Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

FM974 :Syria: Chiến Đấu Để Quân Khủng Bố ISIS Không Được Lên Thiên Đàng



 
Chuyện Thế Giới Trong Tuần

Thứ Hai 25/09/2017

Kimberley Taylor, người phụ nữ Anh đầu tiên đến Syria, cầm súng gia nhập nữ binh đoàn “bả    vệ phụ nữ YPJ”, chiến đấu chống quân khủng bố ISIS, tại thành phố Raqqa, tươi cười cho biết cô làm như vậy là để đám khủng bố này sẽ không bao giờ được lên thiên đàng nếu bị phụ nữ giết chết.

    Nữ binh đoàn này chống quân ISIS cho hai mục tiêu chính yếu, thứ nhất là chiến đấu cho một tương lai sáng sủa hơn, với tự do và quyền của người phụ nữ và thứ hai, là giết bọn ISIS để họ không lên thiên đàng như Kimberley đã nói. Sau hơn mười tám tháng có mặt tại vùng có cuộc chiến tàn khốc Syria, người sinh viên tốt nghiệp môn toán Kimberley quyết định rời quê nhà Lancashire, Anh quốc, đến một trong những thành phố nguy hiểm nhất trên thế giới. Kimberley, 27 tuổi, giải thích, khi người phụ nữ cầm súng ra trận tuyến như cô, họ không những chiến đấu bằng thể xác mà còn chiến đấu chống cái giáo điều cực đoan của ISIS, cái giáo điều cho rằng, phụ nữ không nên có tiếng nói, quyền hạn và không nên nghĩ tới muốn sống như thế nào và những người khác sống ra sao, họ không được phép nghĩ tới bất cứ điều gì và nói ra những gì muốn nói. Đó là lý do tại sao quân ISIS tấn công nữ binh đoàn này một cách ác liệt và hung bạo.

    Kimberley được xem như là người phụ nữ Anh quốc đầu tiên, đi đến Syria, tham gia chống quân ISIS, có tin hàng đầu trên báo chí thế giới đầu năm nay ngợi khen lòng quả cảm của cô. Thoạt mới đầu Kimberley chỉ định đến vùng Raqqa vài tuần lễ nhưng rồi quyết định ở lại đó vô thời hạn, cô được binh đoàn này mời tới, để viết bài phóng sự về cuộc cách mạng của người phụ nữ ở đây, cô đến Syria với hai người bạn, nghĩ là chỉ ở chừng mười ngày nhưng rồi nán lại mười lăm ngày và khi hai người bạn trở lại nhà thì cô quyết định ở lại, vì nghĩ ra là có cái gì đó mà cô có thể là một phần của nó. Tại sao cô phải trở về tiếp tục học hỏi sách vở về chính trị, cách mạng trong khi những thứ đó cô có thể sống thật với cuộc đời của họ, người dân Syria, những gì cô thể làm ở đây đều có ý nghĩa và khác biệt.

    Kimberley cũng được biết tới với tên người Kurdish là Zilan Dilber, cô gia nhập binh đoàn YJP như là thành viên của toán báo chí trong những ngày đầu, nhưng sau đó cầm súng ra chiến đấu ở tuyến đầu mặt trận cùng với những người con gái Á Rập và Kurdish khác. Một trong số mấy người nữ binh diễn tả cái tự do mà cô ta có được khi cầm súng tại đây, cô cảm thấy cuộc đời mình khác biệt hẳn, ở đây có tình bạn, sự hy sinh và chiến đấu cho mọi người, ý thức hệ của ISIS là muốn nô lệ hóa con người, tẩy nảo trẻ con và cưỡng bức phụ nữ phải mặc toàn đồ đen theo quy luật hồi giáo cực đoan nhưng hồi giáo chân chính không phải như vậy. ISIS nhân danh hồi giáo làm ra những điều cuồng tín, áp chế dân chúng, ai không tuân theo hay tỏ ý chống lại sẽ bị bắt đem ra chặt đầu. Các nữ binh cũng chia sẻ thức ăn và chiến thuật đánh trận với nam quân nhân của binh đoàn “bảo vệ dân chúng YPG”, mặc quân phục, khăn trùm đầu và mang súng tiểu liên.

    Một cô nữ binh khác vui vẻ so sánh đời mình trước kia và sau ngày gia nhập binh đoàn, trong quá khứ, cô thường ở lẩn quẩn trong nhà, không thể đi ra ngoài một mình, không thể nói chuyện gì về quyền hạn của mình trừ khi cha cô ta cho phép, đứa em trai ba tuổi xem ra được tín cẩn của cha cô hơn cô mặc dù cô là người con gái thành niên, tới sống ở đây, cô có thể bày tỏ ý kiến riêng về những gì mình muốn nói, hiện giờ cô là một người tự do. Thêm vào đó, con gái bị ép buộc phải kết hôn ngay từ lúc tuổi còn nhỏ xíu, vì vậy, mục tiêu chính và tối hậu của nữ binh đoàn là, có một đất nước tự do, khôi phục lại quyền cho người phụ nữ vốn bị đàn ông chiếm giữ và phụ nữ nên có đủ sức mạnh và can đảm nói ra và quyết định cái gì muốn làm. Bên cạnh việc tranh đấu cho quyền tự do cho mình, nữ chiến binh còn cho thấy, họ có cái nhìn bên trong độc nhất khác khi ra chiến trường mà nam chiến binh không có được, như Kimberley nói, phụ nữ có khả năng làm mọi thứ mà đàn ông làm được nhưng không phải chỉ có vậy, họ còn có điều khác biệt khác, ra trận, đàn ông không nghĩ tới con cái khóc lóc nhưng đàn bà luôn nhớ việc này, nữ chiến binh như Kimberley nhìn người dân, nhìn mọi tình huống qua cái nhìn khác hơn mà nam chiến binh có.

    Với mục đích chiến đấu để giải phóng cho người dân Kurdish, binh đoàn YPJ và YPG là một phần của lực lượng liên quân do Hoa kỳ hậu thuẩn với quân SDF, lực lượng dân chủ Syrian, cùng đang trên đường tiến vào thành phố Raqqa, thủ phủ của quân ISIS, hiện tại họ đã chiếm lại hơn phân nửa thành phố kể từ ngày cuộc tấn công bắt đầu trong tháng 6 năm nay. LHQ ước lượng vẫn còn có khoảng từ 20 ngàn tới 50 ngàn thường dân kẹt ở Raqqa và đã lên tiếng kêu gọi, liên quân tạm ngưng bắn để LHQ có thể di tản nhiều người ra khỏi đó hơn. Với Kimberley, chiến đấu tại tuyến đầu không có nghĩa là chỉ trực tiếp đối diện với quân ISIS, cô chưa bao giờ nghĩ tới chiến tranh, làm sao có thể đồng ý với cái gì tàn bạo như thế, dường như chưa có câu trả lời nhưng với nữ binh đoàn YPJ thì mọi chuyện hoàn toàn khác biệt, sự chiến đấu của họ là để bảo vệ nền văn hóa, đất đai, cái quyền sống và cái quyền được có một cuộc đời.

    Nhiều năm trước Kimberley không bao giờ nghĩ là mình sẽ làm việc này nhưng hiện giờ nó đã làm cô thay đổi quan niệm của mình, Kimberely được tin là một trong những người phụ nữ đầu tiên, đến Syria, tham gia cầm súng chống lại quân ISIS. Chuyện của Kimberley có mặt tại tuyến đầu chiến trận vừa xuất hiện trên báo chí trong một ngày của tuần qua, cô thuật lại những gì xãy ra ngay khi trận đánh bắt đầu, 4 giờ sáng, tiếng gọi đánh thức báo động quân ISIS tấn công nơi binh đoàn YPJ đóng quân, trận đánh kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ, hai người bạn bị thương, cô hảnh diện gọi những người này là đồng chí của mình, những người đã cùng cô kháng cự vô điều kiện. Trong buổi phỏng vấn với hảng tin Sky News ở Syria, Kimberley nói rằng, cuộc chiến tấn công Raqqa là dịp để nói lên lý tưởng của họ, nói cho thế giới biết sự thật của cuộc cách mạng mà họ đang theo đuổi, theo cô, đây là bước tiến cuối cùng đưa đến sự tan rã của cái gọi là “vương quốc hồi giáo Daesh”.  Người ta tin là hiện có khoảng chừng 15 người Anh, chiến đấu bên cạnh người Kurds nhưng Kimberley được xem là người phụ nữ đầu tiên gia nhập nữ binh đoàn YPJ. Ba người Anh đã chết trong khi đánh nhau với ISIS kể từ khi người tình nguyện ngoại quốc đầu tiên tới Iraq và Syria vào mùa thu năm 2014.

    Ở Anh, quê nhà của Kimberley, khó mà tưởng tượng ra gia đình của cô đã trải qua những gì khi đối diện với tình huống này, ba cô cho biết, ông rất buồn khi biết ý định của Kimberley, lo sợ cho sự an toàn của cô, nhưng nếu bảo cô không được nghe theo niềm tin của mình thì không khác gì việc bảo cô cắt bỏ tay mình đi, cô chỉ muốn thế giới thay đổi tốt đẹp hơn nhưng trong khi họ chỉ nghĩ và nói thì Kimberley lại hành động, cô là một con người thật sự trong số hàng triệu người và gia đình ông hảnh diện về những gì cô đang chiến đấu.

    Samantha, em của Kimberley, có chút buồn và ngậm ngùi hơn, khi bày tỏ lòng mình, cô không nghĩ là Kimberley sẽ còn sống nhưng, nếu cô trở về nhà, về đây, một ngày nào đó, Kimberley có thể bị xe buýt đụng, làm sao biết, cho nên cô nghĩ, tốt hơn và có ý nghĩa hơn, nếu Kimberley chết như một người anh hùng, chết cho lý tưởng mà mình ôm ấp, tuy là những lời nói ra cam đảm nhưng, Samantha, mắt đỏ hoe, ướt sũng, rồi gia đình sẽ buồn đau, chịu đựng như bất cứ gia đình nào khi đối diện với hoàn cảnh như thế này.

   

Thuyên Huy

Monday 25.09.2017



1 nhận xét:

Vùng đất cuối cùng của vương quốc Champa nay là hai tỉnh nào của nước ta?

Vanvn - Tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận nguyên là vùng đất Panduranga – phần lãnh thổ cuối cùng của vương quốc cổ Champa (hay còn gọi l...