Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Tiết lộ của nữ lính gác Triều Tiên cho thấy địa ngục thật sự tồn tại ở nhân gian

Thông qua các cuộc phỏng vấn với những người lính gác Triều Tiên, Daily Mail đã ghi lại những điều tưởng như chỉ có thể tồn tại nơi địa ngục, nhưng lại là điều quá đỗi bình thường dưới chính quyền họ Kim. 
Lim Hye Jin vẫn rùng mình ớn lạnh khi nhớ đến 2 người anh em bỏ trốn khỏi trại tập trung mà cô làm việc ở miền núi phía bắc Triều Tiên. Bảy thành viên trong gia đình họ đã bị giết ngay tại chỗ. Rất nhiều tù nhân khác bị đánh đập tàn nhẫn để trừng phạt tập thể cho cuộc bỏ trốn.
Vài tuần sau, các lính canh và tù nhân được ra lệnh tụ tập để chứng kiến hai người anh em bị bắt trở về trại tập trung, khi đó họ đã bị tra tấn đến biến dạng. Họ bị bắt giữ ở Trung Quốc và bị giao trở về Triều Tiên để chịu trừng phạt.
Bức ảnh vệ tinh về Trại 12, một trang trại trồng ngô và ớt gần biên giới với Trung Quốc, nơi Lim bắt đầu làm việc từ năm 17 tuổi (Ảnh: Daily Mail)
Bức ảnh vệ tinh về Trại 12, một trang trại trồng ngô và ớt gần biên giới với Trung Quốc, nơi Lim bắt đầu làm việc từ năm 17 tuổi (Ảnh: Daily Mail)
Lim kể lại rằng: “Hai anh em đã bị xử trảm trước mặt mọi người. Họ gọi tất cả mọi người ra xem như một lời cảnh báo không được phép trốn chạy. Các tù nhân khác sau đó phải ném đá vào thi thể họ”.
Cảnh tượng đó quá sức chịu đựng đối Lim, khi đó cô mới 20 tuổi. Sự kiện này trở thành một chấn thương tâm lý nặng nề khiến cô không thể ăn uống trong nhiều ngày sau đó. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một trong nhiều điều khủng khiếp mà cô đã nhìn thấy trong suốt 7 năm làm lính gác tại trại tập trung, bao gồm các vụ giết người thường xuyên, tra tấn và hãm hiếp các tù nhân bị tuyên bố là kẻ thù của nhà nước.
Một nữ lính gác đang canh giữ hàng rào tại nhà tù bờ sông Yalu (Ảnh: Reuters)
Có người phụ nữ bị lột trần và thường xuyên bị treo trên lửa khi làm trái ý lính gác trong quá trình tra khảo. “Họ không nhìn nhận đó là con người, họ coi những người đó như súc vật”, Lim cho biết.
Lim là nữ lính canh đầu tiên tiết lộ công khai về những trải nghiệm của cô. “Chúng tôi đã bị thao túng và không cảm thấy chút thương cảm nào đối với các tù nhân”, cô nói.
“Chúng tôi được bảo rằng họ đã phạm những tội ác khủng khiếp. Bây giờ tôi đã biết họ là những thường dân vì vậy tôi cảm thấy mình thật tội lỗi.”
Một bức ảnh hiếm hoi chụp các tù nhân bên trong một trại tập trung ở Triều Tiên (Ảnh: Daily Mail)
Một bức ảnh hiếm hoi chụp các tù nhân bên trong một trại tập trung ở Triều Tiên (Ảnh: Daily Mail)
Rất ít người trốn thoát khỏi những địa ngục bí mật này, Daily Mail cho biết. Thậm chí những đứa trẻ cũng bị bỏ tù suốt đời cùng cha mẹ, ông bà theo luật trừng phạt 3 thế hệ.
Bản thân Lim cũng bị bắt vào tù sau khi bị bắt quả tang mua bán ở Trung Quốc.
Những tiết lộ của cô làm tiếp tục gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, theo Daily Mail. Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo áp lực để khiến Trung Quốc có những hành động quyết đoán hơn với người hàng xóm tàn nhẫn của họ. Ông Trump cảnh báo rằng “xung đột lớn” có thể xảy ra nếu mối đe dọa về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên không được giải quyết qua đường ngoại giao.
Bằng chứng từ vệ tinh cho thấy một số trại tập trung man rợ này đã tăng lên kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền 6 năm về trước.
Ảnh vệ tinh cho thấy các trại tập trung mới của Triều Tiên (Ảnh: Daily Mail)
Ảnh vệ tinh cho thấy các cơ sở mới của một trại tập trung ở Triều Tiên (Ảnh: Tổ chức Ân xá Quốc tế)
Các lính canh được trưởng thành trong một chế độ tôn sùng triều đại họ Kim, họ bị tẩy não định kỳ 2 lần một tuần và được nghe tuyên truyền rằng tù nhân không được coi là con người. “Thậm chí nếu một lính trại lái xe cán ngang qua 1 đứa trẻ, thực sự sẽ không có trừng phạt nào”, Lim cho biết.
Phần lớn các tù nhân trong hai trại tập trung mà Lim từng làm việc là phụ nữ và trẻ em. Lim nói: “Nếu những đàn ông khỏe mạnh, họ sẽ bị đưa đến các hầm mỏ nơi họ thường bị đối xử như loại hình lao động dùng hết sức lực rồi bỏ đi. Rất nhiều người đã chết.”
Lim nói: “Có lần, 300 người đã mất mạng trong một vụ nổ khí ga. Các lính canh lập tức đóng cửa hầm để ngăn chặn lửa và khí ga lan ra ngoài trong khi những người khác vẫn ở trong”.
Ảnh vệ tinh cho thấy trại tập trung số 15 ở Yodok, Triều Tiên. Quy mô của trại khả năng đang được mở rộng, theo Daily Mail (Ảnh: DigitalGlobe)
Ảnh vệ tinh cho thấy trại tập trung số 15 ở Yodok, Triều Tiên. Quy mô của trại khả năng đang được mở rộng, theo Daily Mail (Ảnh: DigitalGlobe)
Lim cho hay, các nam lính gác thường lạm dụng những người phụ nữ trong trại với cái mà họ gọi là “làm việc” với họ. Cô nói: “Về cơ bản đó là sự hãm hiếp vì các tù nhân không có quyền từ chối.”
Mặc những bộ quần áo đồng phục quân đội đã cũ và đi những đôi dép làm từ lốp xe, các tù nhân đói lả, sống sót bởi các khẩu phần ngô và muối ít ỏi. Tuy nhiên, bất cứ ai lấy thức ăn từ trên cánh đồng hoặc vườn cây ăn trái đều bị đánh chết hoặc bị nhốt trong một xà lim dưới lòng đất, quá nhỏ đến mức không thể đứng dậy.
 Một người lính gác trốn thoát đã vẽ lại cảnh tượng tra tấn hàng ngày trong một trại tập trung ở Triều Tiên (Ảnh: Daily Mail)

Một người lính gác trốn thoát đã vẽ lại cảnh tượng tra tấn hàng ngày trong một trại tập trung ở Triều Tiên. Trong bức ảnh, một người bị đẩy vào một cái hốc nhỏ trên tường (Ảnh: Daily Mail)
“Khi tôi đến đó, nó giống như một cảnh trong phim kinh dị” – Kang Chol Hwan cho biết, anh được chuyển tới trại tập trung Yodok vào lúc 9 tuổi sau khi ông nội của anh bị kết án.
Anh luôn bị đói trong suốt 10 năm sống trong trại. “Chúng tôi không bao giờ được cấp thức ăn đạm vì vật chúng tôi phải bắt rắn, chuột cống, thậm chí cả côn trùng để ăn”.
Phần lớn tất cả tù nhân bị bắt giữ một cách tùy tiện, hành vi phạm tội của họ có thể là để ảnh của nhà “lãnh đạo tối cao” bị bụi bẩn, hay theo một tôn giáo nào đó hoặc nghe đài nước ngoài.
Anh Kang Chol Hwan bị bắt vào trại tập trung từ khi 9 tuổi vì luật trừng phạt 3 thế hệ của Triều Tiên. Anh luôn bị đói trong suốt 10 năm sống trong trại. (Ảnh: Youtube)
Anh Kang Chol Hwan bị bắt vào trại tập trung từ khi 9 tuổi vì luật trừng phạt 3 thế hệ của Triều Tiên. Anh luôn bị đói trong suốt 10 năm sống trong trại. (Ảnh: Youtube)
Jung Gwang Il đã trải qua 3 năm tại trại tập trung Yodok sau khi bị bắt vì bị cáo buộc làm gián điệp. Ông đã bị tra tấn nặng nề đến mức ông chỉ có thể bò bằng tay và đầu gối. Ông nói: “Đó là một địa ngục”.
“Tất cả mọi người đều bị suy dinh dưỡng. Nhìn họ không giống người”, ông Jung, 54 tuổi cho biết, bất kỳ thái độ đoàn kết nào cũng bị nghiền nát và trừng trị bằng các hình phạt tàn bạo.
Ông Jung kể: “Tôi đã nhìn thấy một đứa bé nhìn có vẻ rất yếu ớt, tôi bảo cậu bé đi tới khu vực đặc biệt dành cho những người có tình trạng tồi tệ. Cậu bé nói với một lính canh, vậy là tôi bị đánh suýt chết bằng một cây gậy to. Tên lính hỏi tôi rằng tôi là ai mà có thể quyết định cho người khác?”
Ông Jung Gwang Il có cuộc sống mới tại Hàn Quốc sau khi đào thoát thành công khỏi Triều Tiên (Ảnh: National Review)
Ông Jung Gwang Il có cuộc sống mới tại Hàn Quốc sau khi đào thoát thành công khỏi Triều Tiên (Ảnh: National Review)
Anh Noh Hui Chang, một trong số những người đào thoát nổi tiếng đã nói rằng: “Tất cả công dân đều biết về trại tập trung. Đây là một chế độ của sự sợ hãi, mọi người sợ hãi về những điều có thể xảy ra”.
Anh Noh là cựu lãnh đạo thanh niên của đảng cầm quyền Triều Tiên, anh đã trốn chạy vào năm 2014 sau khi lãnh đạo Kim Jong Un xử tử người chú của mình – Jang Song Thaek – cũng là đồng minh thân thiết của ông Noh. Trong cuộc phỏng vấn, Noh đã khóc sau khi nói rằng vợ con và những người anh em của anh đã bị đưa tới trại tập trung sau khi anh trốn thoát.
Sau khi thoát khỏi Triều Tiên, cựu lính gác Ahn Myung-Chul cố gắng chuộc lỗi bằng cách phơi bày sự thật về các trại tập trung mà anh từng làm việc (Ảnh: Mirror)
Ahn Myung Chul, người từng làm lính gác trong 4 trại khác nhau, cho biết: “Những người chết là những người may mắn. Đây là chế độ nô lệ thời hiện đại, tra tấn con người qua nhiều thập kỷ.”
Trong 3 năm đầu bị tẩy não và tin vào lời tuyên truyền, Ahn đánh đập các tù nhân và sử dụng họ làm mục tiêu cho việc tập luyện võ thuật. Một ngày nọ, Ahn chán nản và nói chuyện với một tù nhân, đột nhiên anh phát hiện ra rằng họ là những người vô tội.
Ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên mở rộng quy mô của trại tập trung số 25 (Ảnh: HuffPost)
Ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên mở rộng quy mô của trại tập trung số 25 (Ảnh: HuffPost)
Để chuộc lại tội lỗi trong quá khứ, Ahn hiện tham gia các chiến dịch truyền thông phơi bày sự thật trong các trại tập trung tại Triều Tiên, một trong số đó là nơi giam giữ mẹ và chị gái của anh. “Tôi ước gì tôi không biết được cụ thể điều gì xảy ra với họ, nhưng thực tế tôi biết họ sẽ thế nào”, anh buồn bã nói.
Ba năm trước, Liên Hợp Quốc đã lên án các trại tị nạn của Triều Tiên là tội ác chống lại loài người.
Lim Hye Jin, thứ 2 từ trái sang, hiện sống tại Seoul (Ảnh: http://jubileecampaign.org/)
Lim Hye Jin, thứ 2 từ trái sang, hiện sống tại Seoul (Ảnh: http://jubileecampaign.org/)
Ngày nay, Lim đã ở tuổi trung niên và sống tại Seoul. Cô đã đào thoát cách đây 15 năm sau khi bị bắt trong tù, và phải đi bộ khỏa thân trước mặt các lính canh nam giới.
Cô sợ rằng các trại tập trung thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn sau khi cô trốn thoát và cảm thấy tức giận vì bị lừa dối.
“Tôi cảm thấy bị phản bội bởi những người đứng đầu, những người đã lừa dối chúng tôi. Họ bảo chúng tôi rằng không được nhìn nhận những người này như con người. Hiện giờ tôi cảm thấy quá đau đớn”.
An Thanh (daikynguyen.com)

1 nhận xét:

NHỚ MỘT NGƯỜI - Thơ Songquang và Bài Họa Của Các Thi Hửu

Ảnh của Đào Anh Dũng NHỚ MỘT NGƯỜI Ta có mối tình mãi khắc sâu Bóng hình người ấy, mối duyên đầu Có khi thương mến khôn tìm được Lắm lúc u h...