Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao
hoạ vận : Huệ Tâm
Ngộ Đạo 2
Túi nhạc, bầu thơ, với Đạo mầu Lâng lâng Phổ Độ ngộ Đạo cao Người khôn, người thích du mây nước Ta dại, ta cầu vượt bể sâu Xuân thưởng hoa sen, Thu thưởng cảnh Đông vui ấm dạ, Hạ vui sao An Nhiên Đạo Hạnh, ta an trú Chẳng quản vô thường, giác ngộ mau
Bầu Rượu Túi Thơ
Xách cuốc xách mai xách giỏ câu Ung dung mặc kẻ chọn vui nào Người khôn người tới nơi say xỉn Ta dại ta đi ngọn sóng xao Xuân tắm nước sông hè tắm giếng Thu xơi măng bún, giá đông ao
Túi thơ bầu rượu ai hay chữ ! Một giấc Nam Kha thấm biết bao !
Thời xưa, làm quan tức là làm
“dân chi phụ mẫu”, nên quản lý coi sóc dân cũng phải có tấm lòng yêu
thương của bậc làm cha mẹ. Triều Nguyên, có Lâm Hưng Tổ và Da Luật Bá
Kiên là hai vị quan thanh liêm nổi tiếng, mà tấm lòng yêu dân như con
của hai ông được người đời truyền tụng.
Quan liêm khiết yêu dân, trộm cắp không bén mảng
Triều Nguyên, vùng Diên Sơn có rất nhiều
người làm tiền giả. Người làm tiền giả lớn nhất là Ngô Hữu Văn. Hắn
phất lên nhờ làm tiền giả, đã lo lót được 4, 5 chục chân tay vào làm
quan địa phương. Hễ có ai muốn tố giác hắn, liền bị lấy các lý do khác
hãm hại, đã hại chết rất nhiều người. Bách tính hơn chục năm rồi không
ai còn dám tố cáo bọn ác ôn này nữa.
Sau khi Lâm Hưng Tổ đến nhậm chức, đã xử lý theo pháp luật Ngô Hữu Văn và đồng đảng hơn 200 tên, trừ đi mối họa loạn cho dân.
Sau này Lâm Hưng Tổ được điều đến huyện
Vĩnh Minh. Huyện Vĩnh Minh lâu nay liên tiếp xảy ra các vụ trộm cướp,
trở thành mối nguy hại cho dân. Lâm Hưng Tổ đã viết cáo thị khuyên bọn
trộm cướp khuyến thiện. Bọn trộm cướp đều nói: “Lâm tổng quản là quan
liêm khiết yêu dân, chúng ta không được phạm tội nữa”. Từ đó 3 năm liền
không có trộm cắp bén mảng đến huyện Vĩnh Minh.
Đến mùa xuân xảy ra hạn hán, sâu bệnh ăn
mầm lúa mạch. Lâm Hưng Tổ thành kính cầu khấn Trời. Trời mưa liền 3
ngày, sâu bệnh bị chết hết, lúa mạch cuối cùng cũng được thu hoạch.
Trong quận huyện xuất hiện thời kỳ thịnh trị.
Thà đắc tội với thượng cấp còn hơn đắc tội với dân
Da Luật Bá Kiên người Mông Cổ triều Nguyên, vào năm Chí Nguyên thứ 9 được bổ nhiệm làm huyện doãn huyện Thanh Uyển lộ Bảo Định.
Vì châu An Túc bị khổ sở bởi thủy tai
của sông Từ Thủy nên Bộ nông nghiệp dự tính cải tạo lại sông Từ Thủy,
dẫn cho nó chảy về đông. Phía đông là địa phận huyện Thanh Uyển, huyện
Thanh Uyển sẽ chịu tai họa của sông Từ Thủy. Da Luật Bá Kiên thuật lại
lợi hại, mời quan chức Bộ nông nghiệp về địa phương khảo sát xem có khả
thi không. Sau đó việc dẫn nước cho chảy về phía đông đã dừng lại.
Phía tây huyện Thanh Uyển có rất nhiều
ao hồ, tưới tiêu rộng rãi cho ruộng đất của người dân. Có gia đình thế
lực đã xây cái đập nước, chiếm ao hồ. Bách tính đến huyện nha khiếu nại.
Da Luật Bá Kiên lệnh cho gia đình thế lực kia phải tháo dỡ đập nước,
đào kênh mương dẫn nước tưới tiêu cho ruộng đồng. Đồng thời hứa với bách
tính đảm bảo tưới tiêu hết đồng ruộng, những tháng còn dư (không cần
tưới tiêu) thì cho phép gia đình thế lực làm đập nước. Huyện cũng báo
cáo việc này lên tỉnh và bộ, sau đó được đặt cố định thành chế độ chung.
Huyện Thanh Uyển nằm ở nơi trọng yếu của
tuyến giao thông Nam Bắc. Theo phong tục Mông Cổ, mỗi năm ở phía tây
của huyện đều có các thân vương, các quan lớn làm các nhà vòm kiểu Mông
Cổ để ở, để vào kinh triều bái, hạn định 10 tháng làm xong, đến sang năm
thì lại dỡ bỏ, lại dựng cái nhà vòm mới. Những viên thư lại nhân cơ hội
này xâm hại bách tính, mưu đồ tư lợi.
Da Luật Bá Kiên hạ lệnh xây dựng công
quán thay cho các nhà vòm, trừ tận gốc các tệ nạn. Các thuế khóa, lao
dịch ở quận phủ, nếu được phân bổ cho huyện Thanh Uyển với tỷ lệ lớn, Da
Luật Bá Kiên liền nói: “Thà đắc tội với thượng cấp chứ không được đắc
tội với bách tính”. Ông đều đến quan phủ của thượng cấp ra sức biện hộ,
đấu tranh cho bách tính.
Ông làm quan ở huyện Thanh Uyển 4 năm,
bách tính thân cận, kính yêu ông như phụ mẫu. Khi ông hết nhiệm kỳ được
thăng chức rời đi, bách tính vẫn còn nhớ mãi đến ông, đã lập bia ca tụng
đức hạnh của ông.
Được biết đến với danh xưng “Tây thái hậu”, “Lão phật gia”, Từ Hy thái hậu được đánh giá là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc.Sau khi qua đời, bà được truy phong Thụy hiệu “Hiếu Khâm Từ Hy Thụy Hữu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hy Phối Thiên Hưng Thánh Hiển Hoàng Thái hậu”, với lễ tang được tổ chức long trọng nhất trong lịch sử dành cho 1 Hoàng hậu.
Từ Hy thái hậu. Tuy chỉ là phận nữ nhi, nhưng Từ Hy lại được ví như “phượng hoàng trên đầu thiên tử”. Thống trị Trung Hoa trong gần nửa thế kỷ, mặc dù không phải hoàng đế, nhưng quyền hành trong suốt ba đời vua đều bị bà thao túng trong tay, vương quan đại thần trong triều thấy thế lại càng thêm khiếp sợ. Cũng chính bởi quyền uy vượt trên thiên tử, lăng mộ của Từ Hy thái hậu còn lớn hơn lăng tẩm của chồng là vua Hàm Phong và con trai Đồng Trị. Những vật bồi táng theo bà hoàng này có giá trị tương đương với quốc khố Thanh triều trong nhiều năm trời. Đó là chưa kể những bức thi họa cổ, trân bảo ngọc thạch với giá trị lớn tới không thể ước tính. Cùng với những hành động để lại tiếng xấu ngàn đời, lăng mộ xa xỉ của Từ Hy càng làm cho tên tuổi của bà “lẫy lừng” hậu thế. Chính sử Thanh triều có ghi, suốt đời Từ Hy thái hậu có thu vui là sưu tập trân kỳ dị bảo. Trong mục “Ghi chép lại đại sử năm thái hoàng thái hậu băng hà” có viết: "Lúc sinh thời, Từ Hy thường xuyên đem cất giấu báu vật vào hầm bí mật."
Chân dung Từ Hy Thái hậu Kho báu không tưởng trong mộ thất Từ Hy Trong bộ “Ái Nguyệt Hiên bút ký” của Lý Liên Anh – thái giám tâm phúc của Từ Hy - và người cháu là đồng tác giả có ghi chép rõ ràng về chủng loại, số lượng, vị trí và giá trị của các đồ tùy táng trong lăng mộ xa hoa của “lão phật gia”. Từ Hy sinh thời vốn ham mê châu báu ngọc ngà, khi qua đời còn được mai táng theo số trân kỳ dị bảo có giá trị lên tới hàng trăm triệu lượng bạc. Tính sơ trong đó có 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc, cùng hàng ngàn viên trân châu được đính trên y phục hay chăn nệm.
Địa cung bên trong Lăng Từ Hy Thái hậu. Trước khi Thái hậu nhập quan, trong quan tài phải trải sẵn ba lớp gấm quý đan tơ vàng có đính một lớp trân châu, tổng cộng dày một thước. Khi khâm liệm, Thái hậu mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc, dưới chân gác lên chiếc ấn ngọc chạm khắc hình hoa sen. Phủ trên thi hài Từ Hy là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni bằng tơ vàng với 25.000 chữ, trên chăn đính 820 viên trân châu. Trong đó, một viên trân châu đã có giá 10 triệu - 20 triệu lượng. Chiếc mũ phụng được Từ Hy đội khi mai táng cũng là trân bảo “có một không hai” trên thế gian. Trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, có giá trị lên tới 10 triệu lượng bạc. Trên thi hài bà còn được phủ một chiếc chăn có gắn trân châu thành hình hoa mẫu đơn. Vòng tay chôn theo bà cũng là một chuổi các viên kim cương chạm khắc thành hoa cúc và mang vàng ghép lại. Bên phải thi hài đặt một chậu san hô tạo tác từ ngọc với hai màu xanh – đỏ, trên ngọn còn có một con chim bói cá. Ngoài ra còn có vô số đá quý khác được chạm khắc thành hình hoa quả như đào, lê, mận,… Chưa dừng lại ở đó, bên trong lăng mỗ còn tìm thấy 8 con chiến mã làm từ ngọc, 18 vị La Hán làm từ ngọc. Số châu ngọc này phải lên tới hơn 700 món.
"Trân châu phụng quán" của Từ Hy Tương truyền rằng, sau khi bỏ đồ bồi táng xong, thấy quan tài vẫn còn chỗ hở, các quan phụng táng lại đổ thêm vào 4 hộp trân châu và 2.200 miếng hồng thạch, lam thạch, lục thạch. Riêng số châu báu “điền vào chỗ trống” này đã đáng giá 130.000 lượng bạc trắng. Qua những di vật bên trong quan tài, có thể thấy Từ Hy đặc biệt có niềm say mê đối với phỉ thúy. Bên cạnh hồng ngọc, vàng bạc, trong lăng tẩm của Từ Hy thái hậu còn có 27 bức tượng phỉ thúy tạc hình Phật. Hai bên dưới chân đều có hai viên phỉ thúy có màu dưa hấu. Ngoài ra còn có hai viên phỉ thúy trắng xanh, bên trong có màu vàng mật ong.
Bắp cải bằng ngọc phỉ thúy trong mộ Từ Hy Thái hậu Trong “Nội Vụ Phủ sổ sách” của hoàng cung cũng đánh giá: Những “trung châu bảo ngọc” được khâm liệm nhập quan cùng Tư Hy thái hậu, bất kể về số lượng hay chủng loại đều khiến người ta kinh ngạc. Có thể ví lăng tẩm của vị “lão phật gia” này giống như một “châu bảo ngọc khí bách khoa toàn thư” (bách khoa toàn thư về những thứ châu báu quý giá). Những vật phẩm làm từ khoáng thạch quý giá như phỉ thúy, chân trâu, kim cương, vốn dĩ đã khó kiếm, chưa nói đến giá trị của nó khi được tạo tác đều vô cùng khéo léo, tỉ mẩn, độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, một số giả thiết cho rằng số lượng lớn trong đó là đồ mà các hoàng thân quốc thích, vương công đại thần dâng tặng. Xét về giá trị, mỗi món đồ trong quan tài Từ Hy đều là những bảo vật vô giá. Lăng mộ bị cướp Vào năm 1928, lăng mộ của “Tây Thái hậu” đã bị kẻ trộm đột nhập và lấy đi một lượng không nhỏ những trân bảo mai táng. Khi đó, quân đoàn trưởng quân đoàn 12 của Quốc dân đảng là Tôn Điện Anh đóng quân ở huyện Kế, tỉnh Hà Bắc (nay trực thuộc thành phố Thiên Tân), cách Đông Lăng không xa. Đoàn quân này đã ngang nhiên cho công binh đột nhập mộ thất, phả tan cửa vào cùng những bức tường khảm kim cương.
Cây san hô đỏ điêu khắc bằng ngọc Sau khi thành công xâm nhập mộ đạo, đoàn binh này tiếp tục đục khoét cửa đá phía sau mộ thất, cậy nắp quan tài, trộm đi một số lượng lớn các trân kỳ dị bảo. Thông tin về việc Tôn Điện Anh trộm báu vật ở Đông Lăng đã khiến cho toàn Trung Quốc không khỏi phẫn nộ. Liên tiếp có nhiều lá thư điện tín gửi tới tay Quốc dân đảng yêu cầu nghiêm phạt hành vi xâm hại văn hóa này. Để đối phó với áp lực từ phía dư luận, Tưởng Giới Thạch đã buộc phải yêu cầu đưa thi thể Từ Hy cùng số trâu báu trở lại quan tài trong Đông Lăng. Tuy nhiên kẻ cầm đầu vụ trộm – Tôn Điện Anh – lại hoàn toàn thoát tội bằng nhiều cách.
Đống đổ nát ở Lăng Từ Hy sau khi bị Tôn Điện Anh "đạo mộ"
Viên dạ minh châu trong miệng Từ Hy Thái hậu Trên danh nghĩa là “phục hồi nguyên trạng” mộ thất của Từ Hy thái hậu, nhưng những trân kỳ dị bảo được an táng của bà đã “không cánh mà bay”. Nguyên nhân là do Tôn Điện Anh dùng nhật báu phẩm này để “chạy tội”. Tôn Điện Anh tặng cho Tưởng Giới Thạch thanh Cửu Long bảo kiếm của Càn Long hoàng đế và nhiều bức thư họa quý giá. Chưa dừng lại ở đó, hắn còn tặng cho Tống Tử Văn - cha vợ Tưởng Giới Thạch - viên phỉ thúy màu dưa hấu được lấy từ bên trong quan tài Từ Hy. Đặc biệt, viên dạ minh châu trong miệng Từ Hy đã bị tên này đem tặng cho Tống Mỹ Linh – vợ Tưởng Giới Thạch.
Quan tài bên trong địa cung Lăng Từ Hy Tống Mỹ Linh thậm chí đã dùng viên minh châu quý hiếm ấy đã đính trên giày của mình. Sau này binh biến nổ ra, viên dạ minh chây này cũng bị thất lạc. Theo sử sách, việc Thái hậu Từ Hy được an táng cùng một viên dạ minh châu trong miệng là có thật. Viên dạ minh châu này hình cầu, có khối lượng khoảng 787.28 carat (hơn 157 gram). Vào năm 1908, viên dạ minh châu này đã được định giá là 10,8 triệu lượng bạc, tương đương với 810 triệu NDT hiện nay (hơn 2.855 tỷ VNĐ).
Dạ minh châu. Bí ẩn lai lịch dạ minh châu Theo nhiều nguồn khảo cứu, có khả năng viên dạ minh châu đã thất lạc này chính là viên “Kim cương của Đại đế Mogul” lừng danh. “Kim cương của Mogul” xuất hiện đầu tiên ở miền nam Ấn Độ. Vào năm 1657, nhà nước Hồi giáo Mogul của Ấn Độ chinh phục được hai tiểu vương quốc và thống nhất miền nam Ấn Độ. Những viên dạ minh châu đó được phát hiện đã xuất hiện trong cung điện mang kiến trúc Mogul từ thời điểm này. Tuy nhiên những năm chính biến sau đó, cùng với sự sụp đổ của vương triều Mogul, loại đá quý bí ẩn này cũng biến mất. Mặc dù một nhà chuyên nghiên cứu đá quý người Pháp Niamey Tahoua đã khẳng định vào năm 1665 rằng trong một cung điện Mogul còn tồn tại vời thời điểm đó, có viên “đại kim cương Mogul” còn quý giá hơn nhiều. Tuy nhiên trên thực tế, đó chỉ là loại đá mô phỏng theo “Kim cương của hoàng đế Mogul”. Viên dạ minh châu cuối cùng này chỉ còn tồn tại ở Afghanistan. Vào năm 1760 dưới thời vua Càn Long, nhà vua đã cho quân đàn áp các cuộc nổi loạn tại biên giới, “Viên kim cương của hoàng đế Mogul” đã đến Trung Hoa vào thời điểm đó. Sau này nó được cống nạp đến tay Từ Hy thái hậu và trở thành vật theo chân bà đến suối vàng.
Có những động tác thể dục có thể giúp bạn có một cơ thể dẻo dai hơn, và theo các nhà khoa học là có thể sống lâu hơn, cúi gập người là một ví dụ, bạn có muốn thử xem mình đang ở độ tuổi nào không?
Đầu tiên thử xem cơ thể bạn đang thực sự ở độ tuổi nào nhé!
Khởi động nhẹ nhàng một chút cho các cơ bắp nóng lên đã. Sau đó bạn cúi gập người như trong hình, cố gắng chạm tay xuống sàn nhà.
Chú ý này, bạn phải giữ lưng thẳng, chứ không phải cứ cúi bừa xuống xong cong hết cả lưng lại đâu nhé!
Kết quả đây:
Bạn có thể chạm nguyên bàn tay xuống sàn, lưng thẳng và đầu gối cũng thẳng tưng luôn: Chúc mừng, cơ thể bạn đang ở độ tuổi 20 – 25.
Bạn có thể chạm các đầu ngón tay xuống sàn, đầu gối hơi trùng một tẹo. Và quan trọng là động tác này không hề khiến bạn khó chịu: Cơ thể bạn đang ở độ tuổi 25 – 38.
Các ngón tay của bạn có thể chạm vào mu bàn chân, đầu gối trùng nhiều hơn, các cơ bắp thì căng ra. Và bạn thực sự chỉ muốn đứng thẳng dậy càng nhanh càng tốt: Hơi buồn đấy, cơ thể bạn đã 38 – 50 tuổi.
Các ngón tay của bạn thậm chí còn không thể chạm vào mu bàn chân, thế mà đầu gối đã bắt đầu hơi trùng rồi, cảm giác thì rất khó chịu: chia buồn, cơ thể bạn đã ngoài 50 tuổi rồi!
Làm sao để cải thiện sự dẻo dai và tăng tuổi thọ cho cơ thể bây giờ?
Đừng lo, mỗi ngày bạn cố gắng tập cúi gập người như vậy chừng 30 lần, bất kỳ lúc nào rảnh rỗi. Sau 30 ngày, bạn sẽ ngạc nhiên vô cùng về sự thay đổi của cơ thể mình.
Các nhà hiền triết Tây Tạng nói rằng tuổi của cơ thể một người phụ thuộc vào tình trạng của lá gan, và tình trạng của gan lại phụ thuộc vào độ dẻo dai của cơ thể. Mặc dù việc tập luyện có vẻ không đơn giản gì, nhưng tin tốt là dù bạn ở lứa tuổi nào, bạn cũng có thể tập để cải thiện sự dẻo dai của cơ thể. Bỏ điện thoại xuống và gập người thử cái nha bạn!
Nhận được tin trễ : Chị Võ Thị Nguyệt , Cựu Học Sinh TH.Tây Ninh đã từ trần ngày 24/5/2018 (mùng 10 tháng 4, Mâu Tuất ) tại Colorado (Mỷ ) thọ 78 tuổi. Xin thành Thật Chia Buồn Cùng Tang Quyến, Cầu Nguyện cho Hương Hồn Người Quá Cố được AN NGHĨ NƠI CÕI VỈNH HẰNG
Bạn bè CHS.THTN - lớp Đệ nhi B1 (1961-62), Đệ Nhất B1 niên khóa (1962-63) Ảnh chup năm 2013 của vợ chồng chị Nguyệt,vợ chồng chị Huệ (em gái chị Nguyệt ) tai Mỷ nhân có người em chú bác từ VN sang thăm (bìa phải )
Ảnh xưa lúc còn học Đệ nhất B1 THTN 1963 (Phụng,Nết,Nguyệt (bìa phải )
Giữa những bộn bề của cuộc sống vốn
không bao giờ hoàn toàn như ý muốn, đôi khi ta quên mất và xem nhẹ những
điều rất đỗi quan trọng. Đặt mình vào vị trí người khác, xem chừng là
công việc hơi xa xỉ khi cuộc sống của bản thân ta còn đang có quá nhiều
điều phải lo toan.
Nhưng đặt mình vào vị trí người khác
lại chính là phẩm chất tối thiểu của một người tự tại. Là cứu cánh cho
rất nhiều mối quan hệ, là tấm ba-ri-e hạn chế những phiền toái không
đáng có cho người khác và cho cả chính bạn.
Chuyên mục Điều bị xem nhẹ sẽ giúp
bạn có các trải nghiệm khác nhau, để thấy rằng, đặt mình vào vị trí
người khác không hề khó và nó có thể hóa giải nhiều phiền toái như thế
nào. Bởi “Coi người khác là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là từ
bi”, và từ bi sẽ sinh ra Phúc Thiện.
***
Thang máy quả là một phát minh
hữu ích của con người. Có người cho rằng nó là một sản phẩm văn minh.
Nhưng tôi tin là chẳng có thứ đồ vô tri nào văn minh, chỉ có cách chúng
ta sử dụng nó mới thể hiện sự văn minh mà thôi.
Tôi sống ở một khu chung cư được gọi là
cao cấp ở thành phố lớn, mỗi ngày đều đi lên đi xuống trên cái thang máy
ít nhất 4 lần vào những giờ cao điểm nhất. Tôi tự tin rằng mình hiểu
cách dùng và đi thang máy sao cho đúng.
Vậy mà phải cho đến khi trải nghiệm việc
đi thang máy ở Đức trong một chuyến đi dài ngày, tôi mới thật sự hiểu.
Thật ra từ việc nhỏ như đi thang máy, sẽ chẳng có ai dạy bạn. Quan sát
và bắt chước những người dân văn minh ở một xứ sở văn minh cũng là chưa
đủ. Điều quan trọng nhất là bạn phải đặt mình vào vị trí người dùng
chung thang máy để tôn trọng và san sẻ lợi ích cùng nhau, thì mới hiểu
hết những phép tắc bất thành văn của “người văn minh”.
Văn minh thế nào mới là đủ?
Ở khu nhà “cao cấp” mà tôi ở, mỗi khi
cửa chiếc xe thang mở ra, thì người ở trong ùa ra, người ở ngoài ùa vào.
Tôi vẫn luôn tự hào mình “có ý thức” hơn đa số những người đó, nên luôn
lớn tiếng giả vờ nhắc nhở con, mà thật ra là “dạy bảo” những người lớn
khác: “Nhường đường đã con, người ở trong có ra được thì mình mới vào
được chứ!”.
Những tưởng thế là đủ “văn minh” rồi, và
cái sự văn minh cũng thể hiện rõ nhất khi có đông người mà thôi. Nên
những lúc chỉ có một vài người trước thang máy và bên trong không có ai,
thang mở là tôi bước vào ngay bên trong và đứng vào góc để không chắn
đường người khác. Tôi cho rằng thế là không có động chạm đến lợi ích của
ai cả. Thế là văn minh lắm rồi.
Nhưng khi ở Đức, dù chỉ có 2 người đứng
trước thang, nếu cửa mở, họ sẽ dừng lại một chút có ý nhường nhau, người
đứng gần cửa nhất sẽ giữ cửa nhường người sau vào rồi mới vào. Hoặc sau
cái gật đầu lịch sự họ mới bước nhanh vào tránh mất thời gian. Dù ai
vào trước thì cũng sẽ đứng ấn nút giữ cửa cho những người vào sau rồi
sau đó mới lui vào góc trong nhường chỗ.
Hóa ra văn minh không chỉ là những quy
tắc để mọi thứ được vận hành thông suốt, (như trường hợp chiếc thang
không bị ùn tắc nếu ta biết nhường đường cho người ở trong ra trước). Mà
nó còn là biết nghĩ tới người khác khi cả hai có cùng chung một nhu cầu
và sự khiêm nhường, cung kính trong phong thái và giao tiếp.
Hãy bấm nút cho đúng
Tôi không có ý muốn nói rằng bạn hãy bấm
đúng số tầng mà bạn muốn lên. Vì tất nhiên, trừ những ai không biết mặt
số hoặc tay hoạt động nhanh hơn đầu nên bấm nhầm, hoặc những em bé và
cả những người lớn “nghịch ngợm”. Việc bấm đúng số tầng không nằm trong
mục đích viết về những cái nút trong thang máy.
Ý tôi là hai cái nút đóng cửa và mở cửa. Chỉ vậy thôi mà cũng có khá nhiều câu chuyện thú vị về nó.
Tôi đã nghĩ rằng mình vào trước thì bấm
nút mở cửa để chờ người sau vào. Đó là biết nghĩ đến người khác, và tất
nhiên tôi áp dụng cho cả trường hợp người nhà hoặc bạn bè mình đang còn
mải nhặt đồ bị rơi ở đằng sau, chưa kịp khóa cửa hay ra khỏi nhà… Tôi sẽ
bấm cho đến khi cái thang phải rú lên báo động là cửa đã mở quá lâu thì
mới thôi. Vâng, đó là nghĩ cho người thân mình mà không nghĩ cho những
người đang đi cùng mình phải “mắc kẹt” một lúc lâu với mình.
Sau này đọc trên một trang web dành
riêng cho những quy tắc đi thang máy, tôi mới biết rằng, không bao giờ
được giữ cửa lâu hơn 20 giây khi trong thang đang có nhiều người. Bạn có
thể làm vậy nếu bạn đi một mình, bởi người duy nhất thấy bất tiện lúc
đó là bạn mà thôi.
Còn chiếc nút đóng cửa thì sao? Tôi đã
nhiều lần cảm thấy tội lỗi khi ai đó bấm lia lịa cái nút đóng cửa để
thang đi cho nhanh, nhưng đúng lúc đó lại có người hối hả chạy tới bấm
mở cửa. Tôi muốn nhao ra bấm nút mở nhưng chẳng kịp, “ai đó” kia, dù đã
nhìn thấy cũng sẽ vẫn tỏ ra như “Oops! Không kịp nữa rồi”. Và cửa thang
lạnh lùng đóng lại.
Nếu thang vẫn còn chỗ trống, dù bạn có
đang vội đến mấy, xin hãy dừng lại đợi người đang hối hả chạy lại. Có
thể họ còn vội hơn bạn, có những việc quan trọng hơn bạn. Hay ít nhất
thì, đó là cách con người đối xử với nhau bằng sự cảm thông, thiện lương
và lễ độ.
Hay khi cửa thang mở ra cho người ở tầng
đó đi ra, người ở trong sẽ ngay lập tức ấn nút đóng cửa để cửa đóng cho
nhanh. Đáng ra, chúng ta phải ấn nút mở cửa để cho họ đi ra xong mới ấn
nút đóng. Cái cửa tất nhiên sẽ không đóng vào ngay đâu, nhưng ta bấm
nút mở là thể hiện sự lịch sự và tôn trọng người khác.
Tôn trọng không gian chung
Thang máy là một cái hộp kín bưng và
cũng chẳng rộng rãi gì. Nhất là vào giờ cao điểm thì miễn là thang chưa
kêu báo quá tải, mọi người sẽ không ngại gì mà đứng vài phút trong sự
chật chội, ngột ngạt.
Nhưng dù chật và đôi khi bạn phải tiếp
xúc một vài phần cơ thể với người khác. Nhưng không gian chung vẫn cần
một sự tôn trọng nhất định của tất cả những người sử dụng.
Đừng nói chuyện to, quát mắng con trong
thang, buôn điện thoại về những câu chuyện riêng tư mà chẳng ai muốn
phải nghe của bạn. Không đứng chắn cửa thang nếu bạn không phải là người
đầu tiên sẽ ra ngoài. Không đứng ngả ngốn, khuỳnh chân, khuỳnh tay hay
hút thuốc, tóp tép nhai kẹo cao su quá ồn ào.
Và trong không gian chung, cũng vẫn tồn
tại không gian riêng của mỗi người. Đừng đứng quá gần vào người khác khi
thang không quá chật. Cũng đừng nhìn chằm chằm vào họ, tốt nhất hãy tìm
vị trí đặt mắt của mình lên những điểm ít có khả năng gây khó chịu cho
người khác như trần thang, sàn thang hay bảng điều khiển.
Đứng ở đâu cũng cần phải động não một chút
Với tư duy lúc nào cũng phải nhanh hơn
người khác một chút, vào trong sớm một chút để chắc chắn có chỗ đứng,
nhiều người trong chúng ta cứ hay đứng ngay trước cái cửa thang, thậm
chí dí sát mặt vào cánh cửa thép. Rồi đợi cửa mở là ào vào ngay.
Vẫn là cách chỉ nghĩ đến lợi ích của
mình mà không đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ một chút. Nếu
bạn đứng như vậy, người ở trong muốn ra chắc chắn sẽ bị cản trở và họ sẽ
ra khó khăn hơn và lâu hơn. Như thế, bạn có vào được trong đầu tiên thì
cũng không phải là cách nhanh nhất. Hơn thế còn để lại một đống lộn xộn
ở sau lưng khi luồng giao thông ra vào thang bị bạn làm tắc ngay từ
đầu.
Và hãy thử tưởng tượng, bạn đã trải qua
vài phút nín thở trong chiếc thang máy đông nghẹt giờ đi làm. Chưa kể
với những người sợ không gian hẹp, khi cánh cửa mở ra là một cảm giác
giải thoát và thở phào nhẹ nhõm. Sau những giây phút thường là như dài
nhất trong ngày đó, tự do là của bạn… ngoại trừ việc lối đi đã bị chặn
đứng bởi một đám đông đang đùn đẩy nhau len vào.
Hãy đứng ở hai bên cửa thang máy, để lại
khoảng trống để cho người ở trong đi ra được. Tốt nhất đừng cố tìm cách
dọa người khác khi dí sát mặt vào cánh cửa. Thử nghĩ mà xem, nếu bạn là
người ở trong, cửa vừa mở đã thấy một khuôn mặt sát ngay đằng trước? Nó
khá là kỳ cục và thậm chí là gây giật mình đấy! Và tất nhiên, giật mình
không tốt cho sức khỏe tim mạch của bạn.
Một quy tắc lịch sự khác, khi đã vào
trong thang hãy nhanh chóng đứng nép vào các góc để dành chỗ cho người
vào sau. Bạn có thể nhờ người bấm số tầng sau đó, chứ không nhất thiết
phải bấm ngay lập tức khi vào thang trong khi làn người phía sau còn rất
đông.
Vâng, đi vào như thế nào và đứng ở đâu,
đó cũng là một lần bạn phải tính toán và suy nghĩ bằng cách đặt lợi ích
của người khác lên trên lợi ích của mình.
Và ngay cả ở những chiếc thang cuốn
trong siêu thị, nơi công cộng, hãy luôn đứng nép sang một bên (ở Việt
Nam và hầu hết các quốc gia là bên phải) để dành làn đường cho người di
chuyển nhanh không có nhu cầu đứng một chỗ.
Tôi hay vào siêu thị với em gái của
mình, chúng tôi sẽ vừa đi vừa khoác tay nhau kể cả lúc đứng trên thang
cuốn. Điều này chẳng có gì đáng nói vì ở Việt Nam chúng ta vẫn đều đi
đứng như vậy. Sẽ chẳng có kẽ hở nào trên thang cuốn, một khi đã đứng lên
đó thì cứ đứng im để chiếc thang làm nhiệm vụ của nó mà thôi.
Nhưng nhìn làn người di chuyển hối hả mà
vẫn thông suốt trên chiếc thang cuốn trong ga tầu điện ngầm ở Đài Loan.
Tôi nhận ra có một sự khác biệt giữa bên phải và bên trái của mọi chiếc
thang cuốn. Một làn cho người đứng im, và một làn cho người di chuyển.
Kể cả trên một chiếc thang rộng chưa đầy
1m, quy tắc vẫn sẽ là quy tắc, và những người có nhu cầu khác nhau sẽ
vẫn được đáp ứng đầy đủ.
Một chuyến đi thang máy, đã có biết bao
điều thể hiện phẩm chất và phong thái của bạn. Bạn có thể để ý một chút,
giả vờ một chút khi đi ra những nước văn minh để không cảm thấy mình
quá khác biệt và được tôn trọng. Nhưng nếu không là một sự rèn luyện và
hình thành thói quen thì cũng chỉ là sự giảo hoạt chứ không phải là
phong thái của một người có giáo dưỡng.
Tất cả mọi loại đức hạnh trên đời, đều
chỉ bắt đầu từ việc hãy biết đặt mình vào vị trí của người khác. Hãy làm
ngay hôm nay, không cần ai ghi nhận, ít nhất bạn sẽ tự cảm thấy hài
lòng và tự tin. Chẳng có ai lại không vui khi làm điều tốt cả. Tự tạo
niềm vui cho mình và tận hưởng bạn nhé!
Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.
Bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một bạn du học sinh Nhật. Nội dung bài viết như sau:
“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”.
Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.
Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa…Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn.
Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy.
Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi ?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày. Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi…Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”.
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi? Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”
Có thể thấy, nội dung bài viết này như tâm sự “thay lời muốn nói” cho rất nhiều người Việt đang cảm thấy không hài lòng với lối sống của chính con người Việt