Những câu chuyện về kiếp luân hồi luôn là những câu
chuyện mơ hồ khiến người nghe không biết nên tin theo cách nào. Thế nhưng trên
thực tế ngay cả ở Tây Phương cũng có những câu chuyện khó tin như vậy. Nhưng
những bằng chứng này cho thấy mọi thứ đều có thể tồn tại. Những ghi chép, câu
chuyện về luân hồi không chỉ có trong nền văn hóa phương Đông, mà hiện nay nhiều
học giả Tây phương cũng đang nghiên cứu về chủ đề này. Dưới đây là một số câu
chuyện có thật mà họ thu thập được.
Nhà tâm thần học Ian Stevenson từng viết cuốn sách “Children Who Remember Previous Life” (Những Đứa Trẻ Còn Nhớ Tiền Kiếp), hay TS. Brian Weiss cũng viết cuốn “ Many Lives , Many Masters” ( Nhiều cuộc đời , nhiều ông chủ) . Trong những cuốn sách của mình, họ đã thu thập được nhiều trường hợp có thật về luân hồi.
1. Cậu bé người Anh muốn trở về ngôi nhà trong tiền kiếp
Vào ngày 8/9/2006, trang web The Sun của Anh Quốc đã đăng tải câu chuyện của một bé trai nhớ lại kiếp sống trước của mình. Cậu bé 6 tuổi này tên là Cameron Macaulay. Cậu không khác biệt gì nhiều so với những đứa trẻ cùng lứa. Chỉ có điều cậu thích kể chuyện về “người mẹ xưa” của cậu, về gia đình trước đây và một ngôi nhà tại một cái vịnh, nhưng không có điều gì liên quan đến cuộc sống hiện thời của cậu. Nơi cậu kể là một địa điểm cậu chưa bao giờ đến, nằm trên hòn đảo nhỏ Barra cách nơi cậu đang sinh sống khoảng 260 km.
Mẹ của Cameron’s, bà Norma, 42 tuổi nói rằng Cameron thích kể những câu chuyện về tuổi thơ của cậu ấy trên hòn đảo Barra. Cameron nói về cha mẹ trước đây của mình, cha cậu chết như thế nào, các anh chị em của cậu ra sao. Cậu cũng nói rằng người mẹ mà cậu kể là người mẹ trong đời trước. Cameron tin rằng cậu có kiếp trước và lo lắng gia đình trong đời trước sẽ nhớ mình.
Cô giáo dạy Cameron kể với bà Norma tất cả những điều mà Cameron nói về Barra. Cậu nhớ mẹ và anh chị em của mình. Cameron phàn nàn rằng ngôi nhà hiện tại chỉ có 1 cái toilet, trong khi ở Barra, họ có 3 cái. Cậu thường đòi mẹ. Cậu nói mẹ nhớ cậu và cậu muốn cho gia đình ở Barra biết cậu vẫn bình thường. Cameron cảm thấy rất buồn. Cậu không ngừng kể về Barra, những nơi cậu đã đi, những gì họ đã làm.
Cameron liên tục nài nỉ bà Norma dẫn mình đến Barra. Cuối cùng Norma đã quyết định thực hiện chuyến đi. Và bác sĩ tâm lý Jim Tucker của đại học Virginia ở Hoa Kỳ cùng đi với họ. Bác sĩ Tucker là người chuyên nghiên cứu về luân hồi, đặc biệt trong các trường hợp của trẻ em.
Khi Cameron biết về chuyến đi, cậu rất vui mừng và nhảy nhót khắp nơi. Khi họ đáp máy bay xuống Barra, mọi thứ y như Cameron đã miêu tả. Người của khách sạn bảo rằng có một gia đình Robertson, mà họ tin rằng là gia đình của Cameron, sống ở ngôi nhà trắng trên vịnh. Nhưng bà Norma đã không nói với Cameron về điều này vì họ muốn thấy chuyện gì sẽ xảy ra sau khi đến đó. Đến nơi, Cameron nhận ra ngôi nhà trắng ngay lập tức và rất vui mừng. Khi họ bước đến cửa, Cameron trở nên rất im lặng.
Mẹ Norma và bé Cameron tại thành phố Glasgow
Người chủ cũ của căn nhà đã chết. Người giữ chìa khóa để họ vào nhà. Cameron rất quen thuộc với ngôi nhà và cậu biết từng ly từng tí trong đó. Như cậu đã nói, căn nhà có 3 nhà tắm và có thể nhìn thấy bờ biển từ căn phòng ngủ của cậu.
Từ khi họ trở về Glasgow, Cameron trở nên rất yên lặng. Bà Norma nói rằng đến Barra là một chuyện tốt. Chuyến đi đã làm Cameron vui hơn và cậu không còn nói về Barra nữa. Cameron giờ đã biết rằng mẹ và anh trai của cậu không còn nghĩ cậu dựng chuyện nữa. Câu chuyện của Cameron đã được kênh truyền hình Channel Five tại Anh Quốc dựng thành phim tài liệu.
2. Cậu bé sống trong 2 đời ở Hải Nam
Một bài báo trong đợt xuất bản thứ 7 của tạp chí Phụ Nữ Phương Đông vào năm 2002 đã tường thuật câu chuyện về một cậu bé có thể nhớ được kiếp trước. Cậu bé tên là Tang Jiangshan, sống tại thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Theo lời kể của cha mẹ Tang Jiangshan và những già làng, khi Tang Jiangshan mới vừa 3 tuổi (năm 1979), một ngày nọ cậu đột nhiên bảo cha mẹ rằng: “ Con không phải là con của hai người. Đời trước con tên là Chen Mingdao, cha con tên là Sandie. Nhà con ở Đam Châu, gần biển”. Nơi cậu bé nhắc đến cách thành phố Đông Phương chừng hơn 160 km.
Cậu bé kể rằng cậu đã bị giết bằng kiếm và súng trong thời Cách mạng Văn hóa. Điều lạ là cậu có thể nói giọng Đam Châu rất rành rọt. Tiếng địa phương Đam Châu khác hẳn giọng nói trong vùng cậu đang sống. Bên phía bụng trái của cậu cũng có vài vết thẹo bị chém bằng kiếm để lại từ đời trước.
Khi 6 tuổi, Tang Jiangshan thúc dục cha mẹ đưa cậu đến nơi cậu từng sống trong đời trước. Đó là làng Huangyu, thị trấn Xinying thuộc thành phố Đam Châu. Tang Jiangshan đi thẳng tới nhà một người đàn ông tên là Chen Zanying. Cậu bảo ông Chen rằng cậu là con trai của ông tên là Chen Mingdao. Sau khi chết, cậu được luân hồi vào thị trấn Gancheng thuộc thành phố Đông Phương. Cậu trở lại đây để tìm cha mẹ trong kiếp trước.
Rồi cậu nhận ra 2 chị gái của mình, 2 em gái và những người thân quyến khác trong làng. Đặc biệt thú vị là cậu còn có thể nhận ra cô bạn gái của mình trong đời trước. Mặc dù Tang Jiangshan chỉ mới 6 tuổi, nhưng những gì cậu nói về đời trước đã thuyết phục được cả gia đình và họ hàng Chen Mingdao. Ông Chen xúc động bật khóc. Ông tin rằng Tang Jiangshan chính là một đời chuyển sinh của con trai ông.
Từ đó, Tang Jiangshan có 2 gia đình thuộc 2 đời khác nhau. Hằng năm, cậu đều di chuyển qua lại giữa hai thành phố Đông Phương và Đam Châu. Chen Zanying, họ hàng và người làng ông đều coi Tang Jiangshan như Chen Mingdao. Vì Chen Zanying không có con trai, nên Tang Jiangshan đã chăm sóc ông như một người con thật sự đến khi ông Chen qua đời vào năm 1998.
Các nhà xuất bản làm việc với tạp chí này lúc đầu không tin câu chuyện của Tang Jiangshan. Nhưng sau khi điều tra cẩn thận, họ đã xác minh những việc Tang trải qua là thật.
3. Chuyện luân hồi của cựu Tổng thống Abraham Lincoln
Cựu Tổng thống Abraham Lincoln. (Ảnh: Internet)
Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện vài điều thú vị về sự luân hồi của Abraham Lincoln, một vị tổng thống nổi tiếng trong lịch sử Hoa Kỳ.
Theo một bài báo trên PRWeb vào ngày 1/2/2006, cách đây khoảng 50 năm, một vị thầy yoga tên là Paramhansa Yogananda đã chỉ ra rằng, cựu Tổng thống Lincoln (1809-1865) đã chuyển sinh thành phi công nổi tiếng và nhà văn Charles Lindbergh (1902-1974). Trước đó, cư sĩ đồng thời là nhà văn Richard Salva cũng xuất bản cuốn sách “Cuộc hành trình của linh hồn từ Lincoln đến Lindbergh” , trong đó ông đã xác minh sự luân hồi của cựu Tổng thống Lincoln qua các đặc điểm, tính cách, hay ngay cả môi trường sống, cũng như thể chất và tinh thần của họ.
Ngoài ra, tác giả cũng giải thích cuộc sống trước đây của Lincoln đã ảnh hưởng đến cuộc sống của Lindbergh như thế nào. Những điều này giúp giải thích thắc mắc của một số nhà lịch sử học, ví dụ, tại sao phi công Lindberg lại cực lực phản đối Mỹ tham dự vào Thế chiến II.
Bài báo này cũng cho biết, 1/5 người Mỹ tin vào sự tồn tại của luân hồi, nhưng chỉ có một số người quan tâm đến sự ảnh hưởng của kiếp trước đến kiếp này của họ. Quyển sách của Richard Salva so sánh Lincoln và Lindberg, đồng thời giải thích nghiệp báo tích tụ từ đời trước ảnh hưởng đến cuộc sống đời này như thế nào. Ví dụ, cả Paramhansa Yogananda và Richard Salva đều cho rằng Lincoln từng tập yoga trong một kiếp nào đó. Salva còn phân tích việc học yoga đó đã ảnh hưởng đến Lincoln, và trải nghiệm của Lincoln đã ảnh hưởng đến Lindberg như thế nào.
Rõ ràng từ xưa đến nay, hiện tượng luân hồi tồn tại cả ở phương Đông và phương Tây. Quy luật này tượng trưng cho sự công bằng của luật Trời, làm việc thiện sẽ được phúc báo, làm việc xấu tất phải nhận quả báo. Vì vậy chúng ta nên cẩn thận từ lời nói cho đến hành vi của mình.
Thời xưa, nếu có một thiên tai, thảm họa xảy ra, người già sẽ nói đó là do những việc làm sai trái từ các đời trước. Còn nếu có một chuyện tốt xảy đến, họ sẽ nghĩ đó là nhờ phúc đức được tích lũy từ tổ tiên mà thành. Tuy nhiên ngày nay, do ảnh hưởng của thuyết vô thần tràn ngập khắp nơi trong sách vở, người ta không còn coi trọng quy luật nhân quả luân hồi một cách đúng mực nữa. Và hậu quả của việc này thì thật vô cùng tai hại.
Nhà tâm thần học Ian Stevenson từng viết cuốn sách “Children Who Remember Previous Life” (Những Đứa Trẻ Còn Nhớ Tiền Kiếp), hay TS. Brian Weiss cũng viết cuốn “ Many Lives , Many Masters” ( Nhiều cuộc đời , nhiều ông chủ) . Trong những cuốn sách của mình, họ đã thu thập được nhiều trường hợp có thật về luân hồi.
1. Cậu bé người Anh muốn trở về ngôi nhà trong tiền kiếp
Vào ngày 8/9/2006, trang web The Sun của Anh Quốc đã đăng tải câu chuyện của một bé trai nhớ lại kiếp sống trước của mình. Cậu bé 6 tuổi này tên là Cameron Macaulay. Cậu không khác biệt gì nhiều so với những đứa trẻ cùng lứa. Chỉ có điều cậu thích kể chuyện về “người mẹ xưa” của cậu, về gia đình trước đây và một ngôi nhà tại một cái vịnh, nhưng không có điều gì liên quan đến cuộc sống hiện thời của cậu. Nơi cậu kể là một địa điểm cậu chưa bao giờ đến, nằm trên hòn đảo nhỏ Barra cách nơi cậu đang sinh sống khoảng 260 km.
Mẹ của Cameron’s, bà Norma, 42 tuổi nói rằng Cameron thích kể những câu chuyện về tuổi thơ của cậu ấy trên hòn đảo Barra. Cameron nói về cha mẹ trước đây của mình, cha cậu chết như thế nào, các anh chị em của cậu ra sao. Cậu cũng nói rằng người mẹ mà cậu kể là người mẹ trong đời trước. Cameron tin rằng cậu có kiếp trước và lo lắng gia đình trong đời trước sẽ nhớ mình.
Cô giáo dạy Cameron kể với bà Norma tất cả những điều mà Cameron nói về Barra. Cậu nhớ mẹ và anh chị em của mình. Cameron phàn nàn rằng ngôi nhà hiện tại chỉ có 1 cái toilet, trong khi ở Barra, họ có 3 cái. Cậu thường đòi mẹ. Cậu nói mẹ nhớ cậu và cậu muốn cho gia đình ở Barra biết cậu vẫn bình thường. Cameron cảm thấy rất buồn. Cậu không ngừng kể về Barra, những nơi cậu đã đi, những gì họ đã làm.
Cameron liên tục nài nỉ bà Norma dẫn mình đến Barra. Cuối cùng Norma đã quyết định thực hiện chuyến đi. Và bác sĩ tâm lý Jim Tucker của đại học Virginia ở Hoa Kỳ cùng đi với họ. Bác sĩ Tucker là người chuyên nghiên cứu về luân hồi, đặc biệt trong các trường hợp của trẻ em.
Khi Cameron biết về chuyến đi, cậu rất vui mừng và nhảy nhót khắp nơi. Khi họ đáp máy bay xuống Barra, mọi thứ y như Cameron đã miêu tả. Người của khách sạn bảo rằng có một gia đình Robertson, mà họ tin rằng là gia đình của Cameron, sống ở ngôi nhà trắng trên vịnh. Nhưng bà Norma đã không nói với Cameron về điều này vì họ muốn thấy chuyện gì sẽ xảy ra sau khi đến đó. Đến nơi, Cameron nhận ra ngôi nhà trắng ngay lập tức và rất vui mừng. Khi họ bước đến cửa, Cameron trở nên rất im lặng.
Mẹ Norma và bé Cameron tại thành phố Glasgow
Người chủ cũ của căn nhà đã chết. Người giữ chìa khóa để họ vào nhà. Cameron rất quen thuộc với ngôi nhà và cậu biết từng ly từng tí trong đó. Như cậu đã nói, căn nhà có 3 nhà tắm và có thể nhìn thấy bờ biển từ căn phòng ngủ của cậu.
Từ khi họ trở về Glasgow, Cameron trở nên rất yên lặng. Bà Norma nói rằng đến Barra là một chuyện tốt. Chuyến đi đã làm Cameron vui hơn và cậu không còn nói về Barra nữa. Cameron giờ đã biết rằng mẹ và anh trai của cậu không còn nghĩ cậu dựng chuyện nữa. Câu chuyện của Cameron đã được kênh truyền hình Channel Five tại Anh Quốc dựng thành phim tài liệu.
2. Cậu bé sống trong 2 đời ở Hải Nam
Một bài báo trong đợt xuất bản thứ 7 của tạp chí Phụ Nữ Phương Đông vào năm 2002 đã tường thuật câu chuyện về một cậu bé có thể nhớ được kiếp trước. Cậu bé tên là Tang Jiangshan, sống tại thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Theo lời kể của cha mẹ Tang Jiangshan và những già làng, khi Tang Jiangshan mới vừa 3 tuổi (năm 1979), một ngày nọ cậu đột nhiên bảo cha mẹ rằng: “ Con không phải là con của hai người. Đời trước con tên là Chen Mingdao, cha con tên là Sandie. Nhà con ở Đam Châu, gần biển”. Nơi cậu bé nhắc đến cách thành phố Đông Phương chừng hơn 160 km.
Cậu bé kể rằng cậu đã bị giết bằng kiếm và súng trong thời Cách mạng Văn hóa. Điều lạ là cậu có thể nói giọng Đam Châu rất rành rọt. Tiếng địa phương Đam Châu khác hẳn giọng nói trong vùng cậu đang sống. Bên phía bụng trái của cậu cũng có vài vết thẹo bị chém bằng kiếm để lại từ đời trước.
Khi 6 tuổi, Tang Jiangshan thúc dục cha mẹ đưa cậu đến nơi cậu từng sống trong đời trước. Đó là làng Huangyu, thị trấn Xinying thuộc thành phố Đam Châu. Tang Jiangshan đi thẳng tới nhà một người đàn ông tên là Chen Zanying. Cậu bảo ông Chen rằng cậu là con trai của ông tên là Chen Mingdao. Sau khi chết, cậu được luân hồi vào thị trấn Gancheng thuộc thành phố Đông Phương. Cậu trở lại đây để tìm cha mẹ trong kiếp trước.
Rồi cậu nhận ra 2 chị gái của mình, 2 em gái và những người thân quyến khác trong làng. Đặc biệt thú vị là cậu còn có thể nhận ra cô bạn gái của mình trong đời trước. Mặc dù Tang Jiangshan chỉ mới 6 tuổi, nhưng những gì cậu nói về đời trước đã thuyết phục được cả gia đình và họ hàng Chen Mingdao. Ông Chen xúc động bật khóc. Ông tin rằng Tang Jiangshan chính là một đời chuyển sinh của con trai ông.
Từ đó, Tang Jiangshan có 2 gia đình thuộc 2 đời khác nhau. Hằng năm, cậu đều di chuyển qua lại giữa hai thành phố Đông Phương và Đam Châu. Chen Zanying, họ hàng và người làng ông đều coi Tang Jiangshan như Chen Mingdao. Vì Chen Zanying không có con trai, nên Tang Jiangshan đã chăm sóc ông như một người con thật sự đến khi ông Chen qua đời vào năm 1998.
Các nhà xuất bản làm việc với tạp chí này lúc đầu không tin câu chuyện của Tang Jiangshan. Nhưng sau khi điều tra cẩn thận, họ đã xác minh những việc Tang trải qua là thật.
3. Chuyện luân hồi của cựu Tổng thống Abraham Lincoln
Cựu Tổng thống Abraham Lincoln. (Ảnh: Internet)
Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện vài điều thú vị về sự luân hồi của Abraham Lincoln, một vị tổng thống nổi tiếng trong lịch sử Hoa Kỳ.
Theo một bài báo trên PRWeb vào ngày 1/2/2006, cách đây khoảng 50 năm, một vị thầy yoga tên là Paramhansa Yogananda đã chỉ ra rằng, cựu Tổng thống Lincoln (1809-1865) đã chuyển sinh thành phi công nổi tiếng và nhà văn Charles Lindbergh (1902-1974). Trước đó, cư sĩ đồng thời là nhà văn Richard Salva cũng xuất bản cuốn sách “Cuộc hành trình của linh hồn từ Lincoln đến Lindbergh” , trong đó ông đã xác minh sự luân hồi của cựu Tổng thống Lincoln qua các đặc điểm, tính cách, hay ngay cả môi trường sống, cũng như thể chất và tinh thần của họ.
Ngoài ra, tác giả cũng giải thích cuộc sống trước đây của Lincoln đã ảnh hưởng đến cuộc sống của Lindbergh như thế nào. Những điều này giúp giải thích thắc mắc của một số nhà lịch sử học, ví dụ, tại sao phi công Lindberg lại cực lực phản đối Mỹ tham dự vào Thế chiến II.
Bài báo này cũng cho biết, 1/5 người Mỹ tin vào sự tồn tại của luân hồi, nhưng chỉ có một số người quan tâm đến sự ảnh hưởng của kiếp trước đến kiếp này của họ. Quyển sách của Richard Salva so sánh Lincoln và Lindberg, đồng thời giải thích nghiệp báo tích tụ từ đời trước ảnh hưởng đến cuộc sống đời này như thế nào. Ví dụ, cả Paramhansa Yogananda và Richard Salva đều cho rằng Lincoln từng tập yoga trong một kiếp nào đó. Salva còn phân tích việc học yoga đó đã ảnh hưởng đến Lincoln, và trải nghiệm của Lincoln đã ảnh hưởng đến Lindberg như thế nào.
Rõ ràng từ xưa đến nay, hiện tượng luân hồi tồn tại cả ở phương Đông và phương Tây. Quy luật này tượng trưng cho sự công bằng của luật Trời, làm việc thiện sẽ được phúc báo, làm việc xấu tất phải nhận quả báo. Vì vậy chúng ta nên cẩn thận từ lời nói cho đến hành vi của mình.
Thời xưa, nếu có một thiên tai, thảm họa xảy ra, người già sẽ nói đó là do những việc làm sai trái từ các đời trước. Còn nếu có một chuyện tốt xảy đến, họ sẽ nghĩ đó là nhờ phúc đức được tích lũy từ tổ tiên mà thành. Tuy nhiên ngày nay, do ảnh hưởng của thuyết vô thần tràn ngập khắp nơi trong sách vở, người ta không còn coi trọng quy luật nhân quả luân hồi một cách đúng mực nữa. Và hậu quả của việc này thì thật vô cùng tai hại.
(Dam Ho chuyển)
Mọi người nên làm điều thiện
Trả lờiXóa