng mười, khi một số quân nhân và sĩ quan cảnh sát bị giết bởi một nhóm khoảng 300 người đàn ông, có võ trang, theo như lời báo chí trong nước tường thuật, vì vậy, quân đội Miến Điện đã cho lùng xét tìm bắt thủ phạm, gây cho hàng chục người sắc tộc Rohingya chết và 230 chục người bị bắt giam. Tỉnh Rakhine là nơi sinh sống của phần lớn người Hồi giáo Rohingya, mà người ta gọi là “sắc tộc thiểu số vô tổ quốc”, bị kỳ thị và áp bức trong nhiều thập niên qua. Chính quyền Miến từ khước nhìn nhận hai chữ “Rohingya” và xem họ là những người di dân Bengali bất hợp pháp. Qua sự việc xảy ra, người ta trông đợi ở chính phủ dân sự Miến, đặc biệt là bà Aung San Suu Kyi, có giải pháp nào đó nhằm chấm dứt hành động của quân đội, tuy nhiên, theo hiến pháp được chế độ quân phiệt tam đầu chế Miến trước đây soạn ra, quân đội vẫn còn duy trì 25% số ghế dân biểu trong quốc hội và giữ quyền quyết định về những vấn đề an ninh của quốc gia, quân đội Miến Điện hay “Tatmadaw”, được đặt dưới sự chỉ huy của trung tướng Min Aung Hlaing, người do cựu tướng chủ tịch Than Shwee đưa lên thế ông ta năm 2011, xem ra, chính phủ dân sự được dân chúng Miến bầu lên không làm gì khác hơn được.
    Không chần chừ, bà Begum cho biết, chính vì sự thụ động của chính quyền mà bà phải bỏ đi, tại làng quê nơi mà bà sinh sống, không còn ai là người hồi giáo Rohingya ở đó nữa, tất cả đã trốn chạy hết rồi, với bà Nassima Khatun, và hàng trăm người tỵ nạn khác, sẽ nghĩ tới chuyện trở lại Miến Điện khi nào bạo động thật sự chấm dứt, những gì gọi là tài sản có được của họ đã bỏ lại đó, bỏ tất cả để giữ được mạng sống, thì làm thế nào có thể quay lại, Khatun lắc đầu ngao ngán, quay lại để bị  quân lính Miến bắn chết hay sao. Bà Begum, Khatun, và hàng ngàn người Royingha khác, không còn một sự lựa chọn nào khác hơn, là phải bỏ Rakhine mà đi, vì ở đó họ không còn đất sống.

Thuyên Huy
Mon 28.11.201

Đã tìm ra nguyên nhân tại sao Sahara trở thành sa mạc

  •   Nếu được hỏi sa mạc Sahara làm chúng ta liên tưởng tới điều gì thì chắc chắn nhiều người sẽ nói là sự nóng bức nhưng họ không biết tại sao lại xảy ra điều này.


  • Tuy nhiên, theo một công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, đã làm sáng tỏ được rằng chính sự giá lạnh xảy ra khoảng 5.000 năm trước đây đã biến Sahara thành sa mạc như những gì chúng ta chứng kiến hiện nay.
    Các chuyên gia đã nghiên cứu dấu vết của bụi cát bị gió thổi từ Sahara vượt qua một phần lục địa châu Phi và Đại Tây Dương tới Bắc Mỹ và các đảo Bahamas. Kết quả là, các nhà khoa học đã  thấy sự thay đổi số lượng bụi trong vòng 23.000 năm.
    Hóa ra trong khoảng thời gian bắt đầu từ 11.000 năm trước và kết thúc 5.000 năm trước, lượng bụi đó nhỏ hơn so với hiện nay khoảng hai lần. Các chuyên gia cho rằng trong giai đoạn đó, Sahara là vùng đất xanh tươi hơn nhiều so với hiện nay và nước ở đó cũng nhiều hơn hẳn. Điều này được chứng minh qua một số phát hiện khảo cổ, nơi trước đây đã từng tìm thấy các lưỡi câu cổ đại ở một số nơi trong sa mạc Sahara mà ngày nay con người không sống nổi.
    Các nhà khoa học đã tìm cách lý giải tại sao Sahara lại trở thành sa mạc. Theo họ, cát của sa mạc Sahara phản chiếu ánh sáng Mặt trời, làm cho bề mặt biển gần đó lạnh đi 0,15 độ C. Điều này ngăn chặn mưa và khiến lốc xoáy bỏ qua sa mạc. Đồng thời, trong thời gian lạnh xảy ra 5.000 năm trước, quá trình trên diễn ra một cách tự nhiên, dẫn đến sự hình thành sa mạc, còn bụi cát mà các chuyên gia đã nghiên cứu, không hề đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sa mạc hóa.

    Vũ Trung Hương
     
  •  

Lâu đài Pembroke cổ kính của xứ Wale


Lâu đài Pembroke là một lâu đài thời trung cổ ở Pembroke, West Wales. Nằm cạnh sông Cleddau, lâu đài là nơi đặt trị sở ban đầu của lãnh địa bá tước của Pembroke. Năm 1093, Roger của Montgomery đã xây dựng tòa lâu đài đầu tiên tại địa điểm này khi ông củng cố đất trong cuộc xâm lược Norman với xứ Wales.
02blackerby-wales-tmagarticleLâu đài Pembroke
Một thế kỷ sau lâu đài này đã được Richard I. Marshall trao cho William Marshal, Richard I. Marshall sau đó trở thành một trong những người có quyền lực mạnh mẽ nhất ở nước Anh thế kỷ 12, ông đã cho xây dựng lại Pembroke bằng đá và đã tạo ra hầu hết các cấu trúc còn lại ngày nay. Tòa lâu đài đã trải qua các đợt phục chế quan trọng trong đầu thế kỷ 20.
15Là nơi sinh sống của nhiều chú thiên nga trắng
Lâu đài Pembroke là bối cảnh ấn tượng làm nên những thước phim ngọt ngào đang “làm mưa làm gió” tại các rạp trong mùa hè này. Lâu đài được lấy làm bối cảnh dinh thự nhà Traynor – “bia mộ tuổi trẻ” nơi anh chàng Will Traynor trở về “cố thủ” trong tuyệt vọng sau một vụ tai nạn kinh hoàng biến anh từ một nhà ngân hàng trẻ tuổi, thành công được các cô gái vây quanh thành một người yếu ớt, vô vọng trên chiếc xe lăn. Đó cũng là nơi nảy nở tình yêu kỳ diệu giữa Will và cô nàng “tắc kè hoa” Lousia.
mbu5-1465060530859Xung quanh lâu đài là 1 hồ nước rộng lớn trong veo
Trong Me before you, nhân vật Will nhắc về lâu đài Pembrok giống như “bia mộ tuổi trẻ” của mình. Thế nhưng tòa lâu đài nguy nga, hoành tráng ấy lại chính là niềm kiêu hãnh của mảnh đất này. Chẳng có ai lại không ước ao một lần được chạy trên tường thành lâu đài Pembroke để rồi được phóng tầm mắt ngắm nhìn đại dương thăm thẳm hay đồng cỏ xanh tới bất tận.
Tòa lâu đài cổ kính, những con đường lát đá xưa cũ với nước phim đẹp, với những cảnh sắc đẹp tựa như bức tranh sơn dầu của những họa sĩ theo trường phái Phục Hưng ngày trước đã mang đến những cảnh quay tuyệt vời
du-lich-pembrokeshire-anh-quoc-mytour-9Cánh đồng cỏ xanh mướt bên cạnh lâu đài nguy nga tráng lệ
du-lich-pembrokeshire-anh-quoc-mytour-2Khung cảnh tráng lệ lung linh bên mặt hồ nước kì ảo
Nhiều năm qua, Pembrorke thuộc sở hữu của gia đình Phillips. Nó vẫn là lâu đài thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất ở xứ Wales. Vấn đề kiểm soát do gia đình Phillips cùng hội đồng thị xã Pembroke quản lý. Xung quanh lâu đài Pembroke (miền Tây xứ Wales – Vương quốc Anh) là một vùng sông hồ đẹp như tranh vẽ và rất nhiều thiên nga tung tăng bơi lội.
du-lich-pembrokeshire-anh-quoc-mytour-4Nhìn từ xa lâu đài như một tòa thành vững chắc
Lâu đài vẫn mở cửa thường xuyên cho khách du lịch với tư cách là một di tích lịch sử khi Pembroke Castle có một vai trò hàng đầu trong việc định hình lịch sử của nước Anh. Trong chuyến viếng thăm, du khách có thể khám phá mê cung của đường hầm và tháp, lên đài quan sát cao nhất, thưởng thức một bữa ăn ngoài trời tuyệt vời hay bữa ăn trưa trong quán cà phê phong cách cổ.
Địa Điểm Du Lịch tổng hợp / Theo khampha.vn

Hồn ma đêm Giáng Sinh (Báo Mai )

  Hồn ma đêm Giáng Sinh _ câu chuyện vượt qua lòng tham quỷ dữ Tất cả chúng ta đều từng gặp những người tham lam, và dường như với họ không ...