Dù sớm phát hiện cây dừa cạn
có chứa hoạt chất chữa bệnh ung thư, nhưng cho đến nay, các nhà khoa
học mới có thể tìm ra cách chiết xuất loại hoạt chất này một cách hiệu
quả.
Cây dừa cạn hay hải đằng, dương giác, bông dừa, trường xuân hoa, hoa tứ quý có tên khoa học là “Catharanthus roseus”. Đây là một loài thực vật trong chi Catharanthus thuộc họ La bố ma (Apocynaceae) là loài cây bản địa và đặc hữu của Madagascar.
Cây dừa cạn.
Tuy nhiên, do khá dễ trồng nên loài cây này được nhân giống tại nhiều
nơi trên thế giới. Nhất là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như
Việt Nam, không khó để tìm thấy cây dừa cạn được người dân trồng trong
nhà, thậm chí là ở hàng rào hoặc mọc hoang dại.
Thế nhưng, ít ai có thể biết rằng, loài cây này lại chứa một hoạt chất có thể chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo như bệnh Hodgkin, tiểu đường, sốt rét, máu trắng và đặc biệt là ung thư. Theo các nhà khoa học, hợp chất này có tên là vinblastine, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958.
Ở thời điểm đó, khoa học chưa phát triển mạnh nên dù phát hiện ra hợp chất có thể chữa bệnh ung thư, nhưng các nhà khoa học vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong việc chiết xuất nó trong cây dừa cạn. Bởi vì, phải mất khoảng nửa tấn lá dừa cạn mới có thể tạo ra 1 gram chất vinblastine.
Phải mãi cho đến gần đây, các nhà khoa học mới có thể tìm ra cách chiết xuất loại hợp chất này một cách hiệu quả nhất. Theo Giáo sư Sarah O'Connor, phải mất tới 15 năm, ông cùng các cộng sự mới có thể tìm ra được loại gene trong cây dừa cạn có chức năng tạo ra một loại enzyme thúc đẩy sự phát triển của vinblastine.
“Vinblastine là một trong những hợp chất tự nhiên có cấu trúc phức tạp nhất trong thực vật. Đó chính là nguyên nhân khiến suốt 60 năm qua, nhiều người phải mất thời gian để nghiên cứu nó. Cho đến nay, tôi vẫn không thể tin là chúng tôi lại thành công” - Giáo sư Sarah O'Connor chia sẻ.
Với thành công của công trình nghiên cứu mà Giáo sư Sarah O'Connor cùng các cộng sự đã thực hiện, các nhà khoa học đang hy vọng rằng, họ có thể thúc đẩy sự phát triển của vinblastine trên loại thực vật khác hoặc nấm. Qua đó, giúp quá trình tổng hợp các hợp chất chữa ung thư hiệu quả hơn.
(Theo Tiền Phong )
Cây dừa cạn hay hải đằng, dương giác, bông dừa, trường xuân hoa, hoa tứ quý có tên khoa học là “Catharanthus roseus”. Đây là một loài thực vật trong chi Catharanthus thuộc họ La bố ma (Apocynaceae) là loài cây bản địa và đặc hữu của Madagascar.
Cây dừa cạn.
Thế nhưng, ít ai có thể biết rằng, loài cây này lại chứa một hoạt chất có thể chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo như bệnh Hodgkin, tiểu đường, sốt rét, máu trắng và đặc biệt là ung thư. Theo các nhà khoa học, hợp chất này có tên là vinblastine, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958.
Ở thời điểm đó, khoa học chưa phát triển mạnh nên dù phát hiện ra hợp chất có thể chữa bệnh ung thư, nhưng các nhà khoa học vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong việc chiết xuất nó trong cây dừa cạn. Bởi vì, phải mất khoảng nửa tấn lá dừa cạn mới có thể tạo ra 1 gram chất vinblastine.
Phải mãi cho đến gần đây, các nhà khoa học mới có thể tìm ra cách chiết xuất loại hợp chất này một cách hiệu quả nhất. Theo Giáo sư Sarah O'Connor, phải mất tới 15 năm, ông cùng các cộng sự mới có thể tìm ra được loại gene trong cây dừa cạn có chức năng tạo ra một loại enzyme thúc đẩy sự phát triển của vinblastine.
“Vinblastine là một trong những hợp chất tự nhiên có cấu trúc phức tạp nhất trong thực vật. Đó chính là nguyên nhân khiến suốt 60 năm qua, nhiều người phải mất thời gian để nghiên cứu nó. Cho đến nay, tôi vẫn không thể tin là chúng tôi lại thành công” - Giáo sư Sarah O'Connor chia sẻ.
Với thành công của công trình nghiên cứu mà Giáo sư Sarah O'Connor cùng các cộng sự đã thực hiện, các nhà khoa học đang hy vọng rằng, họ có thể thúc đẩy sự phát triển của vinblastine trên loại thực vật khác hoặc nấm. Qua đó, giúp quá trình tổng hợp các hợp chất chữa ung thư hiệu quả hơn.
(Theo Tiền Phong )
Phát hiện này rất hữu ích
Trả lờiXóa