Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Tìm thấy thành phố cổ 2.000 năm tuổi của Alexander Đại Đế



Một thành phố cổ, có lẽ được thành lập vào thời của Alexander Đại đế, đã được phát hiện ở Irak  nhờ việc công bố hình ảnh giám sát cũ và mới do máy bay không người lái thực hiện, Epoch Times đưa tin.
Theo Epoch Times đưa tin, thành phố hơn 2.000 năm tuổi này, được các nhà khảo cổ học của các viện bảo tàng Anh quốc phát hiện, khi nghiên cứu những bức ảnh của vệ tinh giám sát chụp ở Irak do chính phủ Mỹ thực hiện trong những năm 1960. Hình ảnh được giải mật vào năm 1996.
Các nhà khảo cổ học cho rằng thành phố được xây dựng trên con đường mà Alexander của Macedonia đã đi qua vào năm 331  khi truy đuổi vua Ba Tư Darius III – người đã bỏ trốn  khi bại trận tại Trận Gaugamela.
Khoảng năm 333 TCN, Darius III, vua của Ba Tư, chạy trốn bằng xe ngựa sau khi bại trận trong tay của đội quân của Alexander Đại Đế. Tác phẩm gốc: bản vẽ (năm 1821) của Pinelli.

Thành phố, nằm gần hồ Dukan, ở phía Đông Bắc Irak, có một bức tường bao quanh,  một pháo đài, một đền thờ và các cơ sở sản xuất rượu vang.
Đây là những ngày đầu tiên, nhưng chúng tôi nghĩ rằng đó là một thành phố nhộn nhịp trên con đường từ Irak tới Iran. Bạn có thể tưởng tượng những người cung cấp rượu cho binh lính đang hành quân“, theo John MacGinnis, nhà khảo cổ học của Bảo tàng Anh, theo The Times.

Vị trí gần đúng của thành phố cổ ở Qalatga Darband thuộc Irac.


Vị trí gần đúng của thành phố cổ ở Qalatga Darband ở Irac.

Các nhà khảo cổ học đã không thể tổ chức các cuộc khai quật trong thời Saddam Hussein và trong thời kỳ chiến tranh ở Irak. Chỉ từ năm ngoái, họ mới bắt đầu nghiên cứu thực địa khi khu vực này thực sự an toàn, cùng với một chương trình đào tạo cho các nhà khảo cổ Iraq để phục hồi các di vật bị những kẻ khủng bố Daech  phá hủy.
Để đáp trả  Daech phá hủy các di sản văn hoá ở Iraq và Syria, Bảo tàng Anh được chính phủ Anh cấp gần 4 triệu đô la để đào tạo 50 thành viên của Ủy ban Di sản và Cổ vật của Nhà nước Irak ” với nhiều kỹ thuật tinh xảo để phục hồi và cứu hộ khảo cổ“, theo thông báo của bảo tàng trên  trang web của mình.
Một phần của chương trình đào tạo là các hoạt động thực địa ở Irak,  gồm một cuộc tìm kiếm tại Qalatga Darband vào tháng 9 năm 2016.
Người Irak đã dùng một  máy bay không người lái có gắn camera bay trên khu di tích để tìm kiếm các công trình xây dựng trong các cánh đồng lúa mì và lúa mạch.
Bên trái: Khoảng năm 330 TCN, Alexander Đại Đế (356 – 323 TCN) Vua Macedonia, trên lưng ngựa Bucephalus. (Hình ảnh của Hulton Archive / Getty); Bên phải: Vị trí gần đúng của thành phố cổ Alexander Đại đế ở Qalatga Darband ở Irak. (Ảnh chụp màn hình qua Google Maps)

MacGinnis, nhà khảo cổ học cấp cao trong chương trình bảo tàng cho hay “chiếc máy bay không người lái đã cung cấp những thông tin tuyệt vời. Chúng tôi đã thu  được toàn bộ hình ảnh của khu di tích bằng cách sử dụng chiếc máy bay vào mùa xuân, phân tích các vết cắt, điều không hề được thực hiện trong khảo cổ học ở Lưỡng Hà”.
“Ở đâu có các bức tường dưới lòng đất, lúa mì và lúa mạch không phát triển tốt, vì vậy có sự khác biệt về màu sắc trong sự phát triển của cây trồng”.
Họ cũng tiến hành khai quật và phát hiện ra những viên ngói  bằng đất nung, cũng như phần còn lại của hai bức tượng, có thể là của Persephone – Hoàng hậu địa ngục và của Adonis, một nhân vật khác của thần thoại Hy Lạp đại diện cho một tinh thần cổ xưa của tự  nhiên.
Chưa  rõ thành phố này do Alexander  thành lập  hay nó được thiết lập cùng thời  lịch sử đó.
Xuân Hà (Theo Epoch Times France)

1 nhận xét:

“Quẳng gánh lo đi” đâu quá khó? - Vi Lê

Quẳng gánh lo đi mà vui sống,” vượt qua cơn khủng hoảng tinh thần thực ra không hẳn là chuyện “nói nghe thì dễ, làm được mới khó.” Chỉ cần c...