Bộ
Môi trường Peru ngày 8/5 cho biết khu vực rừng nhiệt đới Amazon thuộc
nước này đã mất gần 2 triệu ha đất rừng trong khoảng từ năm 2001 đến năm
2016, tương đương 123.000ha đất rừng bị san phẳng mỗi năm.
Một góc rừng Amazon.
Theo ông Cesar Calmet, người đứng đầu chương trình bảo tồn rừng của Bộ Môi trường Peru, trồng trọt, chăn nuôi, đốn gỗ, khai khoáng trái phép và buôn lậu ma túy là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên và nếu không có phương án giải quyết, diện tích rừng bị xóa sổ có thể đạt đến 300.000-400.000ha một năm.
Những hình ảnh vệ tinh cho thấy nạn phá rừng tiếp tục tăng lên vào năm 2017, với 143.000ha rừng Amazon bị xóa khỏi bản đồ Peru.
Theo ông Calmet, tình hình đặc biệt khó khăn ở khu vực Madre de Dios tại phía Nam Amazon, nơi hoạt động khai thác vàng lan rộng và nạn phá rừng đang gia tăng nhanh, từ 5.000ha trong năm 2001 lên tới 17.000ha trong năm 2016.
Peru là một trong những nước có diện tích rừng Amazon lớn nhất, chỉ sau Brazil. Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc, quốc gia này là một trong 17 quốc gia có sự "đa dạng lớn về sinh thái".
Nằm ở phía Đông Peru, lưu vực Amazon chiếm 1/3 lãnh thổ Peru và là một nguồn hấp thụ khí nhà kính rất quan trọng của Trái Đất.
Một góc rừng Amazon.
Những hình ảnh vệ tinh cho thấy nạn phá rừng tiếp tục tăng lên vào năm 2017, với 143.000ha rừng Amazon bị xóa khỏi bản đồ Peru.
Theo ông Calmet, tình hình đặc biệt khó khăn ở khu vực Madre de Dios tại phía Nam Amazon, nơi hoạt động khai thác vàng lan rộng và nạn phá rừng đang gia tăng nhanh, từ 5.000ha trong năm 2001 lên tới 17.000ha trong năm 2016.
Peru là một trong những nước có diện tích rừng Amazon lớn nhất, chỉ sau Brazil. Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc, quốc gia này là một trong 17 quốc gia có sự "đa dạng lớn về sinh thái".
Nằm ở phía Đông Peru, lưu vực Amazon chiếm 1/3 lãnh thổ Peru và là một nguồn hấp thụ khí nhà kính rất quan trọng của Trái Đất.
Cần phải quan tâm bảo vệ rừng
Trả lờiXóa