FM974
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 31/10/2016
Tính tới tuần
vừa qua, Antonio Libref, người thủy thủ Phi Luật Tân đã bị một đám hải tặc
Somali giam giữ trong một khu rừng hoang ở vùng “sừng Phi châu” được 1672 ngày,
cùng chung với 25 người Á châu khác, tất cả họ là thủy thủ đoàn của chiếc tàu
đánh cá Omani Naham 3, đã bị bọn hải tặc đối xử như con vật, họ bị bắt phải ăn
thịt chuột để mà sống còn.
Hôm thứ hai, người thủy thủ tên Antonio được ăn một bữa ăn đúng nghĩa,
tươi ngon, trong tư thế một người tự do tại thủ đô Nairobi của Kenyan, hai ngày
trước đó, anh và các người bạn đồng nghiệp từ Việt Nam, Đài Loan, Cam Bốt, Nam
Dương và Trung cộng, bị hải tặc Somali bắt cóc tháng ba năm 2012 ngoài khơi
Seychelles, được bọn này thả ra để đổi lấy số tiền chuộc khá lớn. Bile Hussein,
người đại diện cho bọn hải tặc, cho biết số tiền chuộc, theo như một hảng thông
tấn nào đó tường thuật lại, khoảng 1 triệu rưỡi Mỹ kim, con số này chưa thể kiểm
chứng được. Việc giao trả con tin lần này, xem như kết thúc những vụ bắt giữ
con tin còn lại cuối cùng sau những ngày cao điểm của chuyện hải tặc Somali, thủy
thủ đoàn của chiếc tàu Naham 3, chủ là người Đài Loan, là nhóm con tin bị hải tặc
Somali giam giữ lâu nhất thứ nhì, một nhóm khác, được thả năm 2015 sau năm năm
bị bắt cóc ngoài biển, nói chuyện với tờ Guardian qua điện thoại, trong khi chờ
làm thủ tục về Phi Luật Tân, anh Libref cho biết, đám hải tặc đã đối xử với các
người bị giam như là những con vật, giờ anh mới cảm thấy mình là con người trở
lại, Libref hy vọng được sum họp với gia đình vào cuối tuần này, anh sung sướng
tột cùng khi có lại tự do. Tuy nhiên, bên cạnh cái vui khôn xiết của những người
thủy thủ được trả tự do cũng là cái đau buồn xót tận của những người không may
mắn như vậy, chiếc tàu Naham 3 thật sự có tất cả 29 người nhưng viên thuyển trưởng
đã bị bọn hải tặc Somali bắn chết ngay ngày đầu và hai thủy thủ khác, chết vì
không chịu nổi đau đớn vì bệnh nặng kéo dài trong suốt tháng ngày bị giam giữ.
Chi tiết làm thế nào những người
này được thả và ai đã trả số tiền chuộc mạng cho hải tặc vẫn còn giữ kín, cái
mà người ta biết là, vụ bắt cóc giam người chấm dứt khi các người thủy thủ tàu
đánh cá được đưa đến trong chuyến bay tới thủ đô Nairobi hôm tối chủ nhật vừa
qua, hình ảnh chụp được tại phi trường quốc tế Jomo Kenyatta cho thấy họ, những
người bị bắt cóc, ôm chầm lấy nhau khóc sướt mướt vì không thể tin là, sẽ có
ngày như hôm nay. John Steed, một cựu Đại tá của quân đội Anh quốc, người đứng
trung gian, giúp chuyện thương lượng này, cũng là phối hợp viên của tổ chức HSP
“Hostage Support Partners”, có mặt
trên chuyến bay đón những người thủy thủ. Theo lời ông, nhóm đón người, bay đến
Somali trước đó một ngày rồi tới
Galkayo, một trong các thành phố chia đôi hai phe, lúc nào cũng có đánh
nhau, ông nhận họ tại trên một phi đạo nhỏ ở ngoại ô, từ các viên chức địa
phương, và nhóm bô lão làng xã rồi bay về lại đây, Nairobi, để bác sĩ khám lại
sức khỏe tổng quát. Cựu đại tá Steed nói thêm, hiện những người bị bắt cóc,
không còn lo sợ, đã nói lên những gì đã xảy ra cho họ trong suốt bốn năm bị
giam cầm, trong đó diễn tả sự tàn ác của hải tặc, và bọn này đã đánh đập cũng
như tra tấn họ như thế nào, họ cũng cho biết, hai người thủy thủ chết là do bị
bọn hải tặc nhốt vào phòng đông lạnh.
Sau khi bị bắt, Libref và các người đồng nghiệp, bị bọn hải tặc giữ trên
tàu Naham 3 gần một năm rưỡi trước khi đem họ vào đất liền, chiếc Naham 3 lúc mới
đầu, cột bên cạnh một chiếc tàu khác cũng bị bắt cóc, chiếc MV Albedo, nhưng cả
hai cùng bị chìm sau đó. Lúc chiếc MV Albedo bắt đầu chìm, cả toán thủy thủ
trên tàu, nhóm người của chiếc Naham 3, đã nhảy xuống biển cứu những người đi
theo không biết bơi, hơn một năm sau, chiếc Naham 3 cũng chìm luôn. Trong rừng,
những người bị bắt cóc, ăn cơm, đậu, bột mì, và bị buộc phải ăn cả thịt chuột,
để mà sống còn nên phải làm theo, bọn hải tặc dùng lưới cá, treo làm bẩy để bắt
chuột và chim chóc, dùng cơm làm mồi. Arnel Balbero, một người bị bắt cóc khác,
cho đài BBC biết, trong suốt thời gian bị giam giữ, với anh, anh xem mình như
là một xác chết biết đi không hơn không kém.
Có rất đông người, ra đón mừng những người thủy thủ này khi họ tới
Nairobi nhưng có một người làm cho 26 người bị bắt cóc ngạc nhiên quá sức là
Michael Moore, người ký giả Mỹ, đã sống năm tháng với họ trên chiếc tàu Naham
3, Moore bị bắt cóc khi đi tìm tài liệu cho cuốn sách của mình, viết về hải tặc
vùng biển Somali, anh được thả năm 2014. Moore nói rằng anh đã sống vui vẻ với
tất cả con tin, đặc biệt là năm người Phi Luật Tân, vì họ nói được tiếng Anh, với
kinh nghiệm của người cùng bị bắt, Moore tin hoàn toàn vào những gì họ kể lại. Nạn
hải tặc ngoài khơi vùng biển Somali, đã có lần được xem là một sự đe dọa nghiêm
trọng cho kỷ nghệ hàng hải tàu bè thế giới, nhưng con số tấn công đã giảm đáng
kể trong những năm gần đây, kể từ khi các chiếc tàu bắt đầu trang bị súng ống tự
vệ và hải quân khối cộng đồng Âu châu tăng cường những chuyến tuần hành tại
vùng biển này, không có chiếc tàu buôn nào bị hải tặc tấn công trong bốn năm
qua nhưng giới quan sát cảnh báo là sự đe dọa vẫn còn đó, tuy nhiên, trong khi
đó có những vụ tấn công các tàu đánh cá và con tin tiếp tục còn bị giam giữ ở
Somali. Anh Libref, vui mừng nhưng cho biết chưa có tính toán gì cho tương lai,
được tự do là đủ rồi.
Trước đây, bị đám hải tặc Somali bắt cóc trên biển ngày 18 tháng 4 năm
2010, bốn người thùy thủ của chiếc tàu FV Prantalay 12, được thả ra vào tháng 2
năm 2015 tại thành phố Galmudug, được xem là nhóm bị giam giữ lâu nhất. Bốn người
này toàn là người Thái Lan, trong thời gian bị giam giữ, họ được hổ trợ nhiều
thứ, có bác sĩ cũng như thức ăn khá tốt từ tổ chức “Hostage Support Program” của LHQ, chi phí cho một tổ chức tư nhân
có tên “Oceans Beyond Piracy” tài trợ,
làm việc chung với tòa đại sứ Thái Lan ở Nairobi. Được biết, chiếc tàu đánh cá
FV Prantalay 12 mang cờ Đài Loan, sau khi bị hải tặc bắt giữ năm 2010, nó được
đám hải tặc dùng như là tàu chỉ huy cho các vụ đánh cướp khác, trước khi bị
chìm tháng 7 năm 2010, đám thủy thủ bốn người được họ đem lên bờ, bên cạnh việc
thả bốn người này, có nhóm 24 người, trong đó 6 người bị bệnh khá nặng, bị bắt
từ nhiều lần và 14 người Miến Điện cũng được giao trả cho lực lượng tuần cảnh
Puntland, Somali, cũng do LHQ chăm sóc vào tháng 5 năm 2011. Mặc dù đây là một
tin vui nhưng nhiều con tin vẫn còn đang bị đám hải tặc Somali giam giữ, đó là
trường hợp chiếc Naham 3 của anh Libref. Cơ quan UNODC cho biết họ vẫn tiếp tục
cố gắng mọi cách, để cứu thoát những con tin vô tội đó, họ phải được sum họp với
gia đình. Người đại diện của LHQ ở
Somali, ông Nicholas Kay, có mặt trong hôm đón nhóm 26 người của chiếc tàu
Naham 3 tại Nairobi, xúc động “ ông rất
vui sướng nhìn lại những con tin, bị giam giữ lâu nhất được thả ra từ Somali về
và cám ơn những ai đã tham dự, góp phần làm nên kết quả này, đặc biệt là nhân
viên chính quyền địa phương tỉnh Galmudug”.
Với túi hành lý vừa đủ nặng trên
tay, như các người bạn khác, ngồi chờ làm thủ tục, tạm trú tại Nairobi, trước
khi được sắp xếp chuyến bay trở về quê nhà, được hỏi cảm tưởng hiện giờ ra sao,
Antonio Libref, bùi ngùi, chấp tay làm dấu lạy Chúa “anh không nghĩ tới cái gì
khác hơn, là hai chữ tự do”.
Thuyên Huy
Mon 31.10.2016
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa