Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Những trường hợp sống sót ngoạn mục trong thế kỷ 19 (Từ vnexpress)

Những câu chuyện sống sót hy hữu cho thấy sự kiên cường và sức mạnh tiềm ẩn của con người khi đối mặt nghịch cảnh.

nhung-truong-hop-song-sot-ngoan-muc-trong-the-ky-19
Trại tập trung Sumter, tức nhà tù Andersonville là mồ chôn hàng nghìn tù nhân trong thời kỳ Nội chiến Mỹ. Ảnh: History
Trại tập trung Sumter, hay còn gọi là nhà tù Andersonville do chính phủ Liên bang miền Nam thành lập khét tiếng vì sự tàn bạo, đông đúc và dơ bẩn, theo Out door revival.
Andersonville là mồ chôn của 13.000 tù nhân trong suốt cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865). Sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ huy nhà tù, Đại uý Henry Wirz bị xử treo cổ vì tội ác chiến tranh.
Trong số người hy hữu sống sót ra khỏi Andersonville có Sergeant James Landon, người bang Iowa. Sau khi vượt ngục thành công, Landon bị bắn trúng đùi và buộc phải dùng dao tự rạch đùi lấy đạn. Tuy nhiên, sau 5 ngày trốn chạy, Landon bị bắt và ép phải tự đi bộ về nhà tù.
Vết thương nghiêm trọng ở đùi cộng với điều kiện tồi tệ ở Andersonville được xem là bản án tử lơ lửng đối với Landon. Dù vậy, trái với dự đoán của số đông, Landon cầm cự suốt 6 tháng trước khi được chuyển ra nhà tù khác mà không được hỗ trợ thuốc men hay chữa trị nào. Chiến tranh kết thúc, Landon trở về miền Bắc, nơi ông nhận được chăm sóc y tế đầu tiên từ sau khi bị thương. Landon sống khoẻ mạnh cho tới khi qua đời ở tuổi 83.
Judah Paddock
Judah Paddock là thuyền trưởng Oswego, con tàu gặp nạn gần bờ biển Barbary, bắc châu Phi năm 1800. Rời con tàu đắm, Paddock cùng thuỷ thủ đoàn gồm cả người Anh và người Mỹ quyết định tìm tới Morocco, vương quốc có mối quan hệ thân thiết với Anh và Mỹ.
Tuy nhiên, nhóm thuỷ thủ có nguy cơ đụng độ với những bộ tộc du mục trên sa mạc Sahara, nhóm người sẵn sàng giam giữ và bắt làm nô lệ bất cứ ai xâm phạm lãnh thổ của mình.
Trên đường tới Morocco, thuyền trưởng Paddock và các thuỷ thủ đoàn nảy sinh mâu thuẫn và tranh cãi quyết liệt. Paddock bị bỏ lại cùng vài thân cận, sau đó không may rơi vào tay một nhóm thổ dân và bị bán làm nô lệ.
Bị đối xử tàn nhẫn và phải làm việc liên tục ngày đêm để sinh tồn, Paddock nảy ra ý định thuyết phục chủ nô đưa tới Morocco, nơi ông cam đoan sẽ có quan chức Anh đứng ra trả tiền chuộc cho mình. Chấp nhận rủi ro bị giết ngay giữa thành phố nếu điều này không thành hiện thực, Paddock đến Morocco và được một quan chức Anh giải cứu bằng tiền chuộc. Các thân tín khác của Paddock không may mắn như thuyền trưởng, họ qua đời trong thời gian làm nô lệ.
Robert Jaffrey
Sau khi được chỉ định gia nhập Hải quân Hoàng gia, thuỷ thủ người Anh Robert Jaffrey không hứng thú với công việc và cảm thấy phẫn nộ khi làm việc dưới trướng Thuyền trưởng Lake trên chiến hạm Recruit. Trong một lần bị bắt quả tang ăn trộm rượu khiến thuyền trưởng Lake tức giận, Jaffrey bị bỏ lại ở một hoang đảo mà không được cung cấp lương thực.
Khi tin tức tới tai cấp trên, Lake được yêu cầu phải trở lại đảo và đưa người lính về nhà, tuy nhiên vị thuyền trưởng không tìm thấy Jeffrey trên đảo. Lake sau đó bị buộc tội hành xử không đúng mực và bị đuổi việc.
Tuy nhiên, Jeffrey may mắn sống sót trên đảo hoang suốt 9 ngày nhờ ăn sên biển limpet và uống nước mưa chứa trong các hốc nhỏ trên đá trước khi được một con thuyền Mỹ đi ngang cứu sống và đưa tới bang Massachusetts, Mỹ. Ông sống tại đây nhiều năm trước khi quay về Anh.
nhung-truong-hop-song-sot-ngoan-muc-trong-the-ky-19-1
Sau nhiều ngày chạy trốn truy đuổi của các tay kiếm Ghilzai, bác sĩ Brydon là một trong số ít người bảo toàn được mạng sống. Ảnh: Out door revival
Bác sĩ William Brydon
Sau khi chiếm được thủ đô Kabul ở Afghanistan năm 1839, quân Anh phải đối phó với các bộ tộc nổi dậy để giữ thành. Tuy nhiên, chỉ sau hai năm, quân đội Anh buộc phải rút lui khi tình hình trở nên tồi tệ. Tổng cộng 4.500 binh lính và 12.000 thường dân phải rời Kabul và bắt đầu hành trình tới Ấn Độ lánh nạn.
Trên đường tháo chạy, họ bị bộ tộc Ghilzai và quân đội của lãnh chúa Afghanistan Muhammad Akbar tàn sát khiến 12.000 người thiệt mạng. Bác sĩ phẫu thuật người Anh William Brydon là một trong số ít người sống sót. Ông quyết định chạy về thành Jalalabad cùng vài người khác. Sau nhiều ngày chống trả các tay kiếm của Ghilzai trên lưng ngựa, bác sĩ Brydon thoát khỏi cuộc truy đuổi đẫm máu khi được các binh lính thành Jalalabad giúp đỡ.
Thu Hiền

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...