Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

FM974:Nhật Bản: Công Chúa Mako – Từ Bỏ Tất Cả Cho Tình Yêu




Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 22/05/2017

      Mấy ngày qua, tin công chúa Mako, cô cháu gái lớn của hoàng đế Akihito, sẽ từ bỏ tước vị hoàng gia, để kết hôn với một người thường dân, đã làm bùng nổ lại vụ tranh cải về chuyện chỉ có con trai, mới được nối ngôi vua của triều đại Nhật Bản, một triều đại lâu dài nhất trên thế giới.

    Theo đạo luật bảo thủ truyền thống Nhật, thì bất cứ một người phụ nữ của hoàng gia, sẽ bị mất tước vị nếu kết hôn với người thường dân, cô công chúa 25 tuổi Mako đã đính hôn với người bạn đồng nghiệp Kei Komuro, cùng làm tại một văn phòng luật pháp, cũng tuổi 25, ở Tokyo, người ta lo ngại, nếu sự việc này thật sự xảy ra, vương triều Nhật xem ra, sẽ bị ít nhiều thiếu hụt con số con trai kế vị. Hiện tại, Nhật Bản cũng đang bối rối vì chiếu văn vào năm rồi, của hoàng đế 83 tuổi, Akihito, trong đó cho biết ý định ông sẽ thoái vị vì tình trạng sức khỏe không tốt, ông e rằng, sẽ không còn đủ khả năng chu toàn bổn phận của mình. Trong hai thế kỷ qua, không có một hoàng đế nào của Nhật thoái vị, và luật lệ hoàng gia hiện thời cũng không cho phép chuyện này nhưng, trong khi quốc hội Nhật đang phải cứu xét bản dự thảo cho một đạo luật mới, để hoàng đế Akihito được làm điều này, dường như không có gì thay đổi trong việc chỉ có con trai mới được lên nối ngôi.

    Công chúa Mako gặp Komuro, trong một lần cô hoạt động cho chiến dịch quảng bá du lịch của thành phố Fujisama như là một “Công chúa của Biển Cả”, khi cả hai đang theo học tại trường đại học “International Christian” ở Tokyo, công chúa Mako là cô con gái lớn của hoàng tử Akishino, người con trai nhỏ nhất của hoàng đế Akihito. Con trai lớn của hoàng đế Akihito và cũng là người sẽ nối ngôi, đông cung thái tử Naruhito, không có con trai, cho nên người kế tiếp là Akishino, rồi đứa con trai mười tuổi của ông này, hoàng tử Hisahito sẽ tiếp tục, trước khi hoàng tử Hisahito sinh ra, năm 2006, chuyện có thể cho phép phụ nữ kế ngôi được đem ra tranh luận nhưng phe bảo thủ lập luận rằng, điều này sẽ đi ngược lại và phá vỡ cái truyền thống lâu đời chưa hề xảy ra trong triều đại 2600 năm, vốn chỉ có con trai mới được nối ngôi. Theo luật Nhật, hoàng đế Akihito và hai người con trai được phép lập gia đình với người thường dân bên ngoài, và vợ của họ sẽ mặc nhiên trở thành người của hoàng gia.

    Tuy nhiên công chúa Mako, phải từ bỏ mọi tước vị hoàng tộc như dì của cô, công chúa Sayako, người con gái duy nhất của hoàng đế Akihito đã làm. Sau cái đám cưới bình thường, đơn giản, năm 2005, Sayoko dọn vào một căn nhà một phòng ngủ của một chung cư ngoại ô, học tự lái xe, đi chợ lần đầu tiên trong đời, mặc dù quyền lợi bổng lộc hoàng gia không còn nhưng công chúa Sayako được chánh phủ Nhật cho phép nhận số tiền trợ giúp hơn một triệu Mỹ kim. Ngay lúc này, có bảy người của hoàng gia tuổi dưới ba mươi, trong số họ, sáu người, gồm cả công chúa Mako, chưa lập gia đình và cũng là những người sẽ mất tước vị hoàng gia nếu thành hôn với người thường dân, như vậy hậu quả sẽ là cho triều đại Nhật Bản thiếu người kế vị. Giải pháp duy nhất, hiện đang bàn cải, là sửa đổi luật hoàng gia cho phép con gái sinh ra trong gia đình hoàng tộc có thể tiếp tục giữ tước vị, để có thể có cơ may gia tăng con số con trai cần có nối ngôi. Trở lại chuyện công chúa Mako, việc đính hôn được xem, là chính thức, sau khi có sự trao đổi quà tặng với nhau nhưng nó được dự tính sẽ loan báo ngày gần đây, hôn lễ vào năm tới, theo tin của đài truyền hình NHK tường thuật, được báo chí phỏng vấn hôm thứ tư tuần này, anh Komuro nhúng vai không có ý kiến nhưng chỉ nói rằng, tới lúc đó anh sẽ nói.

    Nhân vụ tin công chúa Mako chấp nhận từ bỏ bổng lộc hoàng gia, báo chí Nhật một lần nữa, nhắc lại chuyện của công chúa Sayako, hiện giờ hai chữ công chúa đã không còn gọi theo tên. Người con gái độc nhất của hoàng đế Akihito, đã tự nguyện từ bỏ tất cả những gì mà cô có để kết hôn với anh Yoshiki Kuroda, một công chức của chính phủ, bắt đầu cuộc sống của một người thường dân, nấu ăn, đi bầu cử, đóng thuế và làm công việc nội trợ. Buổi cử hành hôn lễ, diễn ra hết sức đơn giản do vị hòa thượng trụ trì đền Ise Shrine chủ lễ với ba mươi người khách, trong trang phục với chiếc áo dài trắng trơn, đeo xâu chuỗi hạt trai cũng trắng, công chúa Sayako, giã biệt hoàng cung và những vườn cây xanh ngắt giữa kinh thành Tokyo, được xe đưa ra, chầm chậm ngang qua đám đông, khoảng 6 ngàn người, vui mừng chúc tụng để đến một khu tiếp tân của một khách sạn nhỏ gần đó.

    Mặc dù lễ thành hôn của công chúa Sayoko xem ra quá nhỏ nhoi, so với những đám cưới của hoàng gia trước nhưng lại có một ảnh hưởng đáng kể, ở một quốc gia mà người dân kính hoàng đế như một vì thượng đế cho tới năm 1946, ghi tên công chúa Sayoko Kuroda vào tờ khai gia đình của chồng, tầng lớp thường dân, là một sự vứt bỏ với quá khứ. Hoàng hậu hiện tại, Michiko, là một người thường dân kết hôn với hoàng tử, nhưng đám cưới của công chúa Sayoko là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, một công chúa đã đi ngược lại truyền thống gia đình. Với công chúa Sayoko, hôn nhân có ý nghĩa là một sự điều chỉnh khiêm nhượng của cuộc đời và cô đã sẳn sàng cho nó. Cô đã chuẩn bị cho một ngày mới trọng đại của mình, cô học lái xe hơi, đi chợ búa, đi mua sắm bàn ghế quảng cáo trên báo chí. Theo đài truyền hình NHK, mới đầu hai vợ chồng công chúa Sayoko dọn đến một căn nhà một phòng ngủ, một phòng ăn và một nhà bếp, đợi mùa xuân tới sẽ tìm một chỗ ở tương đối khá, nhiều tiện nghi hơn.

    Nói chuyện với báo chí, Sayoko cho biết, cô muốn học hỏi mọi thứ của cuộc sống mới như là một thành viên trong gia đình chồng, mặc dù Sayoko đã được nuối nấng và lớn lên bởi kẻ hầu người hạ nhưng giờ đây, cô sẽ bỏ hẳn việc làm bán thời của mình để trở thành một người nội trợ toàn thời, theo tờ nhật báo Asahi Shimbun, độc giả đã lên tiếng đau lòng khi nghe tin cô phải tự lau chùi sạch sẽ bàn ghế thuê mướn sau khi dọn đến nhà mới. Sayoko rồi cũng phải vất vả với đời, một phần lớn số tiền “ban ân” từ chánh phủ Nhật đã dùng cho căn nhà mới, trong tương lai, cô sẽ phải lo liệu chi phí với số tiền lương giới hạn của chồng, hiện là một “kế hoạch viên đô thị” của chánh quyền thành phố Tokyo. Tuy vậy, Sayoko cảm thấy hài lòng và sung sướng với những cái gọi là tự do mà mình đang có, hơn là không hề có trong cung điện hoàng gia, ở đó, có nhiều lúc Sayoko buồn bã không ít vì chuyện suy sụp  tinh thần của anh mình, đông cung thái tử Naruhito và vợ của ông là công chúa Masako, trong thâm tâm, hoàng đế cũng như hoàng hậu từng lập đi lập lại là, bày tỏ ý muốn rằng, con cái của họ có thể vui hưởng những cái bình thường trong đời sống, ví dụ như được đạp xe đạp rong chơi như những đứa trẻ thơ ngoài đường phố.

    Vì tình yêu, công chúa Sayako đã chấp nhận rời bỏ cung điện hoàng gia, sống cho mình, một cuộc sống giản dị bình thường như con chim bỏ lồng son, vỗ đôi cánh bay xa sau những năm dài tù túng, công chúa Mako cũng không khác gì hơn, cũng có cùng ước mơ như người dì của mình, không lâu, một ngày nào đó, công chúa Mako sẽ từ biệt cung điện ra đi, một lần đi chắc không có gì tiếc nuối.

Thuyên Huy

Mon 22.05.2017

*Ghi chú thêm: tin mới nhất, quốc hội Nhật Bản đã thông qua đạo luật, đồng ý để hoàng đế Akihito được thoái vị như ý ông muốn vào hôm thứ bảy.





     

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...