Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 21/05/2018
Hơn một triệu đảng viên cộng sản đang được gởi tới sống chung với những gia đình người dân sắc tộc Uyghur tại vùng nam Xinjiang, một chiến dịch được xem như là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang cho tăng cường chính sách xiết chặt kiểm soát dân số nơi đa số người Hồi giáo Uyghur sinh sống.
Chiến dịch có tên “ở lại nhà dân”, đươc nhà nước loan báo, nhắm vào những gia đình nông dân tại phía nam Xinjiang, nơi nhà cầm quyền địa phương đang phát động rần rộ, để chống lại cái mà họ gọi là “bọn khủng bố, ly khai và tôn giáo cực đoan”. Văn bản nhà nước và tường thuật của báo chí truyền thông cho thấy những gia đình này được yêu cầu cung cấp các chi tiết về đời sống hàng ngày và quan điểm chính trị cá nhân cho cán bộ, đồng thời được giáo dục chính trị từ những ngưới cán bộ này, những người sẽ đến cùng sống chung trong nhà người dân ít nhất một tuần lễ một tháng tại nhiều làng xã do nhà nước chỉ định. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới, qua hành động này, chỉ trích chiến dịch “ở lại nhà dân” trong bản tường trình phổ biến hôm chủ nhật, đã vi phạm nghiêm trọng quyền đời tư và bảo tồn văn hóa của mười một triệu người sắc dân thiểu số ở Xinjiang, họ cho rằng, không có gì nghịch lý hơn là ngang nhiên vào nhà ai đó, buộc phải cho ở chung rồi quan sát, theo dỏi người trong nhà mà gọi là mang đến lợi ích cho gia chủ.
Chương trình “ở lại nhà dân” là một trong những chính sách mà Bắc Kinh đã thử đem ra thi hành năm 2014, cũng đưa cán bộ đảng thường xuyên đến thăm viếng nhà dân và theo dỏi dân chúng ở Xinjiang, được tiếp tục rộng lớn hơn từ đó, từ con số có 110 ngàn cán bộ đảng lúc bắt đầu bốn năm trước đây, giờ lên tới hơn 1 triệu, theo con số chính thức của nhà nước. Báo chí tường thuật những người cán bộ đảng này, phần lớn là người dân tộc Hán, dạy dân thiểu số học tiếng Quan Thoại, hát quốc ca và tập làm lễ chào cờ hàng tuần, một cách bắt buộc như hàng ngàn người Uyghur phải làm khi bị giam giữ trong các trại học tập chính trị khắp vùng Xinjiang, báo chí ngoại quốc nhiều lần liên lạc với nhà cầm quyền địa phương Xinjiang hỏi về chuyện này nhưng không nhận được trả lời.
Tình hình hiện nay xem ra vẫn còn căng thẳng tại Xinjiang, một vùng còn nhiều tài nguyên thiên nhiên mà người Uyghur, nói tiếng Turkic và nhiều sắc dân thiểu số khác sống từ lâu đời, tiếp sau những vụ bạo động đổ máu trong mấy năm gần đây, nhà cầm quyền Trung cộng đổ lỗi cho các vụ này do quân ly khai người Uyghur gây nên với mưu đồ lập nên một quốc gia độc lập. Trên nhiều trang mạng điện tử, Bắc Kinh cho đăng hay trình chiếu hình ảnh cán bộ đảng người Hán cười tươi bên các gia đình sắc tộc thiểu sống cùng nhau, nấu nướng, quét dọn nhà cửa, chơi thể thao và ngay cả cùng ngủ chung một giường vui vẻ, những hình ảnh mà các nhóm tranh đấu nhân quyền thế giới gọi là tuyên truyền không hơn không kém, về phần nhà nước, Bắc Kinh cho biết, chương trình này đã đạt hiệu quả cụ thể lớn lao, đã giải quyết các trở ngại trong đời sống hàng ngày của người dân và xã hội như việc thu dọn rác rưới và ngăn ngừa bệnh nghiện rượu.
Nhưng trong bài diễn văn đọc vào tháng 12, viên chức đứng đầu vùng Xinjiang đã nói rõ cái chiến lược quan trọng của chính sách “ở lại nhà dân” là duy trì trật tự xã hội và đạt được một sự an ninh lâu dài, đồng thời gieo rắc tư tưởng học thuyết chính trị của chủ tịch Xi trong đầu óc người dân địa phương, cũng theo một trang mạng của nhà cầm quyền Xinjiang, cán bộ đảng phải kiểm tra các nhà mà họ đang ở, xem có bất cứ tài liệu hay dấu biểu tượng gì của tôn giáo và chỉ thị họ phải tịch thu các thứ đó nếu tìm thấy trong nhà. Những người hoạt động tranh đấu xã hội nói rằng, nhà cầm quyền địa phương, hiện đứng đầu bởi nhóm cực đoan trung thành với chủ tịch Xi, không những chỉ cho tiếp tục bắt bớ và giam cầm rất nhiều người sắc tộc Uyghur mà còn dùng mọi dụng cụ kỹ thuật, điện tử và các chương trình động viên dân chúng để giữ dân số người Uyghur trong vòng kiểm soát. Thêm vào chiến dịch “ở lại nhà dân” và trại giáo dục chính trị, nhóm tranh đấu lấy thí dụ việc gắn máy thu hình khắp đường phố, bắt buộc gắn dụng cụ GSP theo dấu đi đứng trong xe hơi và thu thập loại máu áp dụng cho tất cả thường dân từ 12 tới 65 tuổi.
Năm ngoái, nhà nước cho ban hành đạo luật càn quét chống tư tưởng quá khích trong đó, để râu quay hàm dài, tụ tập bàn tán chỗ công cộng cũng như dạy học ở nhà đều bị cấm đoán. Tổ chức Ân xá quốc tế, trong khi đó đã lưu ý tình trạng người Uyghur đang bị kỳ thị nhiều mặt, từ nhà cửa giáo dục, nghề nghiệp đến quyền tự do tôn giáo ngay tại quê hương họ, Bắc Kinh phủ nhận sự chỉ trích này. Trong vòng nhiều thập niên qua, điều đáng lưu ý là số lượng người Hán di dân đến Xinjiang đã gây ra tình trạng bất ổn và căng thẳng về sắc tộc, mặc dù nhà nước cố gắng vẽ nên hình ảnh hài hòa ở đây, như lời phát biểu của Zhang Yijiong, một cán bộ đảng cao cấp lo về dịch vụ sắc tộc thiểu số ở Xinjiang vào tháng 10 năm rồi, nhà nước bảo đảm quyền hợp pháp và lợi ích của mọi sắc tộc, cấm mọi sự kỳ thị và áp chế lên bất kỳ một sắc tộc nào, văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tập tục truyền thống đều được bảo vệ và tôn trọng bởi luật pháp quốc gia. Trên thực tế, những việc làm của Bắc Kinh diễn ra tại Xinjiang, cho thấy một sự khác biệt rõ ràng giữa lời nói và hành động của nhà nước, một khi nhà cầm quyền vẫn tiếp tục tiêu diệt, theo dỏi mầm mống chống dối và thi hành chính sách giáo dục chính trị bắt buộc cho người dân Uyghur, theo lời của Rebiya Kadeer, một lãnh tụ lưu vong người Uyhghur thì, ý định thật sự của Bắc kinh là hủy diệt người Uyghur, để họ không còn là một nhóm sắc tộc lớn mạnh nữa, nhưng nếu Trung cộng tiếp tục sự áp bức này, chỉ làm cho người Uyghur đoàn kết, giữ vững gốc gác của mình hơn mà thôi, Bắc Kinh đã đang đánh thức người dân Uyghur dậy.
Tại Xinjiang, hiện có hàng ngàn người Uyghur hồi giáo bị giam giữ chật cứng trong các trại giam mà nhà nước gọi là, trại “giáo dục chính trị” ở vùng viễn tây và có chiều hướng cho thấy không có dấu hiệu sút giảm, theo lời của Omer Kanat, chủ tịch ủy ban hành pháp của Nghị hội thế giới Uyghur, một tổ chức tranh đấu cho sắc tộc Uyghur, mỗi một nhà, một gia đình đều có ba hoặc bốn người bị bắt đi, tại nhiều làng, người ta không thể thấy đàn ông trên đường nữa, chỉ còn đàn bà con nít, tất cả đàn ông đều bị đưa đi tới các trại giam. Trong bản tin mới gần đây, đài Radio Free Asia, lấy tin từ một nhân viên an ninh ẩn danh ở Kashgar, Xinjiang, cho biết chỉ riêng tại một quận phía nam Xinjiang thôi, hiện có khoảng 120 ngàn người Uyghur bị giam cầm trong các trại mà theo Kanat, ở đó được xem là nơi nhà nước thi hành chính sách tẩy não, người bị giam buộc phải ca ngợi đảng cộng sản cầm quyền, hát các bài ca cách mạng, học nói tiếng Quan Thoại, học tập tư tưởng chủ tịch Xi, và thú tội đã cầu nguyện ở đền thờ hồi giáo hay đi du lịch ngoại quốc.
Một bài trên báo trong tháng tư vừa qua viết rằng những người dân Uyghur ăn uống và cùng sống với cán bộ đảng tại một trong những trại giáo dục như trên, nơi đã huấn luyện hơn 2.008 người theo tinh thần của đảng đề ra. Gọi đó là “bức tường đồng vĩ đại” canh giữ sự ổn định của vùng, chủ tich Xi đã cho mở rộng và tăng cường lực lượng an ninh lớn hơn nữa tại Xinjang cùng lúc với chiến dịch “ở lại nhà dân” tiếp tục tiến hành như hoạch định.
Thuyên Huy
Monday 21.05.2018
(Viết theo The Guardian & Asia Times)
Bài viết rất hấp dẫn bạn đọc, xin cảm ơn
Trả lờiXóa