Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Hà Tĩnh: ÁM ẢNH ĐÀN CHIM BỊ KHÂU MẮT ĐỂ NHỬ ĐỒNG LOẠI

Thiện Lương



Người dân ở Hà Tĩnh giăng lưới dày đặc trên các cánh đồng để “tận diệt”, bẫy các loài chim trời. Những chú chim đang lành lặn, bị người dân lấy kim chỉ khâu mắt, biến thành cò mù, làm mồi nhử để những chú chim khác dính bẫy.


Về các xã thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vào mùa này, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân giăng lưới dày đặc trên cánh đồng, đường làng... làm mồi nhử để bẫy chim trời.

Cứ vào mùa từ tháng 3 đến mùa tháng 8, tại cánh đồng thuộc xã Xuân Liên, rất nhiều hình nộm chim giả để nhử chim thật, nhiều cây cối được trồng để làm chỗ đậu cho các loài chim trời.
Một người bẫy chim cho biết: “Chim sau khi bẫy được về, mang ra chợ bán, mỗi con bán với giá 40.000- 50.000 đồng. Ngày bắt được nhiều chim thì gia đình tôi lãi được khoảng 1 triệu đồng”.

Mùa lúa chín cũng là mùa đánh bắt chim trời ở Nghi Xuân. 
Lưới giăng kín trên các cánh đồng

Theo chân người săn chim, chúng tôi vào sâu các cánh đồng. Ở đó, ám ảnh nhất là những con chim bị khâu mắt lại. Từ những con chim bình thường, chúng bị biến thành những con chim mù, bị buộc chân giữa nắng để làm mỗi nhử đồng loại.

Theo lý giải của họ: “Sở dĩ cò bị móc mắt, hoặc lấy kim chỉ khâu mắt, biến thành cò mù vì tiếng cò bị mù mắt sẽ kêu to hơn cò bình thường nhằm gọi được đàn cò khác đến dính bẫy”.

Đi kèm với tấm lưới là những vật dụng như loa phát ra tiếng chim, đặt giữa cánh đồng để gọi đàn chim đến.

Sau khi bẫy chim, người dân đưa ra các khu chợ ở huyện bày bán, hoặc đưa vào các nhà hàng để làm món đặc sản chim trời.

Hầu hết các gia đình ở đây đều làm nghề câu, bẫy chim. Tuy nhiên, chính quyền bất lực trước sự việc này, và coi đó là thú “nông nhàn” của người dân.

Ông Hoàng Văn Cát, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Liên cho biết: “Nạn bẫy chim trời diễn ra từ nhiều năm. Chính quyền đã tuyên truyền, vận động người dân nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn. Người dân xem đó là nông nhàn, nên rất khó trong việc cấm bẫy, bắt”.

Ông Nguyễn Văn Kỳ, Phó trưởng phòng thanh tra, pháp chế thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết: “Đơn vị đã nắm được sự việc này. Tình trạng này diễn ra từ nhiều năm. Tuy nhiên, đây là loài chim hoang dã tự nhiên, như cò, cói, vạc, gà nước... Những loài này không thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục”.

“Tôi nghĩ cần có chế tài xử lý, và quy định rõ đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý tình trạng nói trên. Bởi nạn đánh bắt chim sẽ gây mất cân bằng hệ sinh thái, cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời”, ông Kỳ nói.

Hình ảnh VietNamNet ghi lại:

Làm chim giả để làm mồi nhử bầy chim thật

Cò giả được làm bằng chất liệu xốp cắm chi chít ở cánh đồng

Những chú chim bị người dân móc mắt, hoặc lấy kim chỉ khâu mắt để biến thành chim mù. Chúng sẽ phát ra tiếng kêu để nhử đồng loại

Chim bị móc mắt

Một đàn chim bị khâu mắt, buộc chân vào các thanh tre để nhử đàn chim khác dính bẫy

Một con chim bị dính bẫy

Ngoài những con chim thật dùng để nhử thì người đánh bắt chim còn dùng tới các thiết bị, công nghệ, tạo thành tiếng kêu từ loa để nhử chim sa vào bẫy

Ống đựng các thanh tre quệt chất kết dính (nông dân gọi là nhạ), 
khi chim mắc vào chất này thì không thể thoát ra.

Sau vài giờ đặt bẫy, người dân sẽ quay lại để thu lượm các con chim mắc bẫy 
để đưa đi bán

Chúng được đưa ra chợ để bán dưới nhiều hình thức, có thể bán nguyên con, 
hoặc dưới dạng đã vặt lông và thui...

----------------------------------
 
Nhà báo Hồ Trung Tú bình:


1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...