Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Những trường hợp sơ cứu đơn giản nhưng 90% người làm sai khi khẩn cấp

Khi gặp người bị nạn, biết cách sơ cứu có thể cứu vãn được tình huống nguy hiểm, tuy nhiên phải thực hiện đúng nếu không tình trạng có thể tồi tệ, thậm chí dẫn đến thương tổn vĩnh viễn hoặc tử vong.
Rửa vết thương

Xử lý sai: Dùng nước hydrogen peroxide (nước oxy già) hay cồn để rửa vết thương là cách sơ cứu hoàn toàn sai lầm. Peroxide phá hủy tế bào mô liên kết, khiến vết thương chậm lành, trong khi đó cồn đốt cháy các tế bào khỏe mạnh có thể gây ra đau, sốc và bỏng vết thương.
Xử lý đúng: Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước đun sôi để nguội, rồi bôi thuốc mỡ lên vết thương. Không nên dùng băng gạc khi không cần thiết, bởi nó gây ẩm ướt khiến vết thương lâu lành. 
Ép tim
Nhiều trường hợp người bị nạn đã ngừng tim rồi nhưng không được ép tim tại chỗ mà chuyển quãng đường dài đến bệnh viện khiến nạn nhân dù sau đó được cấp cứu, tim đập lại nhưng vĩnh viễn hôn mê. Nhiều trường hợp thực hiện ép tim nhưng lại không làm đúng.
Xử lý sai: Nếu xoa bóp hồi sinh tim không đúng cách có thể gây ra gãy xương sườn, làm tổn thương nghiêm trọng tới tim và phổi.
Xử lý đúng: Chỉ nên sơ cứu xoa bóp tim nếu chắc chắn nạn nhân không còn thở, mạch ngừng đập và không có bác sĩ ở bên. Trong khi một người gọi xe cứu thương, người còn lại nên thực hiện ép tim 100 nhịp. Đối với trẻ em, chỉ nên thực hiện ép bằng các ngón tay và theo nhịp chậm hơn. Biện pháp hô hấp nhân tạo chỉ nên thực hiện khi tim đã đập trở lại. Ngoài ra,có thể thực hiện 30 lần ép tim rồi 2 lần thổi ngạt, và lặp lại.

Uống thuốc Paracetamol
Xử lý sai: Paracetamol hay acetaminophen là những loại thuốc giảm đau, tiêu viêm, thường được kê cho nhiều loại bệnh. Uống sai cách hay lạm dụng thuốc có thể dẫn đến suy gan và suy thận.
Xử lý đúng: Sử dụng thuốc với liều lượng đủ, người lớn chỉ nên dùng tối đa 1 g mỗi lần uống, 4 g mỗi ngày. Acetaminophen có trong nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống cúm, việc kết hợp thuốc có thể dễ dẫn đến quá liều gây nguy hại đến cơ thể.

Chảy máu cam 

Xử lý sai: Khi bị chảy máu cam, mọi người thường nằm ngửa xuống hoặc ngửa cổ lên để máu không chảy ra ngoài. Song, đây là một cách làm sai khiến huyết áp tăng lên, không biết được mức độ chảy máu nghiêm trọng đến đâu, máu có thể xâm nhập vào phổi gây nôn, nguy hiểm.
Xử lý đúng: Giữ đầu thẳng để máu chảy xuôi xuống, chườm lạnh ngăn máu chảy nhiều. Sau đó, dùng ngón tay giữ chặt mũi trong vòng 15 phút. Nếu máu không ngừng chảy hoặc vết thương quá nặng do chấn thương thì hãy gọi xe cứu thương.

Cứu nạn nhân tai nạn giao thông

Xử lý sai: Cố kéo nạn nhân ra khỏi xe gặp nạn và đặt họ tới một vị trí thoải mái hơn là việc làm hoàn toàn sai lầm. Hầu hết ca tử vong trong tai nạn giao thông thường do bị chấn thương cổ và cột sống. Việc kéo nạn nhân ra khỏi xe có thể khiến họ tử vong hoặc bị tê liệt.
Xử lý đúng: Nếu nạn nhân bị chấn thương ở đầu, cổ hoặc cột sống (máu không chảy nhưng chân tay không cảm giác) hãy gọi xe cứu thương và chờ bác sĩ cấp cứu.
Có trường hợp tai nạn, thấy người bị nạn vẫn tỉnh, nói được, người đi đường liền đề nghị cho ngồi lên xe máy chở đến bệnh viện. Khi đến nơi bệnh nhân đã tử vong do gãy đốt sống cổ mà không biết. Với những trường hợp chấn thương cột sống cổ khi bị vác, xốc ngược sẽ gây đứt tủy sống, dẫn đến tử vong ngay lập tức hoặc bị liệt cơ hô hấp, liệt tứ chi không thể phục hồi.


Diễn tập cấp cứu ban đầu cho nạn nhân chấn thương cột sống cổ (Ảnh: qua vietnamnet)
Do đó khi phát hiện hay nghi ngờ ai đó bị chấn thương cột sống, việc đầu tiên cần làm là cố định tạm thời bộ phận bị gãy, tuyệt đối tránh bế thốc nạn nhân lên xe máy hoặc xe taxi/ôtô để chở đến viện. Có thể dùng nẹp tự tạo từ gỗ, tre để tránh làm xương dịch chuyển, không để mảnh gãy chọc vào gây tổn thương thêm về mạch máu, thần kinh, cơ. Với cột sống cổ, nếu không có nẹp cổ, có thể sử dụng 2 bao cát chèn 2 bên từ đỉnh đầu đến cổ để tránh lắc lư cổ trên đường vận chuyển.

Cố định xương đùi trước khi vận chuyển nạn nhân (Ảnh: qua vietnamnet)
Với những trường hợp gãy xương đùi các bác sĩ khuyến cáo luôn phải cố định các khớp háng, khớp gối, cổ chân, gãy xương cẳng chân cần cố định khớp gối, khớp cổ chân; gãy xương cẳng tay cần cố định khớp khuỷu và khớp cổ tay.
Sơ cứu ngộ độc

Xử lý sai: Dùng thuốc gây nôn để loại bỏ hoàn toàn chất độc là cách làm sai khi sơ cứu bệnh nhân ngộ độc vì có thể làm bỏng thực quản, tạo điều kiện cho chất độc trôi vào phổi.
Xử lý đúng: Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân ngộ độc, hãy gọi xe cấp cứu và mô tả các triệu chứng hay nguồn gốc có thể gây ngộ độc, ghi lại những lời dặn của bác sĩ khi chờ xe cấp cứu. Không nên tham khảo cách chữa trên mạng. Dùng thuốc quá liều, ngộ độc rượu hay thực phẩm rất nguy hiểm nếu không được cứu chữa kịp thời.
Minh Thành tổng hợp
Xem thêm:
Cứu trẻ bị hóc rất đơn giản nhưng ít người biết, khiến nhiều bé phải chết oan 

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...