Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Vì sao cơn đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng?

Đột quỵ đã trở nên rất phổ biến, xảy ra không chỉ ở người lớn tuổi mà có xu hướng ngày càng “trẻ hóa”. 

Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong… Trong 24 giờ mỗi ngày thì nguy cơ gặp cơn đột quỵ cao nhất thường là vào buổi sáng sớm.


(ảnh: Shutterstock)

Sáng sớm là thời điểm “cơ hội” cho đột quỵ

Các thống kê cho thấy đột quỵ thường xảy ra vào buổi sáng, đặc biệt là khi người ta chuyển từ tư thế đang nằm sang tư thế ngồi để dậy khỏi giường. Tại sao vậy? Khi thức dậy vào buổi sáng, sẽ chuyển từ tư thế đang nằm sang tư thế vận động, làm thay đổi nồng độ các hóc-môn.. Các hóc-môn này gây ra hai tình trạng, thứ nhất là tăng nhịp tim và tăng huyết áp, thứ hai là làm tăng trương lực của động mạch vành.

Thông thường, huyết áp của cơ thể xuống mức thấp nhất vào lúc khoảng 3 giờ sáng, sau đó tăng lên dần lên và tăng nhanh lúc người ta thức dậy và buổi sáng. Khi bạn thức dậy, cơ thể bạn tiết ra hóc-môn adrenaline và các hóc-môn gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu cung cấp oxy. Sau một đêm, cơ thể mất đi một lượng nước tương đối lớn, máu như vậy sẽ trở nên keo đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm đẩy máu đi.

Khi tăng huyết áp sẽ tăng nhu cầu oxy cho cơ tim, làm cho cơ tim không được ổn định do chênh lệch huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương các mảng xơ vữa động mạch vành, làm cho các mảng xơ vữa này sẽ bị rách ra, vỡ, bong, lúc này chúng sẽ kích hoạt tiểu cầu gây ra nhồi máu cơ tim cấp.

Một nguyên nhân khác liên quan đến đột quỵ buổi sáng là do lượng nitric oxit thấp vào lúc đó. Nitric oxit (gọi tắt là NO) có vai trò quan trọng trong việc cầm máu, nó tham gia vào hầu hết quá trình sinh hoạt sinh học trong cơ thể như sự thức tỉnh, chức năng sinh dục, cảm giác đau, hài lòng, điều tiết máu và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể… Và quan trọng nhất sự hoạt động của NO có vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, mở rộng mạch máu tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, nó còn là yếu tố quan trọng quyết định đến việc bị đột quỵ, tiểu đường…
Quá trình tiêu thụ NO vào ban đêm là lớn nhất nên khi sáng sớm thức dậy cơ thể con người thường thiếu NO nên cũng dẫn đến nguyên nhân bị đột quỵ vào sáng sớm.

Đột quỵ có thể gây tử vong hoặc để lại biến chứng nặng nề


Một vài lời khuyên từ các chuyên gia y tế
Để giảm nguy cơ đột quỵ buổi sáng, sau khi tỉnh giấc nên dành một ít phút cho cơ thể quen dần với trạng thái mới và hoàn toàn tỉnh táo trước khi bước ra khỏi giường
. Có thể nằm trên giường và thực hiện một vài động tác “khởi động”, nhẹ nhàng duỗi chân duỗi tay, xoa mặt… Với những người có tiền sử bệnh tim mạch thì lại càng cần lưu ý hơn.

Buổi tối trước khi đi ngủ, nên uống một ly nước ấm, như vậy vừa tạo điều kiện kích thích cơn buồn ngủ, vừa tránh tình trạng khô háo vào sáng hôm sau, làm giảm độ keo nhớt của máu, giảm bớt áp lực lên tim.

Các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khá là phức tạp và cũng là một quá trình dồn tích, có thể bắt nguồn từ lối sống và cường độ công việc căng thẳng, lạm dụng rượu bia và các loại hóa chất trong thực phẩm, thời gian vận động cơ bắp giảm nhưng lại tăng thời gian xem TV, điện thoại, máy tính… thậm chí còn liên quan đến những quan niệm sai lầm trong dinh dưỡng hoặc khoanh vùng trong điều trị bệnh tim mạch, lạm dụng thuốc hạ cholesterol…


Vì vậy, mỗi người đều nên chủ động rèn luyện thân thể, phòng tránh càng sớm càng tốt. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ mang lại lợi ích rất lớn. Nên tăng cường các loại thực phẩm sạch giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa. Những thực phẩm thông thường hàng ngày như trái cây tươi, rau cải xanh, bắp cải, cà chua, vừng (mè), cá biển béo, dầu oliu… thực ra là những vị thuốc rất tốt cho tim mạch.

      Sáng ngủ dậy, bỗng dưng bị liệt

 - Sau một đêm ngủ dậy, cậu bé 13 tuổi tự dưng thấy khó thở, chân tay mềm nhũn, sau đó liệt tay chân, hô hấp rất nhanh. Theo bác sĩ, trẻ bị viêm đa rễ dây thần kinh, một bệnh hiếm gặp.

Đây là trường hợp của một bệnh nhân ở Hoa Lư, Ninh Bình. Người nhà bệnh nhân cho biết, trẻ có triệu chứng trên rất đột ngột. Tối trước khi đi ngủ trẻ hoàn toàn bình thường. Sáng ngủ dậy, cả nhà thấy chân tay cháu mềm nhũn, liệt dần, khó thở dù ai nói gì cũng biết.

Trẻ được đưa vào Bệnh viện Ninh Bình trong trạng thái lơ mơ, đồng tử giãn, liệt toàn thân. Tại đây, trẻ được đặt nội khí quản, thở máy với kết luận nhược cơ cấp tính.. Dù được cấp cứu nhưng tình trạng trẻ không có dấu hiệu đỡ.

Do có phát hiện vết bầm tím ở mắt cá chân nên bệnh nhân được chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vì nghi ngờ bị rắn cắn. Song không phát hiện trẻ bị ngộ độc nên trẻ được chuyển tiếp sang khoa Nhi – BV Bạch Mai.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, cho biết tình trạng bệnh của trẻ rất nặng. Sau 2 ngày theo dõi cấp cứu, khoa đã hội chẩn và kết luận trẻ bị hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh. Biểu hiện liệt từ chân lên đến cổ, dẫn đến viêm tủy sống, liệt cơ hô hấp, rất may là không lên não. Ngoài thở máy, trẻ được lọc máu liên tục và truyền tĩnh mạch gamma globulin.

Điều quan trọng để chữa khỏi bệnh là chấn đoán nhanh, chính xác. Sau 25 ngày được điều trị tích cực, hiện trẻ đã có thể đi lại được 7-8 phần và có thể xuất viện vào ngày 31/7.

Tuy nhiên, vì bệnh đang trong giai đoạn thoái triển từ từ nên bác sỹ vẫn khuyến cáo trẻ vận động nhẹ nhàng, đi bình thường, nửa tháng khám lại một lần để xem diễn biến bệnh.

C.Quyên

           Mẹo hay giúp bạn tỉnh táo mỗi sáng thức dậy !

     Mơ ước của khá nhiều người là làm sao để mỗi sáng họ thức dậy mà cảm thấy sảng khoái tinh thần không còn mỏi mệt. Hãy thử những thay đổi nhỏ để cảm nhận những khác biệt nhé.
Cuộc sống vội vã và “điên cuồng” ngày nay khiến nhiều người ngay cả lúc ngủ cũng không được nghỉ ngơi thực sự. Và hậu quả là sáng ra họ chỉ kịp bật dậy và vội vã đi làm cho kịp giờ trong khi sự mệt mỏi vẫn chưa “bay biến” hoàn toàn trong cơ thể. Mơ ước của khá nhiều người là làm sao để mỗi sáng ra họ thức dậy mà cảm thấy sảng khoái tinh thần và cơ thể không còn mỏi mệt để sẵn sàng cho một ngày làm việc mới.

Vì vậy, nhiều người gặp khó khăn khi ra khỏi giường ngay sau khi báo động của họ đi. Cuối cùng, họ nâng lên ra khỏi giường, chỉ để cảm thấy vội vã và điên cuồng bởi vì họ đang muộn. Trong thế giới ngày nay của người lao động tự làm chủ, hay nghĩa trang thay đổi, có nhiều người tìm thấy nó khó khăn để thức dậy tươi và hạnh phúc.

Bí quyết ở đây là gì? Giấc ngủ chính là lúc để chúng ta được hoàn toàn nghỉ ngơi. Để mỗi sáng thức dậy khỏe mạnh còn phụ vào các yếu tố được gọi là thói quen của chính mỗi người. Hãy thử những thay đổi nhỏ để cảm nhận những khác biệt nhé.
1. Không ăn tối ngay trước khi đi ngủ: Quá trình tiêu hóa sẽ mất một thời gian, vì vậy nên tránh đi ngủ ngay sau khi ăn tối. Cách tốt nhất là bạn nên ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ. Ngoài ra, tránh uống cà phê, ăn đường, sô-cô-la hoặc uống quá nhiều rượu trước khi đi ngủ. Chúng có thể làm cho đường ruột của bạn khó chịu cũng như khiến bạn không có giấc ngủ sâu vì còn bận tiêu hóa những đồ ăn đó.
                                                                               
2. Môi trường ngủ: Môi trường ngủ của bạn cần thông thoáng và gần với tự nhiên. Chất lượng không khí bạn hít thở trong giấc ngủ là quan trọng nhất nhưng không phải ai cũng nhận ra. Tình trạng chất lượng không khí không tốt có thể dẫn đến nhức đầu, nghẹt mũi... Mở một chút cửa sẽ có tác dụng trao đổi chất để cho phép khí carbon dioxide độc hại bay ra ngoài và nhận khí oxy vào phòng. Nhiệt độ phòng cũng rất quan trọng, phải làm sao để không quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, đầu tư vào một chăn nệm và gối phù hợp nhu cầu thoải mái của bạn là việc nên làm.
                                                                             
3. Ngủ sớm: Nếu bạn muốn dậy sớm, bạn phải đi ngủ sớm. Dậy sớm sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn trong các công việc buổi sáng cũng như thực hiện tốt hơn những công việc cần thiết phải làm trong ngày.                                                                          
                                                                              
 4. Thở sâu: Hãy “giải phóng” tất cả tâm trí của bạn trước khi vào giấc ngủ. Thực hành một số kỹ thuật hít thở sâu và nếu có thể hãy dành một vài phút để thiền, giấc ngủ của bạn sẽ đạt hiệu quả tối đa.
                                                                             
5. Đi vệ sinh: Thận của bạn tiếp tục làm việc khi bạn đang ngủ và buổi sáng bàng quang của bạn sẽ đầy. Nếu bàng quang của bạn đầy lên, bạn có thể cảm thấy cần phải đi vệ sinh vào ban đêm và điều này làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là đi vệ sinh trước khi đi ngủ ngay cả khi bạn cảm thấy không có nhu cầu.                                                                                                               

6. Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ thời gian còn tùy thuộc vào cơ thể mỗi người, trung bình thì là từ 6-8 giờ . Chú ý sự khác biệt giữa 6-8 giờ của giấc ngủ và giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến bạn. Hãy hiểu cơ thể mình cần ngủ bao nhiêu là đủ.
                                                                            
                                                                              
7. Tránh dùng thuốc ngủ: Thật không may, có nhiều người dùng thuốc ngủ và các loại thuốc khác để giải quyết các vấn đề giấc ngủ của mình. Nhưng cách này không trị tận gốc nguyên nhân mất ngủ của bạn. Nếu muốn dùng thuốc, cần dùng thep chỉ định của bác sĩ.
                                                                               
8. Đặt báo thức ở bên ngoài giường: Không bao giờ báo thức bên cạnh giường ngủ. Luôn luôn giữ cho nó một chút xa xa để khi báo thức bạn sẽ phải dậy và mất thời gian đi bộ ra để tắt. Điều này sẽ ngăn chặn việc bạn chỉ cần nhấn nút báo thức và tiếp tục chìm vào giấc ngủ của mình.
                                                                            
9. Dậy ngay lập tức: Nếu có tiếng chuông báo thức hoặc khi tỉnh dậy, bạn nên dậy luôn lúc đó. Việc này giúp bạn tỉnh táo hơn hơn là lại cố gắng “ru” mình ngủ tiếp. Vì nếu có ngủ tiếp, cơ thể bạn có thể không bao giờ hoàn toàn ngủ vì cơ thể cứ chờ để dự đoán những âm thanh báo động tiếp theo. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn.
                                                                             
10. Tỉnh dậy với một nụ cười: Ngay sau khi bạn thức dậy, hãy nở một nụ cười. Có nhiều cơ hội và điều tốt lành đang chờ bạn. Hãy mở trái tim để đón nhận chúng.                                                                             
11. Để ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng: Mở rèm cửa để cho ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng là một cách tuyệt vời để làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Tâm trí của bạn sẽ phản ứng với ánh sáng và giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo.
                                                                               
12. Uống một ly nước: Cơ thể bạn mất chất lỏng qua đêm nên có thể làm cho bạn cảm thấy một chút mệt mỏi khi thức dậy. Uống một ly nước khi dạ dày trống rỗng sẽ kích thích quá trình trao đổi chất và như vậy bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn.
                                                                            
13. Tập thể dục: Khi bạn đang còn lơ mơ vào buổi sáng thì hãy thực hiện một vài thao tác thể dục. Cơ thể tiết ra chất endorphins làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn càng thực hiện nhiều năng lượng hơn bạn càng khỏe mạnh hơn.                                                                             
14. Ăn một bữa sáng đầy năng lượng: Bỏ qua bữa ăn đầu tiên trong ngày sẽ ảnh hưởng đến mức độ năng lượng của bạn. Bạn cần ăn bữa ăn sáng để có được quá trình trao đổi chất và năng lượng cho cơ thể của bạn. Một bữa ăn sáng đầy đủ và khỏe mạnh sẽ làm cho bạn tràn đầy sinh lực trong suốt cả ngày.
                                                                       
15. Thức dậy cùng một giờ: Hàng ngày, bạn nên thức dậy và ra khỏi giường cùng một giờ, ngay cả vào cuối tuần. Nếu bạn thay đổi thời gian hàng ngày, bạn sẽ kích thích đồng hồ sinh học của cơ thể và thấy nó cực kỳ khó khăn để ra khỏi giường.
                                                                         
16. Ngủ một chút buổi trưa: Lý do chính tại sao mọi người thấy nó vô cùng khó khăn để thứcdậy với tâm trạng vui vẻ và sảng khoái là bởi họ không được ngủ đủ giấc trong ngày. Hãy ngủ một chút từ 20-30 phút vào buổi trưa, nó giúp làm giảm căng thẳng và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn.
Nếu bạn muốn có một buổi sáng vui khỏe, hãy làm theo lời khuyên phía trên. Mặc dù một vài cách có thể không phù hợp với bạn, nhưng một số chắc chắn sẽ có hiệu quả.
                                                                              

             Tại sao vừa ngủ dậy vẫn mệt mỏi

Nếu mệt mỏi đuối sức dù vừa thức dậy, bạn có thể đã ăn quá nhiều đồ ăn vặt, lạm dụng cà phê hoặc bị thiếu sắt.

                                      tired-header-4150-1441704190.jpg
                                                                                              Ảnh: Men's Health.
Lười vận động
Bạn cho là bớt vận động sẽ giúp tiết kiệm năng lượng? Hãy nghĩ lại, bởi theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ), những người bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng 20 phút 3 ngày trong tuần sẽ đỡ mệt mỏi và có nhiều năng lượng hơn trong vòng 6 tuần.
                                                                               

Uống bia trước khi đi ngủ
Đồ uống có cồn có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn nhưng lại làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bạn sẽ dễ bị tỉnh giấc lúc nửa đêm vì cồn cản trở quá trình trao đổi chất.
                                                                              

Uống quá nhiều cà phê
Có những người không thể tỉnh táo tại trường học hoặc chỗ làm nếu thiếu cà phê. Trên thực tế, 3 tách cà phê sẽ có ích cho sức khỏe nhưng nhiều hơn lại đem đến những tác hại. Caffeine có tác dụng “khóa” một chất có tác động đến hệ thần kinh là adenosine, khiến cho bạn càng uống nhiều lại càng buồn ngủ.                                                                             

Tiệc tùng đến khuya vào cuối tuần
Nếu ham vui quá đà vào tối thứ bảy, bạn sẽ dễ ngủ bù vào ban ngày chủ nhật, dẫn đến trằn trọc vào ban đêm rồi mệt mỏi vào ngày thứ hai.
                                                                               

Hút thuốc
Thuốc lá làm hại phổi và giảm lượng oxy có trong máu. Càng ít oxy, bạn càng uể oải.                                                                             

Phụ thuộc vào các loại nước tăng lực
Nước và các thực phẩm tăng lực cùng các loại thuốc như thuốc giảm cân có thể giúp bạn tỉnh táo trong một thời điểm, nhưng về lâu dài sẽ gây ra những phản ứng phụ như lo âu, mất ngủ, căng thẳng.
                                                                           

Không đạt cân nặng hợp lý
Nếu thừa cân, cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng hơn để di chuyển khiến bạn nhanh bị mệt. Còn nếu thiếu cân, hiển nhiên là bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng mới có thể khỏe mạnh.
                 

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Dành thời gian để xem phim hoặc kiểm tra email trước khi đi ngủ không phải là ý kiến hay. Những người sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ thường có giấc ngủ kém và khó tỉnh táo vào sáng hôm sau.
                                                                                                                                    

Bị rối loạn giấc ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ có thể khiến con người không thở hàng chục, thậm chí hàng trăm lần một đêm. Vì vậy, kể cả đã nghỉ ngơi, bạn vẫn cảm thấy không đủ sức khỏe để làm việc vào ngày hôm sau.
Thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ vì đường hô hấp bị thu nhỏ.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt
Các loại bánh ngọt, chocolate, khoai tây chiên làm mất cân bằng lượng glucose dẫn đến mệt mỏi cả ngày.
                                                                           

Thiếu sắt
Thiếu sắt khiến bạn trì trệ, đuối sức và giảm tập trung vì lượng máu đến các cơ bắp và tế bào bị tụt giảm.

                                                                            

Minh Nguyên (Theo Men’s Health)

(H.Phi chuyển)

1 nhận xét:

KÍNH MỜI ĐỌC và HỌA THƠ "THÁNG TƯ SANG" của HỒ NGUYỄN

THÁNG TƯ SANG Tháng Tư nghĩ nhớ khổ trăm bề, Mấy chục năm mòn mỏi tái tê. Mồ bạn xác vùi trơ phủ cỏ, Kiếp ta xứ tạm sống chưa về. Cái thời c...