BS.Karl Landsteiner (a3nh Wikipedia)
Vào thế
kỷ thứ 19, nhiều nghiên cứu cho hay sự truyền máu chỉ thành công nếu
được thực hiện ở những thành viên cùng chủng loại. Thêm vào đó có những
tiến bộ trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và đã giúp giảm thiểu đáng kể
những rủi ro trong khi truyền máu. Tuy vậy, rủi ro vẫn còn rất nhiều.
Loại Máu
Vào năm
1900, bác sĩ người Áo tên là Karl Landsteiner (1868-1943) tự cho mình có
trách nhiệm tìm hiểu xem tại sao sự truyền máu lại thất bại. Khi đó ông
đang làm việc tại University of Vienna.
Karl pha
một hỗn hợp gồm 30 nhóm máu của năm đồng nghiệp và của chính mình. Ông
thấy rằng khi làm như vậy sẽ tạo ra sự kết tụ của các hồng huyết cầu.
Nhưng có một điều đặc biệt là sự kết tụ này không xảy ra đối với mọi
nhóm. Karl kết luận rằng kết tụ hay không là tùy thuộc vào sự hiện diện
hay không của hai kháng nguyên nằm ở mặt ngoài hồng huyết cầu. Nhắc lại
kháng nguyên là những yếu tố giúp cho cơ thể sản xuất ra kháng thể. Ông
ta đặt tên là kháng nguyên A và B.
Hai trong
số các đồng nghiệp của ông có hồng cầu mang kháng nguyên A và hai kháng
nguyên B. Khi máu của mỗi nhóm hòa lẫn thì chúng sẽ kết tụ lại với
nhau. Khi máu của Karl và đồng nghiệp không dính lại với nhau khi được
pha lẫn thì Karl quyết định rằng các tế bào máu đó không có kháng nguyên
nào và gọi đó là máu nhóm O, có nghĩa là số không.
Karl gặp
rất nhiều may mắn. Vì nghiên cứu của ông chỉ được thực hiện với một con
số rất nhỏ cho nên về phương diện thống kê có thể là tất cả đều có máu
cùng nhóm. Đặc biệt hơn nữa là về sau này người ta mới khám phá ra rằng
các nhóm máu không phân chia đồng đều. Chẳng hạn như bên Anh, 46% dân
chúng ở nhóm 0 và 9% có nhóm B.
Thực vậy,
mãi tới năm 1902, sau khi nghiên cứu thêm, Karl mới biết rằng mình đã
bỏ sót một nhóm máu khác. Đó là các hồng huyết cầu AB với cả hai kháng
nguyên. Cho tới khi đó có ít nhất 14 nhóm máu khác nhau được tìm ra.
Đáng
tiếc, những khám phá về A-B-O của Karl quá lớn mà vinh dự đến với ông
quá trễ. Mãi tới năm 1930 Karl mới nhận được giải Nobel cho công việc
quan trọng của mình về các nhóm máu.
Sau đó
Karl di cư từ Áo sang Hoa Kỳ và làm việc chuyên về nghiên cứu tại
Rockefeller Institute for Medical Research tại New York. Cũng tại đây
vào năm 1927 ông tìm ra group máu MN. Rồi tới năm 1936 ông xuất bản tác
phẩm The Specificity of Serological Reaction để giúp thành hình khoa học
về miễn dịch. Ông tiếp tục khám phá thêm về các vấn đề liên quan tới
máu và đây là điều rất quan trọng, nhất là khi đó đang có World War II,
khi mà nhu cầu về máu rất quan trọng đối với các chiến sĩ bị thương.
Các Rhesus Factor
Vào năm
1939, hai khoa học gia Hoa kỳ là Philip Levine và Rufus Steton cho hay
một trường hợp bất thường. Một thiếu phụ bị sẩy thai sau tám tháng có
bầu. Vì xuất huyết quá nhiều, bà được truyền máu của người chồng có cùng
nhóm O với mình. Bà bị phản ứng dữ dội mặc dù cả hai đều cùng nhóm như
nhau. Theo các nhà khoa học trên, huyết thanh của người vợ đã làm cho
hồng cầu của người chồng kết tụ với nhau. Khi họ hòa lẫn huyết thanh của
bà vợ với hồng cầu của 104 người cho máu tất cả cùng group O thì 80 mẫu
máu kết tụ với nhau.
Các nhà
khoa học này kết luận, hồng cầu của người vợ không có một kháng nguyên
nào đó. Bà đã tạo ra kháng thể sau khi tiếp xúc với thai nhi. Thai nhi
này lại thừa hưởng kháng nguyên của người cha. Khi vợ nhận được máu của
chồng, kháng thể của vợ tấn công hồng huyết cầu của chồng và tạo ra một
phản ứng khiến vợ suýt nữa mất mạng.
Cùng khi
đó thì Karl nghiên cứu sự truyền máu giữa những chú khỉ Indian Rhesus và
thỏ và chuột lang. Ông ta thấy kháng nguyên Rhesus do những chú thỏ và
chuột lang không những chỉ khiến cho hồng huyết cầu của khỉ kết tụ với
nhau mà đồng thời cũng có phản ứng tương tự ở sáu trong số bảy người da
trắng tại thành phố New York. Theo Karl, cả khỉ và đa số dân Nữu Ước đều
có cùng loại kháng nguyên và ông ta gọi là những ‘Rhesus factor’. Như
vậy, cả những chú khỉ và đa số dân Nữu Ước đều Rhesus dương (Rh +), còn
máu những người không bị ảnh hưởng là ‘Rhesus Âm’ (Rh-). Nhiều nghiên
cứu khác cho hay các kháng nguyên Rh có thể còn tìm thấy ở huyết thanh
những người đã có phản ứng trầm trọng sau khi được truyền với loại máu
coi như thích hợp.
Tuy
nhiên, sự khám phá này, dù quan trọng vì giúp sự truyền máu hầu như an
toàn, cũng còn nhiều khó khăn cho sức khỏe thai nhi. Vào năm 1941, căn
cứ vào những khám phá vĩ đại của Karl, hai nhà khoa học Levine và Steton
thấy rằng phụ nữ đã bị sảy thai đều Rh- và người chồng đều Rh+. Ngoài
ra, đa số sảy thai mà đã chết đều mang bệnh gọi là “loạn nguyên hồng cầu
erythroblastosis foetalis.” Đây là bệnh thường xảy ra trong một số gia
đình mà nguyên nhân chưa được biết. Các nhà nghiên cứu cho hay đây là
một trong nhiều bệnh với cùng một nguyên nhân: Sự bất đồng về Rhesus
giữa mẹ và thai nhi. Ngày nay, bệnh này còn được gọi là bệnh loãng máu
của thai nhi. Với sự thành công của Karl, các bà mẹ đều được khuyên là
nên đi thử về kháng nguyên rồi điều trị
BS.Nguyen Y Duc (VOA.VN)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)
Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2) Như ta đã biết, trong bài trước《T...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
bệnh gì cũng khổ
Trả lờiXóa