Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

FM974 Miến Điện: Sắc Tộc Karen – Vẫn Còn Đó Cuộc Chiến Với Tatmadaw

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 14/05/2018



Leo thang chiến trận, đàn áp và cưỡng bức người dân phải lìa bỏ cửa nhà, là những tội hình sự mà nhóm sắc tộc lớn nhất ở Miến Điện đã tố cáo hành động vi phạm thỏa hiệp ngừng bắn giữa họ, lực lượng kháng chiến Karen và quân đội Tatmadaw của chính phủ Miến Điện.


Tháng rồi, tổ chức “mạng lưới Ủng Hộ Hòa Bình Karen (KPSN)” đã cho phổ biến một số tài liệu đưa ra những bằng chứng, cho thấy quân đội Miến hay Tatmadaw đã vi phạm nhiều lần các điều khoản thỏa thuận trong thỏa hiệp ngưng bắn toàn quốc (NCA) mà hai bên đã ký kết năm 2015 tại quận Mutraw, thuộc vùng đất do quân Karen kiểm soát, nơi mà người Karen đã chiến đấu chống lại quân chính quyền từ hơn sáu thập niên qua. Từ tháng ba, quân Miến đã nổ súng bắn vào dân làng và tấn công bằng súng bắn mọt – chê, gây thiệt hại không ít và nguy hiểm mạng sống người dân, quân Miến kèm theo đó, cũng tìm cách đe dọa buộc dân làng phải rời bỏ đất đai tổ tiên và hủy hoại tập tục cổ truyền của sắc tộc Karen. Naw Zipporah Sein, một trong các người lãnh đạo chính trị cao cấp của sắc tộc Karen nói rằng, dường như là quân Tatmadaw đã cố tình phá bỏ thỏa hiệp ngưng bắn NCA khi nói về những lần tấn công vùng Karen mấy lúc gần đây, theo bà, nếu quân Tatmadaw không chịu rút đi, nó sẽ gây ra nhiều đợt người tỵ nạn nữa, trong khi đã có hơn 2400 người Karen bỏ nhà đi rãi rác khắp nơi trên quận Mutraw trong những tháng qua, có hơn 100 ngàn người tỵ nạn Karen đã phải sống đời xa quê hương dọc theo biên giới hai nước Miên – Thái.


Tại Mutraw, một trong những tổ chức chống chính quyền Miến lâu đời nhất, lực lượng quốc gia Karen, là một trong 10 nhóm đồng ký tên ngưng bắn, cho biết vùng kiểm soát này được chính quyền Miến hứa tuyệt đối tôn trọng theo tinh thần của bản thỏa hiệp. Quận Mutraw hiện ở trong tình trạng gần như cô lập vì quân Tatmadaw đưa công binh tới làm con đường lưu thông giữa hai căn cứ khu quân sự của họ hiện có trong vùng, theo người dân Karen thì, ai cũng thấy rõ ràng là, quân Tatmadaw lợi dụng việc ngưng bắn để bành trướng lãnh địa, lấn sang vùng người Karen sinh sống. Việc làm con đường này cho thấy ý đồ mở rộng các hoạt động quân sự ở nơi này, đường sẽ là trục giao thông nối liền hai căn cứ quân sự Kay Pu và Ler Mu Pla, hai căn cứ này đã được lực lượng “quân đội quốc gia giải phóng Karen” trước đây, đòi hỏi chính quyền Miến hủy bỏ trong những lần thương thuyết. Theo điều khoản 7 và 8 của bản thỏa hiệp NCA, quân Tatmadaw và quân Karen phải giới hạn vùng hoạt động từ căn cứ hiện tại đã có, những sư di chuyển xa hơn phải có sự đồng ý của hai bên trước khi thi hành và quân Karen cũng có quyền không cho quân Tatmadaw vượt xa hơn khoảng cách 45 thước tính từ những con đường có sẳn trong quận Mutraw, tuy nhiên quân lính Tatmadaw đã tiến xa khỏi căn cứ họ tới gần 1500 thước và đóng quân lại đó với lý do chuẩn bị làm đường nhưng thực chất là đuổi dân làng sống dọc theo đường đi chỗ khác, theo lời bà Naw Zipporah Sein, nếu quân Tatmadaw cúa chính quyền cứ tiếp tục điều lính và xe ủi đến mà không chịu rút lui thì chắc chắn tình hình sẽ trở nên căng thẳng hơn, giới lãnh đạo Karen lo ngại về việc họ sẽ hành động như thế nào và lo ngại về số dân làng bị buộc phải sống trốn lánh trong rừng sâu.


Đại diện của quân Karen, Saw Soe Doe, cho biết khi phỏng vấn những người dân làng lìa bỏ cửa nhà, họ nói rằng, họ không muốn sống trong tình cảnh trốn lánh này, có lúc họ, dân làng Mutraw, có thể sống yên ở một nơi trong vòng một hay hai năm nhưng đôi khi họ phải di chuyển, dời chỗ bốn hay năm lần trong một năm, chuyện đi hay ở đều do những lần hành quân của quân Tatmadaw. Với Saw Moo Rer, người trưởng văn phòng nha nông nghiệp của Karen, thoạt đầu ông có cảm tưởng có an ninh sau khi thỏa hiệp ký kết và hy vọng sự ổn định hòa bình lâu dài cho người dân sắc tộc Karen, dân làng có thể đi lại tự do mà không bị một sự hạn chế nào nhưng quân lính Miến lại nổ súng bắn mấy người thường dân trong đó có cả trẻ em, băng qua con đường dành cho quân đội khi họ trở về từ những cánh ruộng vào tháng hai, việc này làm ông không còn mấy tin tưởng vào những gì mà chính quyền Miến đã cam kết.


Những người dân Karen hiện sống vất vưỡng trong các căn chòi dựng lên tạm bợ trong rừng, bày tỏ sự lo ngại là họ không thể trồng lúa để có đủ gạo ăn cho năm tới, chưa nói là liệu có đủ cho vài tháng trước mắt hay không, vì họ không dám đi ra ruộng, 2400 người lìa bỏ nhà cửa này hiện sống dựa vào số gạo mà họ mang theo từ nhà và số rau cải trồng hái được trên đất rừng, thêm vào đó, nạn thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng đã gây ra nhiều bệnh như nóng sốt, nhức đầu, suyễn, tiêu chảy thổ tả... họ cũng không có được sự cứu trợ nào từ công đồng quốc tế và cũng không có hy vọng quay trở lại làng cũ tìm kiếm thực phẩm vì những nơi này giờ là vùng tranh chấp của hai bên, quân lính Tatmadaw có thể bắn chết bất cứ lúc nào, Saw O Moo người đàn ông 42 tuổi, chuyên hoạt động về việc bảo vệ môi trường, cha của bảy đứa con, đã bị lính Tatmadaw phục kích bắn chết hôm 5 tháng 4, khi ông đang trên đường lái xe gắn máy đi đến chỗ họp của một làng bên cạnh, chỉ có cái túi xách đeo trên vai được trả lại cho người vợ, xác ông vẫn còn bị quân Tatmadaw giữ vì họ cho rằng, ông là một người lính của quân Karen, mặc thường phục trá hình. Hai tuần trước ngày ông bị bắn chết, Saw O Moo đã đến nói chuyện trong một buổi lễ cầu nguyện cho dân làng, những người phải lìa bỏ cửa nhà như ông vì hành động của quân đội Tatmadaw tại khu làm đường của họ ở Mutraw.


Những người hoạt động xã hội sắc tộc Karen, thành viên cộng đồng và những người lãnh tụ chính trị của họ lo ngại diễn tiến hòa bình như thỏa hiệp đưa ra không đúng như họ nghĩ, theo tinh thần của sự tự trị và bảo vệ đất đai tổ tiên, bà Naw Zipporah Sein, nói rằng, diễn tiến hòa bình đã bế tắc, bà chỉ còn hy vọng là, áp lực quốc tế sẽ có thể làm giảm bớt tình hình bạo động hiện thời bằng cách áp dụng biện pháp chế tài lên hàng ngủ lãnh đạo quân đội Tatmadaw của Miến, trong đó bao gồm hành động luật pháp khả thi đối với họ về những tội phạm vô nhân đạo gây ra tại vùng người sắc tộc Karen. Bà nói thêm, mọi việc tùy vào quân Tatmadaw, vì họ đang nắm quyền thi hành, nếu họ cởi mở và có thái độ nghiêm chỉnh về chuyện hòa bình đôi bên, thì người Karten sẽ tiếp tục hợp tác nhưng hiện tại, người Karen bị hạn chế nhiều hơn, ngay cả là phe có chữ ký trong bản thỏa hiệp NCA nhưng họ không được quyền làm những gì đã viết ra trong đó. Nói chuyện với những người dân Karen, tại một khu rừng ở Mutraw, trước khi chết, Saw O Moo không biết nói gì hơn là cùng họ cầu nguyện sẽ có một lần nào nữa, người Karen được sống an lành trên đất mẹ như là một cộng đồng thống nhất,
Saw O Moo buồn cho tương lai dân tộc mình, ông bùi ngùi, “chính quyền Miến và những người lãnh tụ của Karen nên duyệt xét lại hiện trạng, để xem liệu họ có thật sự muốn tiến tới một giải pháp hòa bình hay không, nếu vì hòa bình thì nên xác định cho rõ hòa bình thật sự là cái gì”, cuối cùng Saw O Moo nói thêm, trong lúc vợ ông nhìn đám đông, “hòa bình, thật sự có nghĩa là người Karen không còn phải trốn chạy nữa”.
Thuyên Huy
Monday 14.05.2018

1 nhận xét:

LƯƠNG TÂM CẠN KIỆT - Thơ Thái Huy và 10 Bài Thơ Họa Của Các Thi Hửu

Bài Xướng   LƯƠNG TÂM CẠN KIỆT Thế giới hẳn ai cũng ngỡ ngàng Mỗi ngày cuộc chiến một leo thang Vì đâu vậy nhỉ nên cơ sự? Bởi lý do chi hóa ...