Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Hình ảnh báo động về ô nhiễm nguồn nước ở Trung Quốc (Từ vnexpress)

Dòng sông nước đỏ quạch, những núi rác thải chồng chất, cảnh tượng cá chết hàng loạt là những hình ảnh gióng lên hồi chuông báo động cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng ở Trung Quốc hiện nay.

 
Tháng 4/2015, Trung Quốc ban hành kế hoạch hành động phòng chống ô nhiễm nguồn nước, trong đó nêu ra những hành động cụ thể để cải thiện chất lượng nước tính đến năm 2020. Nhưng thực tế chứng minh, quá trình khó khăn hơn nhiều so với những gì quốc gia này dự kiến.
Nguồn nước và đất tại thành phố Ôn Châu, Trung Quốc, chuyển sang màu đỏ do chất thải từ một nhà máy sản xuất thuốc nhuộm đóng cửa vào năm 2014. Ảnh: Stringer/Reuters.
 
 
Theo Business Insider, hơn một nửa dân số Trung Quốc không được tiếp cận với nguồn nước sạch. Gần 2/3 người dân ở vùng nông thôn Trung Quốc sử dụng nguồn nước ô nhiễm gây ra bởi chất thải công nghiệp và con người.
Một đứa trẻ bơi giữa hồ chứa ô nhiễm tại Pingba, tỉnh Quý Châu, phía tây nam Trung Quốc năm 2006. Ảnh: Reuters/China Daily.
 
 
Trung Quốc là nơi sinh sống của 20% dân số thế giới nhưng chỉ chứa khoảng 7% lượng nước ngọt toàn cầu. Trên hình là một đứa trẻ đang uống nước gần dòng suối nhiễm bẩn tại quận Fuyuan, tỉnh Vân Nam năm 2009. Ảnh: Stringer/Reuters.
 
 
Trên tay người đàn ông cầm hai chai nước. Một chai nước khoáng bình thường và một chai lấy từ dòng suối ô nhiễm thuộc huyện Dongchuan, Côn Minh, tỉnh Vân Nam năm 2013. Ảnh: Stringer/Reuters.
 
 
Ô nhiễm nước và không khí gây ra cả những tác động ngắn hạn và dài hạn, làm ảnh hưởng đến các loài động vật sống trong nước như tôm, cá.
Công nhân thu dọn cá chết trên bờ sông ô nhiễm nặng nề Fuhe tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc năm 2013. Ảnh: Stringer/Reuters.
 
 
"Tôi nghĩ 20 năm tới là khoảng thời gian quan trọng để chính phủ Trung Quốc thực hiện các nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm, đem đến môi trường an toàn và lành mạnh cho người dân", Ma Jun, nhà môi trường học, chia sẻ.
Một cậu bé đang đứng trên bờ biển phủ đầy tảo xanh ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông năm 2011. Ảnh: Reuters/China Daily.
 
 
Nền kinh tế Trung Quốc đang đứng thứ hai thế giới và ngày càng phát triển mạnh. Số lượng nhà máy, khu công nghiệp tăng lên nhanh chóng, gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng hơn.
Người dân giặt quần áo trên dòng sông Shenling chứa đầy rác ở quận Yuexi, tỉnh An Huy năm 2015. Ảnh: Reuters/William Hong.
 
 
Người dân đang cố gắng làm sạch nguồn nước sau vụ tràn dầu ở cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh năm 2010. Ảnh: Stringer/Reuters.
 
 
Năm 2015, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc công bố báo cáo cho biết 2/3 lượng nước ngầm và 1/3 lượng nước mặt không an toàn đối với con người.
Trên hình là một người đánh cá ở Hồ Sào, hồ nước đang bị bao phủ bởi tảo màu xanh lá cây, tại thành phố Sào Hồ, tỉnh An Huy năm 2013. Ảnh: Reuters/China Daily.
 
 
Năm 2013, gần 11.000 con lợn chết trôi nổi trên sông Hoàng Phố gần Thượng Hải. Nhiều người nghi ngờ chúng bị vứt ra từ các trang trại ở thượng nguồn sông Hoàng Phố. Ảnh: Reuters/Aly Song.
 
 
Nước ô nhiễm là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo nghiên cứu, 14% các ca ung thư đường tiêu hóa ở Trung Quốc là do sử dụng nước nhiễm bẩn. Ảnh: Reuters/William Hong.
 
 
Trong một nỗ lực giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước, chính phủ Trung Quốc coi hành động gây ô nhiễm là hành vi phạm tội, có thể bị phạt tiền, thậm chí đi tù. Ảnh: Stringer/Reuters.
 
Lê Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...