Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Bún có HÓA CHẤT và Bún SẠCH


Muốn biết Bún có HÓA CHẤT hay không, chỉ cần cho vài sợi vào bát nước mắm, rồi đọc kết quả sau 5 giây.

Cách phân biệt bún chứa nhiều chất hóa học chỉ bằng 1 bát nước mắm đang được chị em thử hiệu nghiệm, truyền tay nhau rầm rộ.
Bún chứa hóa chất thường được người ta cho vào bún là huỳnh quang tinopal, chất tẩy trắng funfit và hàn the. Các chất này làm cho bún trắng sáng, giòn dai hơn, nhưng lại cực kỳ độc hại với sức khỏe,  nên chúng đều nằm trong danh mục phụ gia bị cấm sử dụng cho thực phẩm.
Thế nhưng, làm sao nhận biết được bún có hóa chất để tránh? Chỉ cần 1 bát nước mắm là yên tâm khi mua bún về cho gia đình ăn. Trước khi cả nhà “đánh chén” chỉ cần làm như cách dưới đây thôi :
Cách thử rất đơn giản: Đầu tiên, bạn cho một lượng bún dự định quất, vào bát chứa lượng nước mắm rồi trộn đều lên và quan sát hiện tượng xảy ra. Nếu là bún sạch tự nhiên thì nước mắm sẽ ngấm vào sợi bún nhanh hơn, khiến sợi bún mềm ra ngay sau khi tiếp xúc. Ngược lại, bún được tẩm hóa chất thì nước mắm khó có thể “xâm nhập” nên sẽ ngấm rất ít, và lâu hơn. Đặc biệt, khi được nhúng vào nước mắm mà sợi bún vẫn khô, và bóng, thì có thể nó đang chứa khá nhiều hàn the !
Nếu bún có những dấu hiệu chứa hóa chất thì chúng ta không nên ăn. Vì các chất này khi vào cơ thể có thể gây ngộ độc cấp tính, hoặc mãn tính. Nó có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Ở mức độ nặng, chúng tích tụ lâu dài sẽ gây suy gan, thận, thậm chí ung thư nữa.
1232
Ảnh: Minh họa.

Ngoài việc dùng nước mắm, còn có 1 số cách khác giúp bạn phân biệt bún có hóa chất hay không:
- Màu bún: Bún được làm từ gạo, chính vì vậy, màu của bún khi thành phẩm sẽ không thể trắng hơn gạo. Bún sạch có màu trắng ngà tương tự như màu cơm. Khi thấy bún trắng bất thường, có thể người chế biến đã cho vào chất tẩy trắng, hoặc một số chất tương tự để làm bún trắng bóng như vậy!
- Độ dai: Gạo không dùng hóa chất sẽ không thể cho sợi bún quá dai, nên bún sạch thường dễ đứt gãy, dính tay hơn như tính chất của cơm. Ngược lại, bún chứa hóa chất thường có độ dai, và ít dính tay hơn hẳn.
- Mùi vị: Bún sạch có mùi hơi chua dịu, không quá nặng mùi. (Mùi chua này hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm trong quy trình chế biến bún). Bún chứa hóa chất thường không có mùi này đâu.
  Bún sạch làm từ gạo rất dễ bị ôi thiu, để khoảng 1 ngày dưới điều kiện bình thường là đã có mùi nồng, không thể ăn được. Tuy nhiên, bún có chứa hàn the có thể để 2 – 3 ngày mà chưa có dấu hiệu hỏng. Người bán hàng cũng lợi dụng đặc điểm này để bán “đồ cũ” cho khách, mà không mấy người nhận ra.
Riêng với hàn the, còn có 1 cách đặc biệt là lấy bột nghệ thử cho vào bún, sẽ thấy sợi bún chuyển sang màu xám do tác dụng hóa học của hàn the.
(DAM HO chuyển)

1 nhận xét: