Bút ký của Hoàng Nguyên Vũ
Nơi
đây giữ lại những hồn cốt của đất và người Sài Gòn trong chặng hành
trình trầm tích những giá trị bản thể hàng trăm năm; cũng như những giá
trị tính cách khó thể nào mất đi của người dân Sài Gòn.
Người
ta nhớ thương về Tân Định nhiều khi không phải vì những giá trị lớn lao
nào cả, mà người ta nhớ thương về những điều thân thuộc. Có khi, chỉ là
một quán cà phê, một lối đi về; hay cũng có khi chỉ là một cơn mưa rất
nhẹ của năm nào vương trên cây hoàng lan ngoài hiên cũ…
Với những người Sài Gòn xa xứ, Tân Định là một cái tên đủ nặng, đủ sâu như thế.
Theo dấu người năm cũ
Nhà ông bạn tôi nằm trên đường Thạch Thị Thanh * ). Căn nhà kiến trúc Sài Gòn cũ, với thép là ý tưởng chủ đạo ở cửa chính và các ô cửa sổ. Tường trét đá rửa, chia ô vuông trang trí theo họa tiết hình học, một thứ phong cách kiến trúc Âu Mỹ khá phổ biến ở Sài Gòn mấy chục năm trước.
Ông xa quê cũng đã hơn 40 năm, căn nhà vẫn để không như thế. Mỗi năm, cứ vào dịp giáp Tết ông lại trở về. Mỗi lần trở về, ông đứng trước nó thật lâu rồi khẽ khàng mở ổ khóa. Những tiếng thép vang lên lanh lảnh. Tiếng giày đinh lộp cộp gõ nhẹ xuống nền gạch. Bụi của ngày tháng cũ dửng dưng bay dưới chân người biệt xứ.
Ông đi một lượt quanh khu vườn nhỏ. Cây cỏ vẫn tự sống cái sức sống bản năng của nó. Cây hoàng lan đêm qua rơi từng khóm hoa vàng, vương lại những mùi hương cuối cùng trên mặt đất. Mấy khóm đại bò lê ra tìm sương, vẫn nở những đoá hoa màu hồng để chứng minh sức sống và khả năng chờ đợi. Luống cải hết mùa mưa sang mùa nắng, tự nở hoa rồi lại tự mọc. Những con ốc sên lười biếng nằm bất động dưới lớp cỏ hoa bất đắc dĩ ấy.
Hành trình đầu tiên của ông bao giờ cũng thế, bắt đầu với ngôi nhà xưa. Ông nói rằng, đời người phải có một điểm để về. Thế nên chẳng bao giờ ông có ý định bán căn nhà này dù ông biết đó là một tài sản không hề nhỏ, bán nó ông có thể có một cuộc sống khác hơn nhiều. Ông muốn giữ nó lại để về. Về mỗi năm một lần. Và về vĩnh viễn sau khi bước chân tha hương đã mỏi mệt.
Nhà tôi cách căn nhà xưa ở xứ Tân Định của ông mấy căn. Như một nhân duyên, chúng tôi biết nhau trên mạng xã hội, đồng cảm được với những chia sẻ đời thường thì nên duyên bạn bè. Mỗi lần về, tôi hay cùng ông lang thang ở những nơi mà tuổi trẻ ông đã thực sự đóng khung thời gian ở đó. Và tôi đã thực sự hiểu hơn cái nơi mà tôi đang ở, mà nhiều khi, chúng ta không một lần tự hỏi, vùng đất ấy thực sự mang một tính nết gì.
Theo bước chân ông, tôi biết, Tân Định là “một thời huy hoàng” trong nhịp sống của người Sài Gòn ngày cũ. Một Sài Gòn không chen lấn ồn ào dù ở đó không còn giới hạn ngày và đêm. Nó được mệnh danh là “khu nhà giàu” với những căn nhà thoáng, rộng. Những con đường cũng vắng vẻ và ít bị làm phiền bởi những xe cộ ồn ào.
Ông kể, hồi ấy, những thanh niên xuất thân từ Tân Định bao giờ cũng cảm thấy tự hào. Không phải kiểu tự hào “nhà giàu”, mà chính là tự hào về cái phong cách sang trọng để luôn giữ nề giữ nếp như người Hà Nội cổ tự hào về nơi họ được sinh ra chẳng hạn.
Ông là dân Văn khoa, đi “giày Trinh” theo mốt. Giờ “Giày Trinh” đã thành quá vãng, người chủ đã bao lần muốn tạo dựng lại hình ảnh cửa hiệu giày đã từng mê đắm một thế hệ thanh niên Sài Gòn hoa lệ, nhưng cũng đành buông tay bất lực trước sự phát triển như vũ bão của thời trang… giá rẻ hiện tại.
Có thể cả Sài Gòn cũng chẳng ai hiểu có một người của năm cũ ngồi lặng lẽ ở một sân cà phê nhỏ trên đường Trần Quang Khải. Đó chính là Café Văn Hoa mà ông cùng bạn bè đã ngồi suốt những tháng năm tuổi trẻ. Bây giờ, quán đã được đổi tên, nước uống cũng đã pha màu pha vị công nghiệp, nhưng ông vẫn muốn ngồi đó, chỉ để sống lại cái không gian xưa, mà nhiều khi, ngồi để dõi theo những đổi thay nào đã đi qua nó.
Ông kể, mấy chục năm trước, ai muốn mua những gì “Tây nhất”, “mốt nhất” thì qua Tân Định. Cà phê hương vị Pháp như Jean Martin, Meilleur Gout thì vẫn phải là đây, một minh chứng cho sự sành điệu của những chàng trai hào hoa chở phía sau xe những “cô Bắc Kỳ nho nhỏ” sau những chiều tan lớp.
Nguyên dọc đường Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu) khúc Tân Định là những cửa hiệu làm tóc. Tất cả những kiểu đầu mới nhất, thời thượng nhất được “ra lò” từ xứ này. Cũng như muốn tìm những cửa hàng thời trang độc đáo và lịch lãm nhất cũng phải là Tân Định. Ông bảo, nếu muốn ngắm phụ nữ đẹp thì mỗi chiều cứ đến khu Tân Định. Các cô đến đây chọn váy áo, làm tóc, uống cà phê và lang thang trên vỉa hè khuôn viên khu vực nhà thờ Tân Định.
Và ông cũng giữ một bóng hình đặc biệt của mình trong chiều tan lễ năm xưa. Nhưng rồi qua bao bể dâu thăng trầm thời cuộc, ông xa xứ. Người ấy ở lại, giờ cũng đã cháu con đề huề. Căn nhà của người ấy cũng ở khu Tân Định này, nằm yên ắng trong một con hẻm vắng trên đường Nguyễn Hữu Cầu, nơi mà chồng nàng vẫn dạy tiếng Anh mỗi ngày.
Đã có lần ông đi qua đó đúng lúc nàng đi chợ về. Trước khi bắt gặp lại ánh mắt ám ảnh một thời, ông đã kịp quay đi để rồi người ấy không kịp nhận ra ông. Như cơn mưa chưa kịp ướt kỷ niệm. Để rồi, hai cuộc đời vẫn cứ hồn nhiên trôi theo nhịp quên nhớ của ngày thường.
Những gì còn lại
Có lẽ, Tân Định là nơi vẫn còn giữ lại những phong cách, những nếp sinh hoạt cũ của người Sài Gòn dù bao năm tháng đi qua. Trong mắt những người đi xa như người đàn ông trên, có thể nhiều thứ đã biến thiên, không còn vẹn nguyên trong ký ức để rồi người ta tự nhận về nỗi buồn, thay vì phải chấp nhận mọi sự phát triển như lẽ thường của nó.
Chợ
Tân Định sau mấy chục năm vẫn là “chợ nhà giàu”. Từ tất cả các mặt hàng
đến thực phẩm, giá bao giờ cũng cao hơn những nơi khác vì những tiểu
thương luôn lấy “hàng tuyển”. Nhưng đó là phía trước chợ. Nếu đi ra phía
sau, vẫn là một khu bình dân với các chủng loại mặt hàng.
Dù giá không cao như phía trước nhưng khu phía sau lại phục vụ cho sự “sành ăn” của cư dân Tân Định như mấy chục năm qua. Ở đó, có những gian hàng chỉ bán những loại thực phẩm từ sông, từ đồng. Hay những hàng rau chỉ bán các loại rau sạch. Những hàng đồ ăn chỉ bán những đồ ăn Bắc như bánh đúc, bánh rán…
Dọc theo hai con đường Nguyễn Hữu Cầu và Hai Bà Trưng, bên hông nhà thờ Tân Định vẫn là những cửa hàng áo dài nổi tiếng. Mấy chục năm trước, tất cả những nữ tú Sài Gòn muốn có một tà áo dài đẹp nhất, cách điệu nhất thì đến Tân Định.
Để rồi mấy chục năm sau, dù bao nhiêu nhà thiết kế áo dài nổi tiếng trình làng nhưng cả Sài Gòn đều tìm về Tân Định để mua áo dài. Mà không riêng phụ nữ Sài Gòn. Các chị em ở miền Tây, miền Bắc, khi đến Sài Gòn muốn mua áo dài, họ tìm đến Tân Định. Họ bị chinh phục bởi những mẫu áo đẹp, phù hợp với mọi lứa tuổi, với đủ mọi chất liệu, kiểu dáng, màu sắc mà giá cả lại rất phải chăng.
Người ta tìm đến Tân Định cũng là tìm đến với bánh xèo Đinh Công Tráng, nổi tiếng từ trước năm 1975 và giờ vẫn nườm nượp khách; Người ta tìm đến với xe chè của người đàn ông “chảnh” nhất Việt Nam, chỉ bán từ 11 giờ trưa đến 5 giờ chiều trong một cái xe nhỏ dựng bên vỉa hè đường Nguyễn Phi Khanh, nhưng ai đã ăn chè ông thì không thể không tấm tắc rằng chưa một người nào nấu chè ngon như thế.
Tìm về Tân Định cũng là tìm về với hương thuốc Bắc của một người bốc thuốc gia truyền từ thời Pháp, hiện phát triển thành một cửa hiệu bề thế ngay góc đường Lý Chính Thắng; hay hương giò chả Phú Hương, với vị đặc trưng mà người Bắc cũng mê người Nam cũng đắm, vẫn được “nhân bản” và vẫn đang là đặc sản của khu Tân Định hiện nay.
Dọc trên đường Nguyễn Hữu Cầu vẫn còn rất nhiều tiệm tạp hóa “gia truyền”, nghĩa là bao đời nay họ sinh ra để làm nghề đó. Họ giữ nét cốt cách bán hàng của người Sài Gòn: chân thật, uy tín dù là bán một cái cúc áo hay một ống kim chỉ. Tiệm ông già ngay ngã ba Thạch Thị Thanh và Nguyễn Hữu Cầu, hàng bao giờ bán giá cũng thấp hơn trong…siêu thị.
Hay cửa hàng mỹ phẩm của hai chị em đối diện cổng chợ Tân Định với chủ trương: “Bán cho người ta nhớ chứ không phải bán cho người ta than phiền”. Một cửa hiệu rất nhỏ nhưng có một lượng khách trung thành được tính bằng khoảng thời gian hàng chục năm.
Khu Tân Định vẫn còn bóng dáng của nhiều ngôi nhà cũ mà ở đó các chủ nhân muốn giữ lại vẻ đẹp của kiến trúc Sài Gòn những năm 60 thế kỷ trước như nhà của người đàn ông Văn khoa một thuở. Đó là những khu biệt thự vẫn còn nguyên hình hài, nền gạch, ô cửa, cổng sắt và hàng rào thép gai. Những căn nhà không quan tâm lắm đến những “gió mưa” bên ngoài, đến những cập nhật xu hướng bên ngoài. Chúng im lìm nằm đấy ôm trong mình những thứ di sản của chính nó, trong hành trình song hành với thời gian.
Tân Định không giới hạn
Ông bạn tôi có một nhận xét rất hay về Tân Định: Xứ sở không giới hạn.
Quả đúng vậy. Giới hạn lớn nhất là thời gian thì nơi này, gần như không còn khái niệm đó. Tân Định có một cuộc sống cơ học ban ngày khá năng động với tất cả mọi hoạt động mua bán, hưởng thụ thì gần như Tân Định cũng có một cuộc sống ban đêm nhộn nhịp không kém.
Ngay dọc tuyến đường Nguyễn Hữu Cầu, ở đó, Sài Gòn không có ban đêm. Ông bạn tôi cho rằng, thực tế, nó vẫn “thức cả trăm năm như thế rồi”. Ở đó là những hàng ăn khuya bán cho đến sáng. Những quán cà phê vỉa hè dọc đường Hai Bà Trưng vẫn thức cùng thành phố cho đến sáng. Những người chủ hàng tự đổi lịch sinh học của mình để sống một thời gian biểu đặc biệt, vẽ thêm một nét vẽ thời gian khác cho đời sống của vùng đất đặc biệt này.
Giới hạn không gian cũng không. Bạn có thể thấy một cửa hàng xôi rất lớn ở góc đường nhưng bên cạnh nó là một gánh xôi nhỏ. Ai thích chọn tiệm thì vào tiệm ấy, ai thích dân dã thì ăn xôi gánh.
Hay trước cửa hàng thực phẩm lớn lại là một anh chàng bán rau. Đó là một thanh niên trẻ, đẹp trai, là cư dân Sài Gòn chính hiệu. Do sức khỏe không được tốt, anh đã nghỉ làm, mỗi sáng ra vỉa hè bán rau thêm để vợ đỡ cực. Khi được hỏi anh có cảm thấy sự sĩ diện của mình bị ảnh hưởng khi đứng ở hè phố bán rau thế không, anh cười hiền: “Người Sài Gòn không có kiểu sĩ diện hão vậy đâu. Kiếm tiền lương thiện không có gì tội lỗi cả tại sao không làm?”.
Có lẽ, ở khu Tân Định, rất nhiều người thợ may “xuyên không gian xuyên thời gian”. Cuộc sống của họ gắn liền với những chiếc máy khâu đặt ở vỉa hè cả mấy chục năm nay, may may sửa sửa đồ đạc mỗi ngày như thế nhưng chưa bao giờ hết khách hàng. Và bạn cũng chẳng bao giờ thấy họ rảnh rỗi một giây nào.
* * *
Chiều cuối năm, Tân Định. Người bạn của tôi rủ tôi vào nhà thờ sau một vòng “công du” ở cái nơi mà chúng tôi đang sống. Mỗi bước chân dù chạm vào ký ức hay chạm vào hiện tại, chúng tôi đều cảm nhận được độ sâu trong hồn cốt của nó, để thấy rằng, đối diện với những giá trị hiện hữu cũng là cách điều chỉnh mình, để thấy cần sống giá trị hơn.
Chúng tôi đã gặp những người dân đến thỉnh cầu bình an nơi một ngôi miếu nhỏ cuối đường Huyền Quang, con đường chưa đầy 200m. Nhưng, cũng gặp những người dân đến quỳ trước Chúa hàng giờ trong nhà thờ Tân Định, để cầu xin sức khỏe. Họ vẫn nguyện cầu mỗi ngày như thế. Người dân Tân Định rất chịu khó cầu nguyện cho cuộc sống an bình.
Người bạn tôi sẽ trở lại Tân Định sống ổn định đến cuối đời vào cuối năm nay. Ông nói ngắn gọn về quyết định của mình: “Đôi khi, chỉ là để nghe chút mưa rớt nhẹ trong ly cà phê ngày cũ, để thấy mình cần trở về và cần ở lại”.
Dù giá không cao như phía trước nhưng khu phía sau lại phục vụ cho sự “sành ăn” của cư dân Tân Định như mấy chục năm qua. Ở đó, có những gian hàng chỉ bán những loại thực phẩm từ sông, từ đồng. Hay những hàng rau chỉ bán các loại rau sạch. Những hàng đồ ăn chỉ bán những đồ ăn Bắc như bánh đúc, bánh rán…
Dọc theo hai con đường Nguyễn Hữu Cầu và Hai Bà Trưng, bên hông nhà thờ Tân Định vẫn là những cửa hàng áo dài nổi tiếng. Mấy chục năm trước, tất cả những nữ tú Sài Gòn muốn có một tà áo dài đẹp nhất, cách điệu nhất thì đến Tân Định.
Để rồi mấy chục năm sau, dù bao nhiêu nhà thiết kế áo dài nổi tiếng trình làng nhưng cả Sài Gòn đều tìm về Tân Định để mua áo dài. Mà không riêng phụ nữ Sài Gòn. Các chị em ở miền Tây, miền Bắc, khi đến Sài Gòn muốn mua áo dài, họ tìm đến Tân Định. Họ bị chinh phục bởi những mẫu áo đẹp, phù hợp với mọi lứa tuổi, với đủ mọi chất liệu, kiểu dáng, màu sắc mà giá cả lại rất phải chăng.
Người ta tìm đến Tân Định cũng là tìm đến với bánh xèo Đinh Công Tráng, nổi tiếng từ trước năm 1975 và giờ vẫn nườm nượp khách; Người ta tìm đến với xe chè của người đàn ông “chảnh” nhất Việt Nam, chỉ bán từ 11 giờ trưa đến 5 giờ chiều trong một cái xe nhỏ dựng bên vỉa hè đường Nguyễn Phi Khanh, nhưng ai đã ăn chè ông thì không thể không tấm tắc rằng chưa một người nào nấu chè ngon như thế.
Tìm về Tân Định cũng là tìm về với hương thuốc Bắc của một người bốc thuốc gia truyền từ thời Pháp, hiện phát triển thành một cửa hiệu bề thế ngay góc đường Lý Chính Thắng; hay hương giò chả Phú Hương, với vị đặc trưng mà người Bắc cũng mê người Nam cũng đắm, vẫn được “nhân bản” và vẫn đang là đặc sản của khu Tân Định hiện nay.
Dọc trên đường Nguyễn Hữu Cầu vẫn còn rất nhiều tiệm tạp hóa “gia truyền”, nghĩa là bao đời nay họ sinh ra để làm nghề đó. Họ giữ nét cốt cách bán hàng của người Sài Gòn: chân thật, uy tín dù là bán một cái cúc áo hay một ống kim chỉ. Tiệm ông già ngay ngã ba Thạch Thị Thanh và Nguyễn Hữu Cầu, hàng bao giờ bán giá cũng thấp hơn trong…siêu thị.
Hay cửa hàng mỹ phẩm của hai chị em đối diện cổng chợ Tân Định với chủ trương: “Bán cho người ta nhớ chứ không phải bán cho người ta than phiền”. Một cửa hiệu rất nhỏ nhưng có một lượng khách trung thành được tính bằng khoảng thời gian hàng chục năm.
Khu Tân Định vẫn còn bóng dáng của nhiều ngôi nhà cũ mà ở đó các chủ nhân muốn giữ lại vẻ đẹp của kiến trúc Sài Gòn những năm 60 thế kỷ trước như nhà của người đàn ông Văn khoa một thuở. Đó là những khu biệt thự vẫn còn nguyên hình hài, nền gạch, ô cửa, cổng sắt và hàng rào thép gai. Những căn nhà không quan tâm lắm đến những “gió mưa” bên ngoài, đến những cập nhật xu hướng bên ngoài. Chúng im lìm nằm đấy ôm trong mình những thứ di sản của chính nó, trong hành trình song hành với thời gian.
Tân Định không giới hạn
Ông bạn tôi có một nhận xét rất hay về Tân Định: Xứ sở không giới hạn.
Quả đúng vậy. Giới hạn lớn nhất là thời gian thì nơi này, gần như không còn khái niệm đó. Tân Định có một cuộc sống cơ học ban ngày khá năng động với tất cả mọi hoạt động mua bán, hưởng thụ thì gần như Tân Định cũng có một cuộc sống ban đêm nhộn nhịp không kém.
Ngay dọc tuyến đường Nguyễn Hữu Cầu, ở đó, Sài Gòn không có ban đêm. Ông bạn tôi cho rằng, thực tế, nó vẫn “thức cả trăm năm như thế rồi”. Ở đó là những hàng ăn khuya bán cho đến sáng. Những quán cà phê vỉa hè dọc đường Hai Bà Trưng vẫn thức cùng thành phố cho đến sáng. Những người chủ hàng tự đổi lịch sinh học của mình để sống một thời gian biểu đặc biệt, vẽ thêm một nét vẽ thời gian khác cho đời sống của vùng đất đặc biệt này.
Giới hạn không gian cũng không. Bạn có thể thấy một cửa hàng xôi rất lớn ở góc đường nhưng bên cạnh nó là một gánh xôi nhỏ. Ai thích chọn tiệm thì vào tiệm ấy, ai thích dân dã thì ăn xôi gánh.
Hay trước cửa hàng thực phẩm lớn lại là một anh chàng bán rau. Đó là một thanh niên trẻ, đẹp trai, là cư dân Sài Gòn chính hiệu. Do sức khỏe không được tốt, anh đã nghỉ làm, mỗi sáng ra vỉa hè bán rau thêm để vợ đỡ cực. Khi được hỏi anh có cảm thấy sự sĩ diện của mình bị ảnh hưởng khi đứng ở hè phố bán rau thế không, anh cười hiền: “Người Sài Gòn không có kiểu sĩ diện hão vậy đâu. Kiếm tiền lương thiện không có gì tội lỗi cả tại sao không làm?”.
Có lẽ, ở khu Tân Định, rất nhiều người thợ may “xuyên không gian xuyên thời gian”. Cuộc sống của họ gắn liền với những chiếc máy khâu đặt ở vỉa hè cả mấy chục năm nay, may may sửa sửa đồ đạc mỗi ngày như thế nhưng chưa bao giờ hết khách hàng. Và bạn cũng chẳng bao giờ thấy họ rảnh rỗi một giây nào.
Chiều cuối năm, Tân Định. Người bạn của tôi rủ tôi vào nhà thờ sau một vòng “công du” ở cái nơi mà chúng tôi đang sống. Mỗi bước chân dù chạm vào ký ức hay chạm vào hiện tại, chúng tôi đều cảm nhận được độ sâu trong hồn cốt của nó, để thấy rằng, đối diện với những giá trị hiện hữu cũng là cách điều chỉnh mình, để thấy cần sống giá trị hơn.
Chúng tôi đã gặp những người dân đến thỉnh cầu bình an nơi một ngôi miếu nhỏ cuối đường Huyền Quang, con đường chưa đầy 200m. Nhưng, cũng gặp những người dân đến quỳ trước Chúa hàng giờ trong nhà thờ Tân Định, để cầu xin sức khỏe. Họ vẫn nguyện cầu mỗi ngày như thế. Người dân Tân Định rất chịu khó cầu nguyện cho cuộc sống an bình.
Người bạn tôi sẽ trở lại Tân Định sống ổn định đến cuối đời vào cuối năm nay. Ông nói ngắn gọn về quyết định của mình: “Đôi khi, chỉ là để nghe chút mưa rớt nhẹ trong ly cà phê ngày cũ, để thấy mình cần trở về và cần ở lại”.
(copy từ Thụ Nhân Bắc Một Nhịp Cầu )
* Thach thị Thanh trước 1975 là đường Lý Trần Quán
bài rất hay
Trả lờiXóa