Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Đảo Núi lửa Jeju và Hệ thống Ống Dung nham

Đất nước Hàn Quốc xinh đẹp nổi tiếng có hòn đảo núi lửa Jeju – nơi được mệnh danh là đẹp và hấp dẫn du khách nhất trong các đảo du lịch của Hàn Quốc.
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Đảo Núi lửa Jeju và Hệ thống Ống Dung nham là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2007.
Đảo Núi lửa Jeju và Hệ thống Ống Dung nham là một khu vực rộng lớn nằm trên đảo Jeju của Hàn Quốc
Đảo Núi lửa Jeju và Hệ thống Ống Dung nham là một khu vực rộng lớn nằm trên đảo Jeju của Hàn Quốc. Đảo Jejulà hòn đảo lớn nhất, nổi tiếng nhất của xứ sở kim chi. Đảo có chiều dài 41 km và chiều rộng 73 km. Khí hậu trên đảo tương đối ôn hòa, tháng nóng nhất nhiệt độ cũng không quá 33 độ C. Được hình thành từ những đợt phun trào núi lửa chính vì vậy trên đảo Jeju đâu đâu cũng thấy đá. Điều rất đặc biệt là đá trên đảo Jeju có màu đen, xốp, nhẹ và rất hút nước. Đá nằm khắp mọi nơi trên đường, được người dân dùng làm hàng rào quanh nhà và quanh những vườn quýt – một thứ đặc sản nổi tiếng của đảo.
Đảo Núi lửa Jeju và Hệ thống Ống Dung nham là một khu vực rộng lớn có diện tích 18.846ha với 3 địa điểm chính gồm: Geomunoreum, được xem là hệ thống ống dung nham đẹp nhất trong tất cả các hang động trên toàn thế giới với phần mái và phần nền được tạo nên từ carbonate nhiều màu sắc và các bức tường dung nham màu tối hơn. Núi đá túp tròn Seongsan Ilchulbong có hình dạng giống như một pháo đài vươn cao lên khỏi mặt biển tạo nên một cảnh tượng đẹp tuyệt vời. Cuối cùng là núi Halla, ngọn núi cao nhất ở Hàn Quốc với nhiều thác nước, những phiến đá nhiều hình dạng và một miệng núi lửa nay đã bao phủ với một hồ nước. Khu vực này, không chỉ là một cảnh quan thiên nhiên vô cùng nổi bật mà còn là nơi cất giữ những chứng tích về lịch sử hình thành của trái đất qua những đặc tính cũng như quá trình hình thành phát triển của nó.
Có thể nói Đảo Núi lửa Jeju và Hệ thống ống Dung nham là một di sản được tạo nên từ ba thành phần riêng biệt như đã nói. Khu vực này được Unesco công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới bởi chính chất lượng không thể sánh bằng của hệ thống ống dung nham ở Geomunoreum cũng như sự đa dạng và dễ dàng tiếp cận đến các đặc tính của núi lửa tại hai địa điểm còn lại. Di sản này đã đóng góp một phần quan trọng và độc nhất để các nhà khoa học, các nhà địa chất trên toàn thế giới có thêm hiểu biết về sự hình thành cũng như phat triển của núi lửa trên toàn thế giới.
Có hai tiêu chí mà UNESCO lựa chọn để quyết định nơi đây là Di sản Thiên nhiên Thế giới đó là tiêu chí (vii) và tiêu chí (viii).
Tiêu chí (vii): Theo bảng đánh giá, hệ thống ống dung nham Geomunoreum, vốn được xem là hệ thống hang động đẹp nhất trên thế giới, có một vẻ đẹp vô cùng nổi bật ngay cả khi đem so sánh với nhiều hang động đẹp khác trên thế giới. Nó mang đến một hình ảnh độc đáo với vòm và nền hang động được trang hoàng màu sắc sặc sỡ từ carbonate trong khi những bức tường lại mang màu tối của dung nham.. Núi đá túp Seongsan Ilchulbong nhìn giống như một pháo đài vươn cao lên khỏi mặt biển là một vô cùng ấn tượng. Trong khi đó, Núi Halla lại khiến cho cảnh vật xung quanh thêm nên thơ và hấp dẫn nhờ cấu trúc và màu sắc lúc giao mùa, những thác nước, những phiến đá với nhiều hình hài khác nhau, những rặng núi đá liền kề và hơn hết là không gian nhìn từ trên cao tại miệng ngọn núi lửa nay đã là hồ nước.
Theo tiêu chí thứ (viii): Jeju còn có một giá trị đặc biệt với tư cách là một trong những núi lửa hình khiên lớn trên thế giới được tạo ra trên một điểm nóng tại một lớp vỏ lục địa tĩnh. Jeju nổi bật nhờ hệ thống ống dung nham Geomunoreum và rất nhiều hang với những ống dung nham được bảo vệ. Bên cạnh đó hệ thống măng đá được hình thành từ carbonat mang lại cảnh quan rất đẹp mắt và độc đáo. Hệ thống măng đá này không chỉ nhiều mà còn rất đa dạng và ít có hang động nào trên thế giới sánh bằng. Núi đá túp tròn Seongsan Ilchulbong còn là minh chứng về cấu trúc cũng như đặc điểm trầm tích, khiến cho nó trở thành điểm đến hàng đầu cho những ai muốn tìm hiểu về sự phun trào núi lửa kiểu Surtseyan.
Di sản Đảo Núi lửa Jeju và Hệ thống Ông Dung nham được quản lý và sử dụng khá tốt nhờ vào bản kế hoạch quản lý tại chỗ của chính phủ trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010. Những vấn đề được quan tâm trong công tác quản lý khu di sản này là làm thế nào để tránh được những ảnh hưởng từ sản xuất nông nghiệp lên môi trường đất ngầm và cách quản lý hiệu quả nguồn khách du lịch đến đảo để tham quan đảo.

1 nhận xét:

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...