Claudia Hammond -
BBC Future
Trong trường hợp sơ cứu, phản ứng đúng đắn có thể cứu được mạng sống, nhưng nhiều người vẫn đang làm sai.
Sơ
cứu tốt có thể gây khác biệt giữa sự sống và cái chết. Nhưng khi chúng
ta tìm hiểu thêm về cơ thể con người và cách phản ứng của nó, thì sau
nhiều năm lời khuyên dần dần đã thay đổi, nghĩa là những điều ta đã học
trước đây nay đã lạc hậu. Sau đây là một số trong những điều nghĩ sai phổ biến nhất về sơ cứu … và những gì bạn nên làm thay vào đó.
Điều nghĩ sai 1: Bôi bơ lên vết bỏng
Đây là cách chữa dân gian đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Nó thậm chí còn được khuyến khích bởi người được cho là phát minh ra khoa cấp cứu, bác sĩ phẫu thuật người Phổ, Tướng Friedrich Von Esmarch.Mọi vết thương do bỏng đều rất đau khi tiếp xúc với không khí. Phủ lên nó một chất mát như bơ sẽ làm giảm chút ít cơn đau trong một thời gian. Nhưng cơn đau sẽ sớm trở lại, và việc ngăn vết bỏng được tiếp xúc với không khí trước khi nó nguội đi, có thể giữ nhiệt lại bên trong, làm vết bỏng nặng hơn lên.
Đối với hầu hết các vết bỏng, thay vào đó, lời khuyên chung là loại bỏ bất kỳ quần áo và đồ trang sức nào chạm vào vết bỏng, sau đó vặn vòi cho nước xả vào đó trong thời gian lâu hơn bạn nghĩ, tới 20 phút. Điều này ngăn cho da không bị tiếp tục bỏng, đồng thời làm vùng này bị tê cóng đi.
Khi vết bỏng đã được làm nguội hoàn toàn, bạn có thể dùng vải sạch, hoặc màng bọc thực phẩm, hoặc một túi nylon phủ lên nó để tránh bị nhiễm trùng.
Chỉ có một tình huống mà bôi bơ lên vết bỏng có thể là hữu ích: nếu bạn bị bỏng vì nhựa đường nóng. Chất béo trong bơ có thể giúp nhựa đường bong ra, và bớt đau
Điều nghĩ sai 2: Dùng tay ép lồng ngực cho người không cần thiết bị ép, có thể gây hại hơn là lợi.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption
Nếu ai đó bị ngừng tim, thì khả năng người đó sống được hay không là có ai giúp thực hiện hồi sức tim phổi (CPR hoặc còn gọi là hô hấp nhân tạo) hay không trước khi hỗ trợ y tế tới.Nếu bạn có dự khóa học sơ cứu, bạn sẽ học cách quan sát lồng ngực và ghé sát đầu nghe tiếng thở. Nếu không có dấu hiệu cho thấy người đó đang thở thì bạn nên gọi báo dịch vụ cấp cứu và bắt đầu làm hô hấp nhân tạo.
Người hướng dẫn sơ cứu cũng cho bạn biết rằng ngay cả khi bạn không chắc chắn người đó có thở bình thường hay không, bạn vẫn nên tiếp tục làm hô hấp nhân tạo.
Mặc dù đây là lời khuyên, nhiều người không muốn làm hô hấp nhân tạo vì họ sợ làm hại nhiều hơn là tốt.
Một nghiên cứu được tiến hành ở Yokohama, thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản, theo dõi các trường hợp mà những người ngoài cuộc đã làm hô hấp nhân tạo để xem việc này có thể gây nguy cơ lớn hơn hay không cho người bệnh. Trong quá trình nghiên cứu, những người ngoài cuộc đã thực hiện hô hấp nhân tạo cho 910 người bệnh. Thực tế, trong số này chỉ có 26 người đã không bị ngừng tim. Và trong số 26 người này, việc hô hấp nhân tạo chỉ gây ra rắc rối ở ba trường hợp, nhưng đều không nghiêm trọng, với một trường hợp gẫy xương sườn.
Các tác giả kết luận rằng các thành viên của công chúng không nên sợ làm hô hấp nhân tạo ngay cả khi họ không chắc chắn về thực trạng. Họ có thể sẽ cứu được một mạng sống.
Điều nghĩ sai 3: Để làm hô hấp nhân tạo đúng cách, bạn cần phải áp miệng thổi ngạt đi kèm với ép lồng ngực
Các hướng dẫn về điều này đã thay đổi rất nhiều trong thập kỷ qua. Hô hấp nhân tạo chuẩn trước đây là làm luân phiên ép lồng ngực 15 lần rồi áp miệng thổi ngạt 2 lần. Sau đó, người ta thấy rằng 2 lần áp miệng thổi ngạt sau mỗi 30 lần ép lồng ngực thì cũng có hiệu quả như vậy. Điều này nay là lời khuyên tiêu chuẩn.Tiếp theo là ý tưởng làm hô hấp nhân tạo nhưng hoàn toàn không áp miệng thổi ngạt. Điều này dẫn đến việc ít bị ngừng nghỉ hơn và tạo cơ hội nhiều hơn cho việc ép lồng ngực giúp máu chảy tới não. Mặc dù máu có thể không hoàn toàn có oxy, ít nhất thì nó cũng nhanh chóng đến não. Ba thử nghiệm ngẫu nhiên được kiểm soát so sánh các phương pháp cho thấy 2 phương pháp này chỉ có sự khác biệt không đáng kể .
Nhưng khi kết quả của những nghiên cứu này được kết hợp và phân tích lại, thì tỷ lệ sống sót tăng 22% nếu người ngoài cuộc (những người đang làm hô hấp nhân tạo với sự hướng dẫn qua điện của người được điều tới đang trên xe cứu thương) chỉ thực hiện việc ép lồng ngực thôi.
Những kết quả này không áp dụng đối với trẻ em hoặc các trường hợp gần chết đuối, vẫn nên sử dụng việc áp miệng thổi ngạt.
Việc phát hiện rằng hô hấp nhân tạo không có áp miệng thổi ngạt có hiệu quả hơn một chút là tin tốt vì 2 lẽ. Đầu tiên, mọi việc nâng cao tỷ lệ sống sót tất nhiên là điều tốt. Nhưng thứ hai là, nó có thể khuyến khích nhiều người hơn vào cuộc. Nói cho cùng, những hướng dẫn dễ nhớ hơn, người ta dễ tham gia vào hơn. Thậm chí còn có những trò chơi để bạn vừa chơi vừa học cách làm.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption
Ngoài ra, nhiều người không muốn áp miệng thổi ngạt đối với người lạ.
Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng thực hiện ép lồng ngực đâu. Nghiên cứu được trình bày tại Hội Thảo Khoa Học của Hiệp Hội Tim Mạch Mỹ năm 2017 cho thấy một số người ngoài cuộc e ngại với việc chạm vào ngực phụ nữ. Audrey Blewer đã nghiên cứu gần 20.000 trường hợp ngừng tim và thấy rằng 45% nam giới nhận được hô hấp nhân tạo của những người ngoài cuộc, so phụ nữ, 39%.
Nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng tỷ lệ sống tăng gấp đôi nếu máy xung điện tim được sử dụng thay vì chỉ dùng hô hấp nhân tạo. Nhưng việc sử dụng chúng ở bên ngoài bệnh viện là rất ít. Mọi người ngại dùng nó. Christopher Smith ở Trường Y Warwick đã công bố nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy rằng nhiều thành viên của công chúng không biết máy này là gì, nó được để ở đâu, hoặc sử dụng nó thế nào. Ông nói với tôi rằng một số người sợ sử dụng nó, phòng nó gây hại nhiều hơn lợi.
Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng thực hiện ép lồng ngực đâu. Nghiên cứu được trình bày tại Hội Thảo Khoa Học của Hiệp Hội Tim Mạch Mỹ năm 2017 cho thấy một số người ngoài cuộc e ngại với việc chạm vào ngực phụ nữ. Audrey Blewer đã nghiên cứu gần 20.000 trường hợp ngừng tim và thấy rằng 45% nam giới nhận được hô hấp nhân tạo của những người ngoài cuộc, so phụ nữ, 39%.
Điều nghĩ sai 4: Bạn không nên dùng máy sung điện với ai nếu không chắc chắn là tim người đó đã ngừng đập
Đây là một điều nghĩ sai lớn. Nói cho cùng, máy xung điện tim, thường được lưu giữ ở những nơi công cộng như nhà ga, được thiết kế để mọi người được. Bạn không cần phải tự mình tìm hiểu liệu người bị đột quỵ có được lợi với cú sốc điện để hồi phục nhịp đập tim hay không: bản thân máy này có thể biết đánh giá điều gì cần làm. Nếu cú sốc điện là không cần thì nó không phát xung điện.Nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng tỷ lệ sống tăng gấp đôi nếu máy xung điện tim được sử dụng thay vì chỉ dùng hô hấp nhân tạo. Nhưng việc sử dụng chúng ở bên ngoài bệnh viện là rất ít. Mọi người ngại dùng nó. Christopher Smith ở Trường Y Warwick đã công bố nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy rằng nhiều thành viên của công chúng không biết máy này là gì, nó được để ở đâu, hoặc sử dụng nó thế nào. Ông nói với tôi rằng một số người sợ sử dụng nó, phòng nó gây hại nhiều hơn lợi.
Nội dung bài viết này rất bổ ích, cảm ơn tác giả đã chia sẻ
Trả lờiXóa