Cùng với núi lửa Kilauea ở
Hawaii, có thể bạn cũng đã từng được nghe nói về nhiều đợt phun trào
khủng khiếp của nhiều núi lửa khác trên thế giới, nhưng bạn đã bao giờ
có thắc mắc về sự khác biệt giữa mắc ma và dung nham là gì chưa?
Sự khác biệt cơ bản giữa mắc ma và dung
nham hoàn toàn là về vị trí. Khi các nhà địa chất nói đến mắc ma, họ
đang nói về phần đá nóng chảy vẫn còn bị mắc kẹt dưới lòng đất. Nếu
lượng đá nóng chảy này chồi lên bề mặt và tiếp tục chảy như chất lỏng,
nó được gọi là dung nham.
Đá mắc ma thay đổi thành phần hóa học của chúng, mang lại cho chúng – và các núi lửa chứa chúng – các đặc tính khác nhau.
Đá mắc ma mafic là 1 trong các dạng của đá mắc ma, đây chính là dạng
đá mắc ma có ở Hawaii. Dạng đá này có xu hướng hình thành khi lớp vỏ
nặng hơn (lớp vỏ hình thành đáy đại dương) tan chảy. Chúng chứa từ 47
đến 63% silica, khoáng sản tạo nên thủy tinh và thạch anh. Đá mắc ma
mafic khá chảy nước, với độ nhớt khác nhau, từ dạng như mật mía đến dạng
như bơ đậu phộng. Chúng cũng là loại mắc ma nóng nhất, đạt nhiệt độ từ
1.800 đến 2.200 độ F (gần 1000 độ C đến 1200 độ C).
Mặt khác, đá mắc ma silic có xu hướng
hình thành khi lớp vỏ lục địa nhẹ hơn tan chảy. Những mắc ma này có hơn
63% silica, khiến chúng trở nên nhớt hơn: Ở dạng lỏng nhất, chúng trông
như những khối mỡ lợn. Chúng cũng lạnh hơn đá mắc ma mafic. Rhyolite,
một loại dung nham giàu silic đặc biệt, chỉ đạt nhiệt độ từ 1.200 đến
1.500 độ F (650 độ C đến 815 độ C).
Chính vì nguyên nhân silic lạnh hơn mắc ma mafic, khí hòa tan sẽ mất
một khoảng thời gian lâu hơn để thoát ra khỏi chúng. Điều này làm cho
đá mắc ma silic trở nên nguy hiểm hơn: Khi có nhiều khí tích tụ trong
mắc ma, nó trở nên bùng nổ hơn, giống như bổ sung thêm cacbonat vào soda
vậy.
<span
data-mce-type="bookmark" style="display: inline-block; width: 0px;
overflow: hidden; line-height: 0;"
class="mce_SELRES_start"></span>
Nham thạch tràn ra trên đường phố Hawaii (Nguồn: Iflscience)
Khi magma silic không còn bị hạn chế
dưới áp suất đủ cao, các khí hòa tan trong chúng thoát ra khỏi dung dịch
và tạo thành bong bóng. Và giống như việc mở một lon soda sau khi lắc
mạnh, kết quả của hơi nước tạo ra một vụ phun trào. Các núi lửa hình nón
được gọi là stratovolcanoes, chẳng hạn như Núi Pinatubo, được chứa đầy
mắc ma silic.
Các núi lửa ở Hawaii chứa loại đá mắc ma với hàm lượng silic đặc
biệt thấp làm bằng đá bazan, có nghĩa là chúng có ít khả năng bùng nổ
hơn. Thay vào đó, chúng rỉ ra và bắn tung tóe, tạo ra các núi lửa lá
chắn – hình thành độ nghiêng nhẹ đã trở thành đặc điểm địa lý đặc trưng
của hòn đảo này.
Nhật Quang
Nội dung bài viết này rất hữu ích, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa