Họ thường làm các công việc bán thời gian hay những công việc có mức lương thấp bởi trước đây, khi lập gia đình, họ đã phải bỏ việc để ở nhà chăm con. Và khi phải gánh vác chuyện con cái một mình, đi làm những công việc trả lương cao dường như là điều quá sức với họ, đồng thời, cơ hội ứng tuyển vào các vị trí quan trọng thường không dành cho họ. Ngày nay, tỷ lệ bà mẹ đơn thân trong lực lượng lao động ở Nhật Bản đang ở hàng cao nhất, lên tới 85% so với các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Tuy nhiên, duy trì công việc không có nghĩa rằng, những bà mẹ đơn thân này có thể giữ được kinh tế ổn định. Tỷ lệ nghèo của các gia đình có bố, mẹ đơn thân ở nơi làm việc chiếm tới 56%, là mức cao nhất trong OECD. Nếu so sánh hạng mục này với Hoa Kỳ, tỷ lệ các gia đình đơn thân của nước này chỉ chiếm 33,5%. Aya Ezawa, nhà xã hội học tại Đại học Leiden, Hà Lan, người nghiên cứu về bà mẹ đơn thân tại Nhật Bản cho biết, “Vấn đề này tại Nhật Bản đang ở mức báo động, nếu họ buộc những bà mẹ đơn thân phải làm việc, sẽ khó lòng giải quyết được vấn đề đói nghèo”.
Ngày càng có nhiều những bà mẹ đơn thân đang gặp khó khăn tại Nhật Bản
Số lượng phụ nữ nuôi con một mình tại Nhật đang tăng lên, và đất nước này cần phải có những thay đổi lớn hơn để giúp đỡ họ phát triển. Những hộ gia đình có một mẹ đơn thân đã tăng 72% từ giữa năm 1983 và 2011 khi mà tình trạng ly hôn trở nên phổ biến. Theo một cuộc khảo sát của chính phủ, Nhật Bản có tới 1,2 triệu gia đình như vậy trong năm 2011.
Shinobu Miwa, một người mẹ đơn thân 45 tuổi, đã tìm được một công việc, đó là làm thư ký kiêm nhiệm thông qua một chương trình của chính phủ, có tên gọi là Hello Work (Xin chào việc làm). Chương trình này được tổ chức nhằm tạo công ăn việc làm cho những người lao động khó xin việc.
Hiện giờ, Miwa thường chỉ làm 5 tiếng một ngày, đủ để thuê nhà, chi tiêu cho ăn uống, đồ dùng học tập và những điều kiện khác mà con trai 13 tuổi của cô cần có. “Đây là bức tranh tổng thể của Nhật Bản, đặc biệt là từ chính phủ, rằng mỗi gia đình sẽ phải phân chia người nuôi con một cách riêng biệt. Đó là cách làm của chúng tôi”, Miwa chia sẻ, khi mà con trai cô, người đang mắc chứng bệnh tự kỷ, đang làm bài tập ở phòng kế bên.
Bà mẹ đơn thân Masami Onishi, 23 tuổi cùng với 2 đứa con gái
của mình đang trên đường đến trung tâm Nishinari Kids’ Dining Hall để
có một bữa ăn tối.
Phụ nữ ở Nhật có khuynh hướng đấu tranh về mặt kinh tế sau khi ly hôn. Sở dĩ có điều này là bởi, theo truyền thống ở Nhật bản, đàn ông thường đi làm còn phụ nữ ở nhà để chăm con. Theo giáo sư Kingston, khoảng 62% phụ nữ bỏ việc khi họ có con đầu lòng, đến khi vợ chồng ly hôn, quãng thời gian họ nghỉ việc đã trở nên quá dài.
Nhiều tổ chức lớn tại Nhật Bản lại hưởng ứng cách làm này, đó là thưởng thêm một khoản tiền bồi dưỡng cho nhân viên nam có vợ ở nhà. Đồng thời, hệ thống thuế của Nhật cũng sẽ áp dụng phạt với các cặp vợ chồng có tới 2 nguồn thu nhập.
Tỷ lệ ly hôn đã tăng vọt tại Nhật Bản khi phụ nữ trở nên ít
cam chịu hơn, còn người chồng lại muốn sự nghiệp của vợ chỉ đóng vai trò
phụ mà thôi.
“Khả năng cống hiến cho công việc của các bà mẹ đơn thân thường bị đánh giá thấp”
Suy nghĩ truyền thống này của Nhật gây không ít bất lợi cho những bà mẹ đơn thân vì hai lý do. Thứ nhất, vì trách nhiệm nuôi con của họ nên họ không thể làm việc nhiều giờ. Thứ hai, bởi các công ty thường không tuyển dụng nhân lực một cách rộng mở hơn, họ thường chỉ tuyển khi bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp, đáng tiếc là các bà mẹ đơn thân chỉ tìm việc làm sau khi họ đã ly hôn.
Trong số 77% phụ nữ Nhật Bản có trình độ đại học, muốn được đi làm sau ly hôn để tự mình nuôi con, chỉ 43% có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 73%, theo một chương nghiên cứu về lực lượng lao động, được viết bởi giáo sư Kingston và Machiko Osawa, một nhà nghiên cứu tại Đại học Phụ nữ Nhật Bản, trong cuốn sách Nhật Bản: Một tương lai bấp bênh”.
Các nhà tuyển dụng luôn lo ngại rằng, những bà mẹ đơn thân
sẽ không thể chú tâm hoàn toàn vào công việc, và vì thế, họ thường không
được đánh giá cao
Wantanabe nói: “Các nhà tuyển dụng luôn lo ngại rằng, những bà mẹ đơn thân sẽ không thể chú tâm hoàn toàn vào công việc, và vì thế, họ thường không được đánh giá cao”. Miwa là một ví dụ, cô đã theo một công việc khác, nhưng người phỏng vấn hỏi cô ấy về tình trạng đơn thân của cô và ai sẽ chăm sóc cho con trai cô trong trường hợp khẩn cấp. Cô ấy đã trả lời một cách thành thực rằng, cô sẽ phải ở nhà để chăm sóc con, vì cô chẳng có người thân nào khác để làm việc này và cũng bởi các cơ sở giữ trẻ thường không nhận trẻ em mắc bệnh.
Các công ty tại Nhật Bản thường tuyển dụng những người vừa
tốt nghiệp để đào tạo và giữ họ lại làm việc, hơn là những bà mẹ đơn
thân với giờ giấc không ổn định.
Ly hôn là lý do khiến hầu hết phụ nữ trở thành những bà mẹ độc thân, 2,3% trẻ em Nhật Bản được sinh ra bởi những bà mẹ chưa lập gia đình. Tuy nhiên, với những trường hợp này, việc kết hôn cũng không đem lại cho họ đủ tài chính. Sau khi ly hôn, đàn ông thường hỗ trợ rất ít cho vợ cũ và không phải lao động quá cực nhọc. Trong năm 2011, chỉ 20% các bà mẹ ly hôn nhận được trợ cấp nuôi con, theo lời của James Raymo, nhà xã hội học tại Đại học Wisconsin-Madison, người đã công bố một số bài viết về các bà mẹ đơn thân tại Nhật Bản.
Theo bà Masami Kittaka, luật sư ly hôn của Otani và Partners, hiện đang làm luật tại Tokyo và New York, “khi một cặp vợ chồng muốn ly dị, họ sẽ phải điền vào tờ khai để làm thủ tục, trong đó có câu hỏi ai sẽ là người chịu trách nhiệm chăm sóc con cái và thủ tục này chỉ cho phép họ được điền duy nhất 1 cái tên mà thôi”.
Thực tế mà nói, không có điều gì bó buộc họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc gắn với con cái, tuy nhiên, sau khi ly hôn, người phụ nữ Nhật thường muốn giữ con và tự cho rằng, trách nhiệm đảm bảo toàn bộ tài chính cho con là điều thuộc về họ.
Theo luật pháp Nhật Bản, các bà mẹ có thể kháng nghị để được nhận hỗ trợ cho việc nuôi con, nhưng ngay cả quá trình này này cũng rất cực nhọc, Kittaka cho biết. Để đệ trình lên tòa án, đề nghị bố của đứa trẻ phải có trách nhiệm hỗ trợ nuôi con, người vợ phải biết nơi cất giữ tài sản của chồng.
Nếu anh ta nhận được một công việc mới mà không nói gì với vợ, sẽ chẳng có cách nào để cô ấy có thể tìm ra được nơi làm việc cũng như số tiền mà chồng kiếm được. Vì thế, người mẹ đơn thân không thể kháng nghị để yêu cầu tiền hỗ trợ nuôi con. Thậm chí, nếu họ có thắng kiện đi chăng nữa, số tiền trợ cấp mà họ được nhận cũng rất thấp, Kittaka cho biết.
Nếu những người phụ nữ này biết rằng họ sẽ rơi vào hoàn cảnh
khốn khó khi không có người chồng, có lẽ họ sẽ không quyết định sinh
con.
Những người ủng hộ phúc lợi trẻ em tại Nhật Bản quan ngại rằng, việc thiếu đi nguồn trợ cấp hợp lý dành cho các bà mẹ đơn thân, đang tạo ra một chu kỳ đói nghèo kéo dài. Qua đó, ngày càng có nhiều đứa trẻ lớn lên mà không nhận đủ những gì cần thiết, và chúng sẽ buộc phải phát triển trong một điều kiện khắc nghiệt.
Bà mẹ đơn thân hoàn toàn có thể tự giúp mình bằng chính tư duy chủ động
Việc tìm ra giải pháp hỗ trợ các bà mẹ đơn thân là điều đặc biệt quan trọng tại Nhật Bản và điều này đòi hỏi cần phải tăng tỷ lệ sinh, trong khi tỷ lệ này đang giảm mạnh ở Nhật. Nước này đang nỗ lực trong việc khuyến khích nhiều phụ nữ tham gia lao động và cân bằng giữa công việc, gia đình. Tuy nhiên, nỗ lực này vẫn chỉ có tác dụng với một số ít, trong số hàng triệu phụ nữ đang cố gắng để đạt được sự cân bằng đó.
Có một nhóm nhỏ phụ nữ nuôi con đơn thân đang thành công trong việc khẳng định vị thế của mình tại Nhật Bản. Chiến lược của họ là: Lên kế hoạch ngay từ đầu để thành công mà không cần có sự hỗ trợ tài chính của người đàn ông.
Ví dụ điển hình là Mari Takada, người đứng đầu chi nhánh của nhóm Single Mothers By Choice tại Nhật Bản (Làm mẹ đơn thân là một sự lựa chọn), đã nói rằng, cô ấy đã hẹn hò với một người đàn ông trong nhiều năm mà chưa bao giờ anh ấy quan tâm đến việc nuôi dạy trẻ.
Cô biết, nếu cô cưới anh ta và mang thai, cô sẽ phải nghỉ việc và chăm sóc đứa trẻ, và chăm sóc cả anh ta. Thay vào đó, cô quyết định chia tay với người đàn ông này nhưng vẫn yêu cầu anh có trách nhiệm với đứa trẻ như một người làm cha. Anh ấy đồng ý và hiện tại, cô ấy đang là một người mẹ đơn thân của đứa con gái 10 tuổi.
“Tôi nghĩ rằng, tôi có thể tự làm tất cả mọi thứ, vì vậy, tôi cũng không cần một người đàn ông”, Takada chia sẻ. Takada cũng là người điều hành công việc kinh doanh thiết kế website mà cô đang làm chủ, có thể cân bằng giữa việc chăm sóc con và công việc của mình bằng cách làm tại nhà.
Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe đã đề cập đến
việc muốn tăng tỷ lệ phụ nữ trong lực lượng lao động và muốn đưa họ vào
vị trí trong các phòng, ban điều hành và các vị trí được trả lương cao.
Với mức lương cao hơn, nhiều công việc ổn định hơn cũng như có nhiều phụ nữ hơn tham gia vào lực lượng lao động, họ có thể tin tưởng rằng, mình có thể nuôi dạy con cái trong điều kiện tốt. Chỉ có như vậy mới có thể thúc đẩy được nhiều phụ nữ Nhật Bản sinh con.
Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe đã đề cập đến việc muốn tăng tỷ lệ phụ nữ trong lực lượng lao động và muốn đưa họ vào vị trí trong các phòng, ban điều hành và các vị trí được trả lương cao
bất công quá
Trả lờiXóa