Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Radio FM974 Úc Châu :Đại Hàn: Đảo Ma Jeju – Người Sống Nói Thay Cho Người Chết


Chuyện Thế Giới Trong Tun
Go Wan – Soon không làm sao quên được cái ngày đó, ngày quân lính đến Bukchon, một cái làng ven biển, năm cô ta vừa chín tuổi, đang ngồi chơi trong nhà thì họ ùa vào, Go, mẹ và đứa em trai ba tuổi bị họ dí lưỡi lê vào người, bắt đứng ngoài trước sân, nhà cửa trong làng bị đốt cháy, lửa rực cả một vùng, rồi đám lính lôi kéo mấy mẹ con đến giữ trong sân trường tiểu học. Ở đây đã có rất nhiều người, đông nghẹt, cô chợt nghĩ tại sao lại đông quá và chuyện gì đây, người ta, lớn nhỏ đứng lặng thinh tay nắm tay nhau.

Sợ quá, Go ngồi sát đằng sau bức tường thấp, thằng em trai run lên khóc, tên lính dùng một khúc cây quất vào đầu nó, nó nín bặt, cô nghe tiếng súng máy nổ ngoài sân, đám đông ngã xuống đất. Đêm xuống, Go lần mò bò ra tìm đường trốn, trước mặt, xung quanh toàn là máu, Go thấy có đứa bé nằm trên ngực bà mẹ, tìm sữa bú nhưng bà đã chết lâu rồi, có xác chết không thấy đầu, chân tay lẩn lộn tứ tung, màu máu rực đỏ bầm dưới ánh sáng của mặt trời vừa lên. Go trốn trong một con đường nhỏ, nhà cửa bị thiêu hủy thành tro hết, một bà già ngồi trước nhà, tóc bà bị cháy nám, đám lính xuất hiện, Go nghe tiếng lên đạn, thình lình có chiếc xe jeep quân đội chạy tới, tấp vào, la lớn “ngừng bắn”. Toán lính bỏ đi, quân đội tấn công làng để trả thù cho hai người lính bị giết gần đây bởi loạn quân du kích phục kích hai ba ngày trước, xác dân làng chết nằm la iệt trên đất giống như những cái củ cải đỏ trên cánh đồng ngày mùa, trong số đó, có dì của Go, ngực và bụng bị rạch nát bởi lưỡi lê, người sống sót còn lại, chia nhau, đem mền và những tấm vải cũ, đắp che đầu xác chết vì sợ đám quạ hoang tìm mồi sẽ đến móc mắt họ ăn.

Go, bây giờ là một bà lão 79 tuổi, ngừng kể trong chốc lát, rồi lại nức nghẹn nhớ chuyện ngày đó, bà cho biết mỗi lần nhớ lại là tim bà đau nhói, tưởng chừng như vỡ nát. Những tháng sau đó, nhiều chuyện thương đau nữa xãy ra, chú của Go mất tích, Go nghe người ta nói lại, ông bị lính cột đá vào tay, trói sau lưng rồi quăng xuống biển, thằng em trai chết không lâu vì vết thương chấn đầu quá nặng, chính bản thân Go cũng xém chết vì đói giữa đống gạch ngói ngổn ngang, hoang tàn, không ai nương tựa. Đêm đến dân làng cho biết họ thấy nhiều bóng ma quần áo trắng lỡn vỡn quanh làng, cho nên cô không dám đi xa vì quá sợ ma.

Chuyện làng Bukchon chỉ là một phần nhỏ của cái thảm nạn lớn hơn trong những năm tháng đó, Go được xem là một trong những nhân chứng cuối cùng của cái mà ngày nay, người dân Đại Hàn gọi “vụ Sa –Sam hay là ngày 3 tháng 4”, vụ thãm sát lớn nhất nhưng được biết tới ít nhất của lịch sử Đại Hàn, có tới hơn 30 ngàn người bị giết ở đảo Jeju trong chiến dịch chống quân Cộng sản của quân đội Đại Hàn năm 1948 -1949, trước khi có cuộc chiến Triều Tiên bắt đầu tháng 6 năm 1959. Hàng triệu người du lịch Trung hoa hay một số lớn người Đại Hàn tới đảo Jeju vui chơi, cái đảo nằm cách bờ biển phía nam Đại Hàn khoảng 80 cây số, miễn thị thực nhập cảnh đều không hề biết gì sự việc này. Cũng còn được gọi là “một Hạ Uy Di của Đại Hàn”, đảo Jeju nổi tiếng với bờ biển nước trong xanh như pha lê, những thiếu nữ lặn biển tuyệt đẹp và phong cản tuyệt vời của ngọn núi lửa ngủ Halla, một khu vườn Khủng Long, một bảo tàng viện “Hello Kitty”, nhưng cũng không mấy người du lịch tới đây biết rằng, cái phi đạo của phi trường quốc tế Jeju lại được xây trên một nấm mồ chôn tập thể trước kia.

Năm 1945, bán đảo Triều tiên bị chia đôi bởi Hoa kỳ và Liên Sô sau khi quân Nhật hoàng bại trận, tại miền Nam, Hoa kỳ cho tổ chức bầu cử chính quyền vào tháng 5 năm 1948, nhóm đối lập và đảng Lao dộng thiên tả chống đối vì cho rằng bầu cử sẽ tiếp tục làm cho sự chia đôi còn kéo dài, trong một cuộc biểu tình tại đảo Jeju ngày 1 tháng 3, một đứa trẻ bị cảnh sát ném trọng thương và 6 người biểu tình bị bắn chết. Ngày 3 tháng 4, khoảng 500 tới 700 người võ trang, thuộc thành phần chống đối tấn công hầu hết các trạm cảnh sát trên toàn đảo, một số người võ trang này theo miền bắc, số còn lại phản đối việc cai trị bất công trên đảo. Để đối phó, chính quyền Hán Thành đã cho điều động cảnh sát, quân đội và lực lượng bán quân sự có tên “lữ đoàn tuổi trẻ Tây bắc” đở đầu bởi những người theo đạo Tin Lành, bỏ chạy trốn từ phía bắc đến đảo Jeju, hổn loạn bùng nổ trên khắp cái đảo rộng chừng 700 dậm vuông, dân chúng kéo nhau ra các làng ven biển, được loạn quân bảo vệ bằng gậy tre, giáo mác, phần nông thôn trong sâu trở thành vùng bắn phá tự do, quân lính càn quét khắp hang cùng, hốc đá, săn lùng không chừa ai cả, nổi lửa đốt làng, đem xác loạn quân trưng bày trước công chúng, những người bị bắt được, quân dội giải họ vào nhà tù trong nội địa nhưng không bao giờ thấy trở về.
Chính quyền Hán Thành tuyên bố chiến thắng vào tháng 4 năm 1949 nhưng vẫn còn người chết năm sau đó, có hàng trăm người thiên tả bị bắn trong những ngày đầu của chiến tranh Triều tiên, theo giới chức có quyền hạn ở đảo Jeju, ước lượng có khoảng từ 25 đến 30 ngàn người chết, 10% tổng số dân của đảo, một phần năm là đàn bà. Thành viên của “lữ đoàn tuổi trẻ Tây Bắc” phần lớn cư ngụ ở đảo Jeju, xây lên nhà thờ và khu định cư cho họ, một số người trở thành chính trị gia và nhân viên cảnh sát, một bia đá do người dân trên đảo dựng lên để tưởng niệm những người chết trong biến cố 3 tháng 4 đã bị đập bỏ năm 1960, năm 1978 một cuốn sách viết về vụ thảm sát đã được xuất bản nhưng phải rút lại sau đó vì tác giả cuốn sách bị bắt cầm tù.
Ngày nay, có khoảng 109 nhóm hoạt động dân sự, được sự tài trợ từ chính quyền Đại Hàn, làm các cuộc tra cứu, khai quật và tưởng niệm người chết, bia tưởng niệm 3 -4 Jeju đã được dựng lên năm 2000, một đền thờ có khắc tên người chết cộng thêm 4000 ngôi mộ cho những ai chết trong nhà tù trong nội địa và một bảo tàng viện nhỏ. Không có một người của quân phản loạn còn sống, chỉ có một số ít trốn tới Nhật Bản, kẻ gây ra vụ thãm sát không bao giờ thú tội và cũng chưa bao giờ bị trừng phạt, không nghe lời gì nói ra từ cảnh sát và lực lượng bán quân sự.

Tại Bukchon, còn được gọi là “làng không người”, sau vụ thãm sát, một cái tượng đá đen kích thước khổ bằng con người, dựng lên để nhớ, kế chỗ dựng lên có thêm tượng của bức hình người mẹ ôm con chết và những hòn đá nhỏ đen tượng trưng cho những đứa trẻ đã chết nằm dọc theo hàng cây thùy dương xanh, rì rào theo tiếng gió biển thổi vào, khách du lịch không bao giờ quên để lại đó những viên kẹo ngọt ngào và mấy món đồ chơi trước khi rời đảo.

Nước mắt lưng tròng, bà Go, mân mê từng viên đá nhỏ, nhìn ra biển rộng ngoài kia thì thầm “đây là giờ phút tuyệt diệu nhất của đời tôi, tôi rất vui sướng vì bây giờ có thể nói thay cho những người nằm dưới mộ sâu đó, những lời muốn nói, không còn gì để hối tiếc, tôi sẳn sàng chết trước mặt họ”.



Thuyên Huy



Monday 23.04.2018

1 nhận xét:

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...