Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Hy hữu sống sót dù bị rắn độc cắn hoại tử 1 chân trong rừng sâu. Mách bạn cách xử lý khi rắn cắn

Khi đang vào rừng sâu hái nấm lim, anh Thân bất ngờ bị rắn độc tấn công và cắn trúng ở chân phải. Sau khi gặp nạn, anh sống tạm bợ trong rừng sâu suốt 6 ngày để chờ gặp người đi qua hỗ trợ.
Ngày 1-9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) vẫn đang tiếp tục điều trị, hồi sức cho anh Hồ Văn Thân (39 tuổi, trú xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), bệnh nhân bị rắn độc cắn dẫn đến hoại tử chân.
Trước đó, anh Thân được người nhà đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng chấn thương nặng ở phần chân. Sau đó, nạn nhân được đưa vào mổ cấp cứu, cắt đứt 1/3 đùi ở chân phải.
Anh Thân cho biết ngày 22-8, anh đi hái nấm lim ở trong rừng sâu thì bất ngờ bị một con rắn cạp nia cắn trúng chân phải, điểm gặp nạn cách khu vực nhà mà theo nạn nhân cho biết thì phải mất 1 ngày đi đường rừng.
Sau khi bị rắn độc cắn, chân anh Thân cứng lại không thể đi được nên phải xé dây vải buộc trên vết thương để độc khỏi lan nhanh vào người. “Tôi bò lê trong rừng, hái một số loại lá và rễ cây để rịt vào vết thương, hi vọng giữ mạng sống” – anh Thân kể.
Suốt 6 ngày trong rừng, anh Thân đều bò bằng 2 tay để tìm lán trại của người đi rừng. Người đàn ông này hái quả dại, rau rừng để ăn tạm qua ngày, cầu mong gặp được người đi rừng cứu giúp. Khi có mưa lớn, anh Thân phải chọn những gốc cây lớn để ẩn nấp, tránh bị lạnh do dầm mưa, trừ những lúc mệt quá ngủ thiếp đi.
Do không dùng điện thoại liên lạc, lại đang sống một mình nên đến chiều 28-8, anh Thân mới được một nhóm người hái nấm phát hiện cùng vết thương ở chân đã hoại tử và sau đó nhập viện trong tình trạng bị trọng thương, nguy kịch.
Bác sĩ Nguyễn Đại Việt Đức, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc – Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, cho biết trường hợp anh Thân bị rắn độc cắn mà vẫn sống sót sau 6 ngày trong rừng là rất kỳ lạ và hy hữu.
Theo bác sĩ Đức, người bị rắn cạp nia cắn sẽ dẫn đến gây ức chế hô hấp, tê liệt vận động. Những bộ phận như tay, chân bị vết thương do loại rắn độc này cắn có thể bị liệt nếu không được cấp cứu, xử lý kịp thời.​
Sau gần 2 ngày điều trị, anh Thân đã tỉnh táo, hồi phục tích cực nhờ sự chăm sóc của các y, bác sĩ.
Cách xử lý dân gian khi bị rắn độc cắn
Có khi vị trí bị rắn cắn cách xa bệnh viện, đôi khi bệnh nhân không kịp đến bệnh viện để cứu chữa. 2 cách điều trị dân gian dưới đây sẽ giúp ích trong trường hợp khẩn cấp.
Bước đầu cần làm:
  • Dùng garo thắt cách vị trí rắn cắn chừng 5 tới 10cm theo hướng về tim, xiết đủ chặt. Cứ khoảng 20 phút lại nới dần về phía tim chừng 5cm.
  • Nặn máu độc ra ngoài.
Tiếp theo sẽ chọn cách 1, hoặc 2 tùy điều kiện
Cách 1: Sử dụng than của cao su đốt cháy
  • Nhanh nhất có thể, lấy cao su đốt cháy thành than, lấy than đắp lên chỗ rắn cắn, có tác dụng hút độc rất nhanh, ko sợ bị nhiễm trùng.
Cách 2: Với đu đủ
  • Dùng dao đâm vào trái đu đủ non và lấy bông thấm mủ sau đó đắp lên vị trí rắn cắn. Để không mất thời gian thì bạn nên dùng một chiếc garo để cố định miếng bông trên vết cắn.
  • Đu đủ bổ nhỏ mang giã nát cả vỏ lẫn hạt. Lấy một chén nước, cho đu đủ đã giã nát vào khuấy đều lên.
  • Lấy nước đó cho người bị rắn cắn uống, thời gian cách nhau 15 phút 1 lần. 3 muỗng canh cho 1 lần uống cho tới khi muốn đi đại tiện.
  • Nhanh chóng đưa nạn nhân tới trung tâm y tế để được chữa trị sớm nhất.
Lương y Cao Sơn

1 nhận xét:

Từ Trang GIÓ MIỀN TÂY

  Ta chẳng dám mong đời này hết khổ Chỉ cầu cho đủ sức khỏe vượt qua Nào dám mong thôi hết những xót xa Chỉ thầm ước sau mưa là nắng ráo. Ta...