Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Người phụ nữ tiên phong nuôi chuột dùng cho khoa học

Trong trang trại nhỏ màu trắng ở Granby (Massachusetts, Mỹ), bà Abbie E. C. Lathrop đã nuôi rất nhiều động vật nhỏ: chồn sương, thỏ, chuột lang và chuột bạch. Năm 1902, những con chuột của bà Lathrop đã trở thành loài động vật đầu tiên sử dụng trong phòng thí nghiệm cho nghiên cứu di truyền.

Bén duyên với khoa học

Abbie E. C. Lathrop chào đời ở tiểu bang Illinois vào năm 1868, bà là một trong những người con gái có cha mẹ là giáo viên ở Granby. Lathrop tự học tại nhà cho đến năm 16 tuổi, sau đó bà có 2 năm học chính thức. Ở tuổi 19, Lathrop làm nghề giáo viên nhưng vì căn bệnh thiếu máu ác tính - một căn bệnh từ các tế bào hồng cầu - đã khiến bà giải nghệ chỉ sau vài năm dạy học.
Vào năm 1900, Lathrop chuyển tới Granby và bắt đầu làm nghề chăn nuôi gia cầm. Việc làm ăn nhanh chóng thất bại. Lathrop chuyển sang nuôi chuột. Ở Mỹ và Anh, chuột được thuần hóa trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 20, người ta nuôi chúng làm vật cảnh hay dùng để diễn xiếc. Bà Lathrop bắt đầu việc kinh doanh của mình bằng 2 con chuột nhảy, gồm một con đực và con cái mà bà thuần hóa từ chuột hoang. Bà nuôi đến khi đàn chuột lên đến hơn 1 vạn con, bầy chuột sống trong các hộp gỗ, chúng ăn yến mạch và bánh quy giòn.
Abbie-E-C-Lathrop
Bức vẽ bà Abbie E.C. Lathrop tại Granby, đề ngày 5 tháng 10 năm 1913.
Là người nuôi động vật có tay nghề, Lathrop đã có thể chọn ra những đặc điểm ưa thích của các loài vật nuôi. Năm 1902, nhà di truyền học William Ernest Castle của Viện nghiên cứu Bussey (Đại học Harvard) đã đặt hàng những con chuột đầu tiên từ bà Lathrop. Ông Castle cũng là người rất quan tâm tới di truyền học của động vật có vú, đã khám phá ra rằng những con chuột với tuổi thọ ngắn là một mẫu vật lý tưởng để nghiên cứu.
Và bà Lathrop đã nhanh chóng thiết lập hoạt động kinh doanh của mình là cung cấp chuột thí nghiệm. Sử gia sinh học Karen Rader, tác giả của cuốn sách "Sản xuất chuột: Tiêu chuẩn hóa động vật cho nghiên cứu y sinh học của Hoa Kỳ", cho biết: "Các nhà lai tạo chuột và những người hâm mộ chúng thường xuyên quan tâm đến hoạt động nuôi nhốt trước khi giới khoa học quan tâm đến chuột như là một sinh vật thực nghiệm. Khi phát triển ngành di truyền học, các nhà di truyền học nhanh chóng nhận ra rằng họ rất quan tâm đến những con vật xinh xắn, chúng là kho lưu trữ các động vật có nguồn gốc tự nhiên - những nơi diễn ra các hoạt động kiểm soát di truyền".
Rất nhanh chóng, doanh nhân Lathrop đã trở thành nguồn cung chuột thí nghiệm đáng tin cậy cho các phòng thí nghiệm.

Đồng tác giả nghiên cứu về ung thư

Tại viện nghiên cứu Bussey, nhà di truyền học kiêm nhà cổ sinh vật học C.C. Little rất quan tâm đến chuột thí nghiệm. Với những con chuột từ trang trại Granby của bà Lathrop, sinh viên Little bắt đầu thí nghiệm chúng với những dòng chuột bẩm sinh và đã tạo ra những giống chuột ổn định thành công - thứ mà các nhà sinh thái học và di truyền học thích gọi là "dòng thuần khiết".
chuột bạch
Chuột thí nghiệm trở thành một mô hình nghiên cứu vô giá cho di truyền học, y học, thần kinh học và nhiều hơn thế.
Vào năm 1909, Litte bắt đầu thử nghiệm lai tạo chuột và cho ra chủng ổn định mới (loài chuột lông pha loãng). Litte chỉ ra rằng việc lai cận huyết có thể bảo tồn các biến thể di truyền từ cùng nguồn gene. Trong nghiên cứu ung thư thì điều này có nghĩa là chủng lai ổn định dùng để nghiên cứu bản chất di truyền và sinh học của ung thư trong chuột lai tạo với các tế bào ung thư - nhận thức này vẫn còn phổ biến cho đến tận ngày nay.Trong cùng thời gian này, bà Lathrop cũng bắt đầu nghiên cứu về ung thư. Khi phát hiện có những thương tổn trên da của một số con chuột, bà đã hỏi các vị khách hàng của mình về dấu hiệu đó là gì. Nhà nghiên cứu bệnh học nổi tiếng Leo Loeb của Đại học Pennsylvania phản hồi rằng các thương tổn trên da là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Sự hợp tác của Lathrop và Loeb đã tạo ra một hướng đi tiên phong trong nghiên cứu ung thư. Bộ đôi Lathrop-Loeb khám phá ra rằng tỷ lệ các khối u ung thư rất khác nhau giữa các chủng chuột lai tạo, và kết luận rằng nếu các chủng có khối u cao được lai với những chủng chuột có khối u thấp thì con non sẽ là các chủng có khối u cao.
Bộ đôi cũng cho thấy có một mối liên kết giữa hormone và ung thư: các khối u giảm ở chuột bị triệt sản, trong khi khối u tăng ở chuột mang thai. Giữa các năm 1913 và 1919, bộ đôi Lathrop-Loeb là đồng tác giả của 10 bài báo khoa học dựa trên các thí nghiệm của họ, những bài viết này xuất hiện trên các tạp chí uy tín như Tạp chí y học thực nghiệm và Tạp chí nghiên cứu ung thư.
Năm 1929, ông Little sáng lập ra Phòng thí nghiệm Jackson (JAX), ngày nay là một trung tâm nghiên cứu ung thư nổi tiếng và là nhà cung cấp chuột thí nghiệm hàng đầu thế giới với hơn 7000 chủng di truyền độc đáo. Hiện JAX vẫn tiếp tục cung cấp các chủng chuột thí nghiệm đến từ trang trại Granby của bà Lathrop.

Từ vietnews

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...