Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

RadioFM974: Trung Cộng: Người Phóng Viên Chiến Trường Của Bắc Kinh Ngày Nay




Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 15/05/2017


      Chen Xu, cố trấn an và giữ bình tỉnh khi chạy nước rút, trên quốc lộ số 4 ở Do Thái trong lần “ra quân” đầu tiên, nếm mùi chiến tranh với tư cách của một phóng viên chiến trường. Đó là ngày 15 tháng giêng 2012, lúc anh đang trên đường tới dãy Gaza, vùng đất của người Palestine, sau khi quân Do Thái bắt đầu mở cuộc tấn công nơi này qua chiến dịch mang tên “chiến dịch bảo vệ Pillar”.
    Họa tiển Không – Địa của Do Thái trải xuống như mưa lên cả một vùng rộng lớn của Gaza và quân lính Hamas cảnh báo rằng “những cánh cửa địa ngục” đã mở nhưng Chen, người phóng viên chiến trường 24 tuổi của cơ quan thông tấn xã nhà nước Xinhua, lại cảm thấy an tâm khi đi ngang qua chốt kiểm soát Erez, dù biết rằng dãy Gaza đã đang ở trong biển lửa. Cũng đã hơn một thế kỷ qua, kể từ khi Hu Shi’an, được xem như là người phóng viên chiến trường đầu tiên của biến cố “nổi dậy Wuchang”, năm 1911, một cuộc nổi dậy mà quân đội dự phần giúp lật đổ triều đại nhà Qing (nhà Thanh), cho tới những năm 1990, tuy nhiên, người ta hiếm thấy có một ký giả nào của Trung cộng có mặt trong những chiến trận hay tranh chấp quân sự trên thế giới.
    Ngày nay, từ Mosul tới Misrata, phóng viên Trung cộng hiện diện khắp nơi hơn bao giờ hết, một khi nhà nước Bắc Kinh đang có chính sách bành trướng “dấu chân toàn cầu” của họ như là một phần của cái tham vọng xâm nhập vào hệ thống truyền thông thế giới, nhằm đem tiếng nói tuyên truyền cho họ tới năm châu bốn biển. Shixin Zhang, tác giả của một cuốn sách viết về phóng viên chiến trường Trung cộng nói rằng “cuộc chạy đua tới hàng đầu của họ, bắt đầu khoảng hai thập niên trước, khi đám chủ bút ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu đưa một số phóng viên đến những vùng xung đột trên thế giới, trong đó có vụ chiến tranh vùng Vịnh và khu Kosovo, Nam Tư cũ. Năm 2008, cuộc chạy đua này xem ra tăng lên mạnh mẽ, sau khi Bắc Kinh loan báo, sẽ tung thêm khoảng hơn 2 tỹ 3 đồng bản Anh cho các cơ quan thông tấn xã chính của họ như Xinhua, CCTV, Đài phát thanh quốc tế Trung cộng và tờ báo Nhân Dân nhật báo của đảng cộng sản Trung cộng, với mưu định quảng bá rầm rộ hình ảnh đất nước này với thế giới bên ngoài.
    Một số báo chí và đài truyền hình do tư nhân làm chủ, cũng nhảy vào nhập cuộc với hy vọng có số bán và số người xem tăng lên, năm 2011 đã có chừng mươi người phóng viên có mặt ở Lybia, chứng kiến và tường thuật sự sụp đổ của đại tá Gaddafi, số người này được xem là con số cao nhất mà Trung cộng có cho một vụ biến động duy nhất. Chen, năm nay 29 tuổi, một khuôn mẫu tiêu biểu cho làn sóng phóng viên chiến trường của Bắc Kinh, một nhóm người trẻ, có học thức và phần lớn đều là thanh niên. Trang bị cho mình, học lực cử nhân về tiếng Á Rập từ trường đại học ngoại ngữ Bắc kinh, Chen bắt đầu nghể ký giả tại tổng hành dinh của hảng thông tấn Xinhua năm 2009, những năm sau đó, chừng vài tháng, trước khi có vụ “mùa xuân Á Rập” xảy ra, cơ quan này, bổ nhiệm anh ta đến làm việc cho văn phòng của họ tại Cairo, Ai Cập nhưng Chen bày tỏ ý muốn trở thành người phóng viên và muốn đi đến các nơi có chiến trận.
    Tháng hai năm 2011, Chen đến phi trường Tel Aviv, Do Thái, tham gia vào toán hai phóng viên Ramallah của hảng thông tấn Xinhua, làm tường thuật về sự tranh chấp Palestine – Do Thái cho người Trung cộng cũng như cho thế giới. Sinh ra và lớn lên tại một vùng yên tỉnh, phía tây thành phố Hangzhou, Chen nhớ lại cảm tưởng kinh khiếp mình có khi nghĩ tới làm thế nào mà hơn hai triệu người dân Gaza sống chật cứng trong cái mà anh ta gọi là “một nhà tù lớn”, dãy đất chừng hơn 50 cây số nằm dọc theo bên bờ Địa Trung hải, nơi này nhỏ hơn cả quận Haidian của thành phố Bắc Kinh, kinh nghiệm đầu đời phóng viên của Chen là đã không biết làm thế nào để chụp được hình cho đúng và cho kịp lúc, trong những ngày đầu, đối diện với tình thế, qua vụ này, Chen làm một bài phóng sự về cái giá của 6 người Do Thái và 167 người Palestine chết trong cuộc xung đột tám ngày. Chen đã đi dự đám tang của một đứa bé người Palestine rồi đến bệnh viện Shafia, bệnh viện lớn nhất ở Gaza, chụp hình gia đình em đang than khóc gồm cả một người cha và đứa con trai, họ mất đi chín người thân của mình vì máy bay Do Thái ném bom. Một buổi chiều, Chen có dịp nghỉ, ngồi nói chuyện qua lại với hai người ký giả Palestine nhưng không đầy một giờ sau đó, cả hai đã chết vì xe hơi của họ bị trúng hỏa tiển Do Thái, Chen nhớ lại, ngay chỗ xảy ra, không còn xác người mà chỉ là đám tro tàn xám ngắt.
    Một trong số ít nữ phóng viên chiến trường trẻ của Trung cộng là cô Yuan Wenyi, mặc dù cô đã có nhiều năm kinh nghiệm làm ký giả ở Trung cộng, trong đó có việc tường thuật vụ động đất tại Sichuan năm 2008, cô cho biết, những người chủ bút của đài truyền hình “Shanghai Dragon”, ngay lúc đầu bác bỏ lời yêu cầu của cô xin cho được phái tới Lybia, chỉ vỉ cô ta là phụ nữ. Tuy nhiên cuối cùng, Yuan thắng cuộc, đi đến Lybia, ở trong vùng cứ địa của loạn quân tại Benghazi cùng với mấy người phóng viên Trung cộng khác của báo “Guangzhou”, “Southern Weekend” và “Southern Metropolis trong bốn tháng, với cô, bài phóng sự này, để cho người xem thấy được, chiến tranh và xung đột thật sự như thế nào., Yuan cũng đã làm phóng sự từ Ukraine và Syria.
    Zhang cho rằng, những người phóng viên trẻ Trung cộng cùng chia sẻ những kinh nghiệm mà giới phóng viên chiến tranh phương Tây có được nhưng tiếc rằng, họ, những người phóng viên Trung cộng này, lảnh lương từ tiền của một đảng duy nhất, như người của cơ quan thông tấn xã nhà nước Xinhua chẳng hạn, việc họ làm được xem là “vai trò chính trị” và những câu chuyện họ viết ra, nói lên, đều phải được sự đồng ý và hậu thuẩn của Bắc Kinh theo đúng chính sách ngoại giao đề ra, nhưng Chen dường như cố coi thường khía cạnh chính trị của việc anh làm, một mực nói rằng, những bài phóng sự đó, anh chỉ nói ra những gì anh đã thấy. Một số người phóng viên khác, như một anh mang thẻ đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, không chịu cho biết tên, cho biết, dĩ nhiên, câu chuyện của anh được tường thuật theo lợi ích của Trung cộng, cũng như nhóm ký giả phương Tây, họ chịu ảnh hưởng của chủ nhân ông, người thuê mướn họ, cho nên họ cũng phải làm sao cho phù hợp với lợi ích những người này thôi.
    Mạng lưới báo chí truyền thông Trung cộng thật sự trên đà “đua nở”, cơ quan thông tấn xã nhà nước Xinhua hiện có khoảng 180 văn phòng ở ngoại quốc, từ con số 100 của bốn năm trước đây, có nghĩa là sẽ không có sự thiếu hụt cơ hội cho phóng viên chiến trường làm việc. Với anh Chen, sau lần về nghỉ ngắn hạn thăm con đứa con gái vừa sinh ở Bắc kinh, Chen được phái tới Baghdad, thủ đô Iraq vào tháng 9 năm 2014, ngay sau khi người ký giả Hoa kỳ, James Foey bị quân khủng bố ISIS cắt cổ. Chen tâm sự, anh luôn nghĩ tới những gì sẽ xảy ra nếu chiếc xe hơi bên cạnh bị nổ tung, chuyện gì sẽ xảy ra, có lẽ anh sẽ không có dịp may sống sót, anh có đứa con gái đang chờ ba nó ở Bắc Kinh, cho nên Chen tự bảo mình, không được chết hay cụt chân hay cái gì đó nữa, phải giữ cho được an toàn tính mạng hay là “mình phải sống”.
    Chen vui vẻ nói thêm, kinh nghiệm có được của một phóng viên chiến trường, đã làm thay đổi hẳn cái nhìn đối với thế giới của anh, anh thấy mình hoàn toàn khác biệt với những người cùng trang lứa, nhìn và thấy sự việc thật, qua tầm mắt mở rộng, từ đó anh không phải chỉ có nhìn thấy hình ảnh đời sống ở Bắc kinh, ở Trung cộng mà đã thấy hình ảnh của những cuộc đời rất thật của cả thế giới bên ngoài.

(Yuan Wenyi)
Thuyên Huy
Mon 15.05.2017


     

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...