Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Hai vụ bùng nổ Mặt Trời mạnh nhất trong 12 năm làm gián đoạn truyền thông thế giới trong 1 giờ

Hai vụ bùng nổ năng lượng mặt trời “mạnh nhất” trong 12 năm qua đã làm gián đoạn truyền thông trong một giờ, NTD và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Nam Phi (SANSA) đưa tin.
Hai vụ bùng nổ khủng khiếp trên mặt trời đã xảy ra vào giữa tuần qua, trong đó vụ thứ hai được xác định là lớn nhất của loại hình này trong hơn một thập kỷ.
(Ảnh: NASA)
Khi tiếp xúc với Trái đất hai ngày sau đó, các vụ phun trào phóng xạ gây ra sự nhiễu loạn trong mạng lưới điện, vệ tinh định vị GPS và kết nối Internet, đối với các phần ban ngày của trái đất có mặt trời chiếu vào ở thời điểm đó.

Ngày 6 tháng 9 vừa qua, Trung tâm dự báo thời tiết không gian (SWPC) đã phát hiện ra hai vụ bùng nổ trên mặt trời, vụ thứ hai được gọi là “vụ phun trào Hạng X” là vụ bùng nổ dữ dội nhất và mạnh hơn vụ nổ đầu tiên.
Nguồn ảnh: NASA
Năng lượng được giải phóng trong những vụ phun trào gần đây này tương đương với một tỷ quả bom nhiệt hạch (bom Hydro), theo các báo cáo trích dẫn của các nhà khoa học từ Anh.
Hai vụ bùng nổ mặt trời khủng khiếp này đã phun plasma trên bề mặt mặt trời với vận tốc 2000 kilômét/ giây.
Nguồn ảnh: NASA
Sự bùng nổ phát ra bức xạ dữ dội đến mức, nó làm cho các sóng radio tần số cao ở Trái Đất biến mất trong khoảng một giờ, đối với phần mặt đất được mặt trời chiếu sáng vào ngày 8 tháng 9.
Nguồn ảnh: NASA
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Nam Phi (SANSA) đã đưa ra một thông cáo báo chí rằng vụ phun trào thứ hai trên mặt trời có kích thước “một chiếc X 9.3 khổng lồ – vụ phun trào mạnh mẽ nhất kể từ năm 2005.” (Các nhà khoa học về dự báo khí tượng vũ trụ phân loại vụ nổ dựa trên mật độ của chúng  trên thang đo ‘X)
animation of SDO observations of 10 Sept. 2017 flareNguồn ảnh: NASA
Vụ bùng nổ thứ hai mạnh mẽ đến nỗi một số thông tin liên lạc vô tuyến ở Châu Phi, Châu Âu và Đại Tây Dương bị ảnh hưởng.
Tiến sĩ Chris Nelson của Trung tâm nghiên cứu về Vật lý Mặt trời và Không gian phát biểu về vụ phun trào:
“Rất hiếm hoi khi có thể quan sát được những phút mở đầu của một vụ phun trào.
Bình thường chúng tôi chỉ có thể quan sát được khoảng 1/250 bề mặt Mặt Trời vào bất cứ thời điểm nào bằng Kính thiên văn Mặt trời Thụy Điển, vì vậy để có thể ở đúng nơi vào đúng thời điểm, cần phải vô cùng may mắn.
Quan sát các giai đoạn khởi đầu của ba lớp X trong hai ngày chỉ đơn giản là điều chưa bao giờ thực hiện được… “
Mặc dù các cơn bão mặt trời không gây ra mối đe dọa trực tiếp cho sự sống trên trái đất, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thống cấp điện, internet, vệ tinh định vị GPS.
Hà Phương Linh
(daikynguyen.com)

1 nhận xét:

NHỚ MỘT NGƯỜI - Thơ Songquang và Bài Họa Của Các Thi Hửu

Ảnh của Đào Anh Dũng NHỚ MỘT NGƯỜI Ta có mối tình mãi khắc sâu Bóng hình người ấy, mối duyên đầu Có khi thương mến khôn tìm được Lắm lúc u h...