Trong bộ phim “The Day After Tomorrow” (tựa tiếng Việt: Ngày kinh hoàng) trình chiếu năm 2004, các dòng hải lưu trên thế giới ngừng di chuyển do hiện tượng ấm lên toàn cầu, dẫn đến một cơn bão thảm họa quét sạch các thành phố lớn.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy lượng CO2 trong nước biển sẽ tăng gấp đôi vào năm 2100. Nếu đúng vậy, các dòng hải lưu có thể ngừng chảy vào năm 2400. Theo báo Anh Daily Mail, các chuyên gia tại Viện Hải dương học Scripps của Trường ĐH California ở TP San Diego (bang California - Mỹ) cho rằng các mô hình khí hậu hiện nay đánh giá quá thấp mức độ bất ổn của dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC).
Đây là thành phần quan trọng của hệ thống khí hậu trái đất, giúp chuyển nước ấm về phía Bắc và sau đó chuyển nuớc lạnh về lại phía Nam.
Các dòng hải lưu Đại Tây Dương,
trong đó dòng nước ấm và nông hơn di chuyển lên phía Bắc (màu đỏ), dòng nước
lạnh hơn, sâu hơn, di chuyển về phía Nam (màu xanh) Ảnh: NATURE
Chuyên gia Lưu Vĩ, người dẫn đầu
nghiên cứu, nói: “AMOC sụp đổ sẽ khiến Bắc Đại Tây Dương và các khu vực lân cận
trở nên băng giá”. Các nhà nghiên cứu sử dụng kịch bản lượng CO2 trong
nước biển tăng lên gấp đôi để phân tích ảnh hưởng đối với AMOC.
Lượng CO2 tăng khiến băng tan ở Bắc Cực và đảo
Greenland, dẫn tới lượng lớn nước ngọt tràn vào đại dương. Từ đó, sự cân bằng
giữa nước ngọt và nước biển của AMOC bị phá vỡ, làm nó bị gián đoạn. Kết quả,
dòng hải lưu sẽ ngừng lại 300 năm sau khi lượng CO2 tăng lên gấp đôi. Khi đó,
Bắc Đại Tây Dương lạnh đột ngột, kéo dài tới biển băng Bắc Cực. Nhiệt độ ở Bắc
Đại Tây Dương có thể giảm 2,4 độ C và khu vực phía Tây Bắc châu Âu giảm mạnh
tới 7 độ C.Huệ Bình- Báo Người Lao Động
kinh quá
Trả lờiXóa