Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Nhà báo Anh lén chụp ảnh Triều Tiên bất chấp nguy cơ mất mạng



Với biên giới gần như đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài, và các du khách đi một mình được giám sát vô cùng chặt chẽ, Bắc Triều Tiên còn chứa đựng nhiều bí ẩn lớn đối phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, có nhà báo liều mạng chụp lén, một số ảnh chụp được lại giống… Việt Nam lạ kỳ. 
Nhờ các bức ảnh chụp lén, với nguy cơ mất mạng, và liều cả mạng sống của những hướng dẫn viên người Triều Tiên kèm cặp ông, nhà báo kiêm nhiếp ảnh gia London Michal Huniewicz cho chúng ta thấy một chút về thực tế của đất nước vốn nằm trong chế độ độc tài tuyệt đối, nơi mà cuộc sống của dân cư được xem xét và kiểm tra ở hầu hết mọi khía cạnh.
Tuy nhiên, ở một số khía cạnh cuộc sống hàng ngày, ta nhìn thấy những sự tương đồng lạ kỳ với đất nước Việt Nam.
Trước hết, hãy nhìn đất nước này từ xa:
Bắc Triều Tiên bên trái và Trung Quốc ở bên phải: một sự khác biệt quá lớn
Nhà báo nói rõ rằng “bộ đội” hiện diện ở khắp nơi ở thủ đô Bình Nhưỡng:
Các du khách tham quan phải điền và ký rất nhiều tờ khai như thế này: 

Những bức hình đầu tiên của nhà báo tại Triều Tiên

Dưới đây là bức ảnh chụp lén từ trên tàu hỏa (việc chụp như thế này là hoàn toàn vi phạm luật pháp Triều Tiên, nhà báo có nguy cơ mất mạng nếu bị phát hiện).
Tuy nhiên, nếu không chú thích đây là Triều Tiên, hẳn bất cứ người Việt nào cũng có thể nghĩ đây là nước mình: những bức tường như thế này, những tòa chung cư như thế kia…tất cả đều thân thuộc với người Việt Nam..

Cảnh tượng nhìn từ khoang tàu hỏa xuống bên dưới đường ray sắt cũng y hệt:
Nếu không nói đây là Triều Tiên, người Việt Nam nào có lẽ cũng tưởng đây là ảnh chụp khu vực Sóc Sơn, Đông Anh Hà Nội:

Cánh đồng lúa như đồng lúa quê ta, đường cũng bụi mịt mù như thế mỗi khi xe đi qua:

Cánh đồng lúa như đồng lúa quê ta, đường cũng bụi mịt mù như thế mỗi khi xe đi qua
Rào chắn tàu hỏa thô sơ bắc qua đường dân sinh, một hình ảnh quá đỗi quen thuộc…
Bác gác tàu, những xe đạp lúc lắc chở hàng, thanh chắn ngang, ụ hoa cây cảnh, giống hệt như hình ảnh ở bất cứ rào chắn nào dọc theo quốc lộ Bắc Nam. Đây là Hà Nam chăng? Hay Phủ Lý? Nhưng nên nhớ rằng nếu nhà báo bị lộ vì chụp những bức hình này, ông có nguy cơ không bao giờ có thể nhìn thấy mặt trời mọc tại Anh Quốc quê hương ông nữa:

Rào chắn tàu hỏa thô sơ bắc qua đường dân sinh, một hình ảnh quá đỗi quen thuộc…

Tới Bình Nhưỡng:

Khách du lịch phải tuyệt đối dưới sự quản lý chặc chẽ 24/24h của hướng dẫn viên. Có điều đặc biệt là riêng khách Trung Quốc thì được phép sống ở một khách sạn khác. Và họ cũng có nhiều tự do hơn bất cứ một du khách nào quốc tịch khác. Phải chăng vì họ là anh em thân thiết?
 “Chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng Bình Nhưỡng đã muốn tạo một hình ảnh tuyệt vời cho du khách nước ngoài. Có những khoảnh khắc dễ thương và có những khoảnh khắc thì không. Tài xế của chúng tôi, hoàn toàn im lặng, có ý thức rất rõ ràng. Có lúc ông ấy đi chậm lại vờ như vô tình, khi có công trình nào đó hoành tráng, còn lại phóng rất nhanh trước những cảnh tượng kém đẹp, khiến cho tôi rất khó chụp ảnh…”
Bức ảnh dưới đây, nếu không nói là hình ảnh thủ đô Bình Nhưỡng, sẽ khiến ta tưởng tượng đến một chung cư cũ nào đó ở Sài Gòn: 

Một chung cư cũ quen thuộc nào đó ở Sài Gòn…
Một cách chính thức, khách sạn chúng tôi ở không có tầng 5:
Các bạn hãy nhìn vào bảng thang máy dưới đây. Không có tầng 5. Người ta chỉ có thể lên tầng 5 bằng thang bộ và có một cánh cửa. Theo đồn đại, tầng 5 này hoàn toàn dùng để theo dõi các khách du lịch trong khách sạn. Về điểm này, Triều Tiên giống Việt Nam vào thời những năm 1980:

Tuyệt nhiên không có tầng 5 trên bảng thang máy
Bữa ăn đầu tiên ở dưới hầm khách sạn, những cô phục vụ bàn có vẻ hơi sợ nhóm khách nước ngoài. Điều này cũng giống Việt Nam những năm 1980:
Tất cả cư dân Bình Nhưỡng đều phải cài một chiếc phù hiệu như thế này.
Chiếc phù hiệu đeo trên ngực này không thể mua (nhưng có thể mua đồ giả bán ở Trung Quốc), và chỉ được trao cho những công dân tiêu biểu.

Những công dân tiêu biểu mới được đeo phù hiệu trên ngực
Một dãy cửa hàng mậu dịch dành cho dân cư:
Nhà báo chỉ có đúng 15 giây để lén chụp bức ảnh này trước khi một cảnh sát nghiêm khắc đưa đi ngay.
Trông cũng rất giản dị bình thường, nhưng nhà báo sẽ mất mạng nếu bị phát hiện chụp ảnh:

Các từ điển bách khoa toàn thư:  “Kim Jong Suk – mẹ của nước Triều Tiên”, từ điển bách khoa toàn thư về Kim Jong Il, từ điển bách khoa toàn thư về Kim Il Sung: 
 Công nhân xây dựng đi ngoài phố:

Công nhân vui vẻ đi ngoài phố, có lẽ vừa đi vừa hát
Bức ảnh đặc biệt nhất: Người Việt tưởng mình độc quyền có những bức ảnh như thế này, nhưng không ngờ Triều Tiên cũng có. Nếu không nói đây là bức ảnh chụp tại Triều Tiên, không ai có thể không nghĩ rằng đây là Việt Nam 100%. Nhớ rằng nhà báo có thể phải mất mạng nếu bị phát hiện chụp lén những bức ảnh như thế này:
Các khẩu hiệu đương nhiên được nhìn thấy ở khắp nơi:

Trên một chuyến xe, với những em học sinh hệt như học sinh Việt Nam trong chiếc khăn quàng đỏ:
Người lớn đi làm:
Các em học sinh trong giờ dã ngoại:
Các em học sinh trực nhật hay lao động công ích:
Vậy là Triều Tiên không chỉ có những quảng trường mênh mông không bóng xe cộ, mà còn có những góc rất Việt Nam… Có thể chúng ta sẽ nói rằng: “Nhà báo người Anh ơi, ông liều chết làm chi, sang Việt Nam chúng tôi cho chụp! 
Hà Phương Linh

1 nhận xét:

Thơ XH : THẤM THOÁT :Thứ Lang,Hồ Nguyễn,Thích Viên Như,Võ Ngô

Thác Hang Én,Gia Lai THẤM THOÁT Thấm thoát thời gian thấm thoát qua Hồn thơ quặn thắt nhớ quê nhà Hương quan vạn lý hoài mong nặng Cố lý muô...