Tác giả: Khuyết danh
Nguyên bản Tiếng Bulgarie
Dịch giả: Lê Trung Dũng
Tôi không tin rằng, tôi – người đàn ông 50 tuổi, làm kỹ thuật từ đầu đến chân, trầm tĩnh và thậm chí tẻ nhạt - theo vợ tôi – lại ngồi trước máy tính không phải để làm việc, mà để viết những dòng này.
Cách đây 16 năm tôi ra nước ngoài, nhanh chóng thu xếp mọi việc và đưa vợ con sang cùng. Ít lâu sau cha tôi qua đời và mẹ tôi sống một mình. Bà không bao giờ than vãn, không oán trách tôi bởi không ai chăm lo cho bà – tôi là con trai độc nhất. Thỉnh thoảng tôi gọi điện cho bà, và mỗi lần như vậy, bà đều luôn nói rằng bà rất khỏe, mọi việc đều rất tốt. Chỉ duy nhất một câu “bao giờ các con về ?” là tỏ ra rằng bà rất buồn và cô đơn.
Tự đặt tay lên ngực, tôi có thể nói rằng, tôi lo cho Bà, chưa bao giờ ngừng nghĩ về Bà, chưa bao giờ quên Bà. Tội lỗi lớn nhất của tôi là đã không giữ lời. Hàng năm, tôi trở về Bulgarie vào tháng Tám, khi cả công ty được nghỉ phép, và lúc đó là thời gian thực sự của chúng tôi và Bà. Đi thăm bè bạn, người thân, tới những nơi gợi lại cho Bà thời tuổi trẻ cùng Cha tôi. Khi tuổi Bà càng cao lên, tôi đưa bà tới các phòng khám bệnh, các viện điều dưỡng. Chúng tôi cùng bà đi xem phim, dạo chơi, cùng bà tiếp khách. Bà chiều chuộng tôi bằng các đồ ăn, kẹo bánh tôi yêu thích từ nhỏ. Bà luôn tiễn tôi đến đầu xóm và không bao giờ đưa tôi đến tận sân bay … để tôi không thấy những giọt nước mắt của Bà. Tôi thì thường xuyên hứa sẽ tìm mọi cách về với Bà vào ngày Noel hoặc Phục sinh tới, không phải đợi đến mãi Tháng Tám. Nhưng tôi đã không thực hiện được chính lời hứa này, vì vậy cảm thấy vô cùng có tội.
Phải, đầu tháng 12 năm trước tôi trở về, nhưng không phải để ôm Mẹ, để được tận hưởng cái vị thơm của bánh Kếch nướng bà vẫn làm, không phải để được Mẹ đón với cốc rượu vang nóng uống cùng quả óc chó, mà để tiễn Mẹ trên chặng đường cuối của Bà. Tôi không thể chịu đựng được nỗi đau đớn và sự bất lực. Điều duy nhất an ủi tôi là, Mẹ mất trong giấc ngủ, như một người khỏe mạnh cả linh hồn và thể xác, thanh thản, không ốm đau. Nhưng điều này không làm giảm đi cái nặng trĩu trong tim tôi, không khiến lương tâm tôi thanh thản, không gạt được cảm giác rằng tôi chỉ còn lại một mình.
Và lần này, như bình thường, tôi cũng trở về vào Tháng Tám. Đứng trước cánh cửa khóa chặt, tôi cảm thấy nỗi đau bóp nghẹn nơi cổ. Không nghe thấy tiếng chân ngoài hành lang, không thấy mùi vị của ớt nướng, mận nướng … Trần nhà như sụp xuống đầu. Mãi nhiều ngày sau, khi chạm đến những món đồ của Mẹ, tôi vẫn không dám chuyển chỗ chúng, thậm chí cả những tờ báo cũ.
Tôi muốn nói với những người con đang xa bố mẹ: Các bạn hãy thường xuyên trở về, cho dù khó khăn bao nhiêu, và hãy giữ lời đã hứa. Bởi sẽ đến ngày, khi ta có thời gian và điều kiện, nhưng sẽ không còn điều quan trọng nhất – người thân yêu để đón chúng ta. Các bạn hãy tin rằng sẽ không có thử thách nào đáng sợ hơn lúc ta đứng trước cánh cửa khóa chặt nơi Nhà Cha.
------------------------------
Tôi không tin rằng, tôi – người đàn ông 50 tuổi, làm kỹ thuật từ đầu đến chân, trầm tĩnh và thậm chí tẻ nhạt - theo vợ tôi – lại ngồi trước máy tính không phải để làm việc, mà để viết những dòng này.
Cách đây 16 năm tôi ra nước ngoài, nhanh chóng thu xếp mọi việc và đưa vợ con sang cùng. Ít lâu sau cha tôi qua đời và mẹ tôi sống một mình. Bà không bao giờ than vãn, không oán trách tôi bởi không ai chăm lo cho bà – tôi là con trai độc nhất. Thỉnh thoảng tôi gọi điện cho bà, và mỗi lần như vậy, bà đều luôn nói rằng bà rất khỏe, mọi việc đều rất tốt. Chỉ duy nhất một câu “bao giờ các con về ?” là tỏ ra rằng bà rất buồn và cô đơn.
Tự đặt tay lên ngực, tôi có thể nói rằng, tôi lo cho Bà, chưa bao giờ ngừng nghĩ về Bà, chưa bao giờ quên Bà. Tội lỗi lớn nhất của tôi là đã không giữ lời. Hàng năm, tôi trở về Bulgarie vào tháng Tám, khi cả công ty được nghỉ phép, và lúc đó là thời gian thực sự của chúng tôi và Bà. Đi thăm bè bạn, người thân, tới những nơi gợi lại cho Bà thời tuổi trẻ cùng Cha tôi. Khi tuổi Bà càng cao lên, tôi đưa bà tới các phòng khám bệnh, các viện điều dưỡng. Chúng tôi cùng bà đi xem phim, dạo chơi, cùng bà tiếp khách. Bà chiều chuộng tôi bằng các đồ ăn, kẹo bánh tôi yêu thích từ nhỏ. Bà luôn tiễn tôi đến đầu xóm và không bao giờ đưa tôi đến tận sân bay … để tôi không thấy những giọt nước mắt của Bà. Tôi thì thường xuyên hứa sẽ tìm mọi cách về với Bà vào ngày Noel hoặc Phục sinh tới, không phải đợi đến mãi Tháng Tám. Nhưng tôi đã không thực hiện được chính lời hứa này, vì vậy cảm thấy vô cùng có tội.
Phải, đầu tháng 12 năm trước tôi trở về, nhưng không phải để ôm Mẹ, để được tận hưởng cái vị thơm của bánh Kếch nướng bà vẫn làm, không phải để được Mẹ đón với cốc rượu vang nóng uống cùng quả óc chó, mà để tiễn Mẹ trên chặng đường cuối của Bà. Tôi không thể chịu đựng được nỗi đau đớn và sự bất lực. Điều duy nhất an ủi tôi là, Mẹ mất trong giấc ngủ, như một người khỏe mạnh cả linh hồn và thể xác, thanh thản, không ốm đau. Nhưng điều này không làm giảm đi cái nặng trĩu trong tim tôi, không khiến lương tâm tôi thanh thản, không gạt được cảm giác rằng tôi chỉ còn lại một mình.
Và lần này, như bình thường, tôi cũng trở về vào Tháng Tám. Đứng trước cánh cửa khóa chặt, tôi cảm thấy nỗi đau bóp nghẹn nơi cổ. Không nghe thấy tiếng chân ngoài hành lang, không thấy mùi vị của ớt nướng, mận nướng … Trần nhà như sụp xuống đầu. Mãi nhiều ngày sau, khi chạm đến những món đồ của Mẹ, tôi vẫn không dám chuyển chỗ chúng, thậm chí cả những tờ báo cũ.
Tôi muốn nói với những người con đang xa bố mẹ: Các bạn hãy thường xuyên trở về, cho dù khó khăn bao nhiêu, và hãy giữ lời đã hứa. Bởi sẽ đến ngày, khi ta có thời gian và điều kiện, nhưng sẽ không còn điều quan trọng nhất – người thân yêu để đón chúng ta. Các bạn hãy tin rằng sẽ không có thử thách nào đáng sợ hơn lúc ta đứng trước cánh cửa khóa chặt nơi Nhà Cha.
------------------------------
Bản dịch của TS Lê Trung Dũng
cha mẹ là tất cả
Trả lờiXóa