Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

FM974 Iraq: Những Đứa Trẻ Nô Lệ Trong Tay Quân Khủng Bố ISIS



Chuyện Thế Giới Trong Tuần

Thứ Hai 30/10/2017



      Thằng bé trai bốn tuổi, đứng lẻ loi trên một khoảnh loang lỡ cỏ giữa miếng đất trống khá rộng, nơi đây nó đã có những ngày chơi đùa một mình trong im lặng. Sau nhiều năm bị quân ISIS bắt đi làm nô lệ, Lazem, cuối cùng đã được cứu thoát bình an nhưng không có ai để nó tâm sự và vài ngày trước đây, cũng chưa hề biết tên của chính mình là gì.   

    Là người của nhóm tôn giáo thiểu số Yazidis, Lazem bị bắt cóc khỏi gia đình lúc vừa mới chập chững biết đi, khi quân khủng bố ISIS chiếm phía bắc tỉnh Sinjar của Iraq vào tháng 8 năm 2014, hàng ngàn người đàn ông Yazidi bị giết, đàn bà trẻ con bị bắt và đem trao bán làm nô lệ, trong ba năm chuyện mua bán nô lệ xem ra ngày càng thịnh vượng hơn ngay cả ở thời điểm quyền hành và ảnh hưởng của quân ISIS đang trên đường thất thế, hiện trong mấy ngày gần đây,một số lớn  quân ISIS đã bị đuổi chạy khỏi thành phố Raqqa, một cứ điểm an toàn mà họ tự gọi là thủ đô, chỉ còn lại chừng vài tổ nhỏ nằm im tử thủ, cố kháng cự. Theo văn phòng giải cứu con tin của chính quyền vùng bán tự trị Kurdistan có hơn 3000 người, hầu hết là đàn bà và trẻ con vẫn còn trong tay quân ISIS, một số tìm cách trốn thoát khỏi quân ISIS nhưng lại lọt vào tay của các nhóm võ trang buôn người khác, vì lý do này, chỉ có chừng phân nửa người Yazidis được giải cứu.

    Sum họp với cha mình, ông Qassem Ali ở trại tỵ nạn Rwanga, nơi gọi là nhà của hàng ngàn người Yazidis, vốn trốn chạy khỏi sự cai trị của quân ISIS tại Sinjar, thằng Lazem ngồi yên lặng trốn nắng sau tấm nhựa làm mái lều, mười ngày kể từ lúc gặp lại gia đình, nó cũng chưa nói tiếng nào với cha mình. Bị tách biệt khỏi người thân, Lazem lớn lên học tiếng Turkmen và Thổ Nhĩ Kỳ, hai ngôn ngữ của quân ISIS hơn là tiếng mẹ đẻ Kurmanji, của cộng đồng Kurdish nói. Mới đầu quân ISIS đưa nó tới Tal Afar rồi cuối cùng lại ở Thỗ Nhĩ Kỳ, bên ngoài lãnh địa của quân này, không biết rõ làm sao Lazem tới đó, ngay cả ở Turkish, nó cũng chẳng nhớ được gì. Khởi đầu, bà vợ của một tên chỉ huy ISIS mua nó vì bà ta không có con trai, nó được xem là về nhà này để làm thằng ở đợ, Lazem nói rằng, bà này rất tốt nhưng không chịu nói gì về người chủ thứ hai, lúc nào nó cũng ngước nhìn lên người hỏi chuyện, thỉnh thoảng vuốt mớ tóc lòa xòa che trán, đôi khi để lộ ra một vết thẹo dài nhưng không chịu nói tại sao có vết thẹo đó. Người ta gọi nó là “Ghulam” có nghĩa là “con trai”, cho đến khi được về lại với gia đình và bà con xung quanh hôm tuần rồi, Lazem vẫn nghĩ “con trai” là tên của nó.

    Cũng là đứa trẻ con, Marwan, 11 tuổi, bị quân ISIS bắt ở vùng Mount Sinjar, nơi hàng trăm người Yazidis bị quân ISIS tàn sát tập thể tháng 8 năm 2014, rồi đem theo đến hết nơi này tới nơi khác, mua qua bán lại hơn 11 lần, trong ba năm rồi ở tại thành phố Raqqa, Marwan bị quân ISIS bắt làm việc nhà rồi bắt làm lính, học giáo lý Hồi giáo của ISIS và cầm súng ra mặt trận, nơi đám người chỉ huy đưa nó ra trấn ngay chốt đầu hay giữa trận chiến, hình thức áp dụng thông thường cho bọn lính trẻ con Yazidis. Marwan còn nói, ISIS huấn luyện bắn súng phóng lựu đạn, súng lục và cả lựu đạn khi nhóm giải cứu chở nó tới biên giới Syria, đưa vào trại tỵ nạn trên đất của Kurdistan Iraq, trên xe người ta cười bảo rằng, súng đại liên của Nga sô chắc là nặng lắm làm sao nó mang nổi, thằng nhỏ nheo mắt cười “không nặng đâu vì nó rất khỏe”, không lâu sau khi gặp lại nhau, hai mẹ con Marwan ôm nhau khóc ròng trước mặt mọi người, mẹ Marwan, bà Umm Marwan thổn thức nói bà suốt đêm bà không ngủ được, không ăn uống gì vì nóng lòng chờ nhìn mặt con, bản thân bà cũng đã bị quân ISIS bắt làm nô lệ, phần lớn đàn bà Yazidi bị bắt đi, thường bị quân ISIS đem bán làm nô lệ tình dục, chồng bà và người em còn bị quân ISIS giam giữ. Từ phía dãy đồi của Mount Sinjar, chiếc xe hơi chạy tới, chầm chậm ngừng lại bên đám người tỵ nạn, một người đàn ông nhảy xuống chỗ Marwan đứng, một trong mấy người bà con chỉ người này, tên ông Shrem, rồi hỏi nó biết ai đây không, Marwan ngây thơ trả lời “biết chứ, ông này là người mua nó”, mọi người cười ồ lên, “đây là người đã cứu con” nhưng thật ra, Marwan không hẳn là sai hoàn toàn vì trong suốt ba năm qua, nó đã bị chuyền tay, bán rồi mua, mua rồi bán, từ người này sang người khác, cái tự do của nó cũng đã phải trả một giá quá đắt.

    Theo lời phát ngôn nhân của chính quyền vùng bán tự trị KRG (Kurdistan Regional Goverment), khu vực phía bắc Iraq cho biết, họ đã chi trả cả triệu đô la để giải cứu người Yazidis bị bắt làm nô lệ. Những buổi chợ nô lệ của quân ISIS thường bắt đầu tại các nơi đông người tại mấy thành phố họ chiếm đóng, ở đó người Yazidis được đem ra rao bán dưới mọi hình thức, lao động, người ở đợ và cả nô lệ tình dục, một khi trốn thoát khỏi quân ISIS, người Yazidis lại lọt vào tay bọn buôn người lậu, phải thương lượng trả giá với họ để đổi lấy tự do, như em Marwan và Lazem, may mắn hơn được quân Kurdistan giải cứu nhưng con đường phục hồi đời sống bình thường xem ra không phải dễ dàng. Khi cha của Lazem, Abdu Ali, người còn tự do duy nhất của gia đình, được đưa qua Thỗ Nhĩ Kỳ gặp con, ông đã bị chính quyền nước này làm khó làm dễ, họ không tin Lazem là con trai của ông chỉ vì Lazem nói được tiếng Thỗ Nhĩ Kỳ, còn ông thì không, do đó ông phải chịu làm thử nghiệm để xác nhận liên hệ cha con, cho tới hai tháng sau ngày đó, khi có kết quả đúng, hai cha con đã trở lại Iraq.

    Giữa dãy lều tạm cư của trại Rwanga, Lazem đi tới đi lui, nhặt đôi ba hòn đá nhỏ ném xuống đường, một thằng bé trai chạy vụt đến, giang tay ôm Lazem cười, cả hai không biết tên nhau, không hiểu tiếng nói nhưng ở đây, hiện giờ, bình an với gia đình bên cạnh, hai đứa chia sẽ với nhau thứ ngôn ngữ phổ thông của trẻ con trên thế giới, đó là “chơi đùa”. Lazem vẫn còn quá nhỏ cho nên một ngày nào đó, nó có thể quên những gì đau thương mà nó đã trải qua trong tay quân ISIS nhưng với những đứa lớn tuổi hơn như Marwan, quá khó để mà quên được, nhớ lại hôm Marwan được giải cứu, khi người ta dẫn nó tới xe để đưa tới trại tạm cư, nó vùng lên chống lại, la hét “mấy người dẫn tôi đi đâu, tôi không muốn đi”, nó cố dùng sức thoát ra khỏi tay của bà mẹ, phải mất nửa giờ đồng hồ sau, người ta mới làm nó dịu xuống và hiểu là không ai chở nó bán cho người chủ khác. Phần lớn những đứa trẻ như Lazem, hay Marwan đã bị bắt giữ trong nhiều tháng có khi cả nhiều năm, không phải chỉ bởi quân khủng bố ISIS mà bởi mấy nhóm không phải ISIS có võ trang, đòi tiền chuộc, khi mà đám này thay đổi liên tục, nhóm sau hy vọng số tiền chuộc tăng nhiều hơn, nếu giữ bọn nhỏ nô lệ thêm một thời gian lâu hơn.

    Tại thị trấn Zakho, cả gia đình, họ hàng tụ tập thật đông, chờ chào mừng nó bên ngoài căn lều, Marwan cười tít mắt, Marwan lịch sự nắm tay và hôn lên má chị em nó và mấy đứa anh em bà con, trong khi đó một cụ bà kéo nó ra giữa đám đông đang vỗ tay reo mừng, bà ôm nó vào lòng hôn lấy hôn để, bà chính là ngoại của Marwan, nước mắt Marwan lăn dài trên má, những giọt nước mắt của thằng con trai và giọt nướ mắt của người nô lệ vừa được tự do, Marwan liếc nhìn mọi người trong gia đình vây quanh nó lần nữa, nó run lên, ôm chầm cổ bà ngoại, bật khóc nức nở.

    Bà lắc tay Marwan “ba con đâu, anh con đâu”, con trai bà và cháu ngoại khác của bà, những người bị bắt cóc như nó, cho dù Marwan đã về, nhưng gia đình này vẫn còn cách chia đau khổ, số phận nô lệ trong tay quân ISIS của họ vẫn còn tiếp tục ở đâu đó.

  
 

Thuyên Huy

Monday 30.10.2017

1 nhận xét:

ỚT HIỂM - Thơ Anh Khờ Và Bài Họa Của Các Thi Hửu

Bài Xướng ỚT HIỂM Ớt hiểm con con quả thật cay! Mằn sơ chút xíu... đỏ môi mày Sưng mồm xé lưỡi... thôi thì chạy... Nóng mặt phình mang... ch...