Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất của VN. Họ là nước viện trợ phát triển
ODA hàng chục tỷ USD cho VN, đầu tư hàng chục tỷ USD khác cho các dự án ở
VN, là thị trường xuất khẩu hàng chục tỷ USD của VN. Họ cũng đã và đang
đào tạo giúp VN gần 40.000 tu nghiệp sinh.
Ông giám đốc người Nhật 77 tuổi và nỗi xấu hổ cho người Việt |
Nhờ có họ, ta xây được hàng trăm km đường xá cầu cống và cơ sở hạ tầng
quý giá. Nhờ có họ, hàng trăm ngàn công nhân lao động có việc làm, nuôi
sống hàng trăm ngàn gia đình và hàng triệu người liên đới. Họ cũng là
nước ủng hộ ta nhất trong vấn đề Biển Đông.
Ấy thế mà ông già Tango Hirosuke, gần 80 tuổi, phải dọ dẫm nối ống nước trong đêm ở VN, trong Khu công nghiệp Tân Đức.
Chỉ vì ông nhất định không chịu trả 15 triệu đồng "không minh bạch" cho
Tân Đức, chỉ vì muốn công xưởng tiếp tục hoạt động, chỉ vì bảo vệ những
công nhân VN thân cô thế cô của mình khỏi bị trả thù. Và sợ bị phá hoại
tiếp, ông cũng tự mình canh đường ống tới rạng sáng, khi nước đã đầy bể
thì mới rời đi.
Trong khi những nhân viên của Tân Đức thì hả hê trêu chọc, cười nói, chế nhạo, quay phim... "lão già gàn dở".
Tôi là người VN, tôi không thấy xấu hổ, tôi thấy NHỤC.
Tin đọc thêm: Chủ KCN bít cổng vào công ty: GĐ Nhật thà mất 1 tỷ chứ không chịu chi sai 1 đồng
Người Nhật, cái
cách họ hành xử, khiến chúng ta khâm phục. Tại sao, vì họ cần sự minh
bạch. Rõ ràng vấn đề ở đây không phải là tiền.
Sáng 21.3, hàng
trăm công nhân của Công ty Tango Candy (Khu công nghiệp Tân Đức, huyện
Đức Hòa, tỉnh Long An) đã phải leo qua đống đất lấp đầy cổng công ty để
vào bên trong làm việc.
Trong nhiều
ngày liên tục, người của Công ty Tân Đức tổ chức đào đường ống nước,
dựng barie chắn ngang cổng Công ty Tango Candy. Thậm chí, phương tiện cơ
giới còn đem những trụ bê tông loại lớn chèn lên barie. Đỉnh điểm,
nhiều xe ben do một đối tượng “tự xưng giang hồ Hải Phòng” chở đất đến
Công ty Tango Candy lấp cổng chính. Khi công nhân di chuyển qua cửa
thoát hiểm phía sau thì các xe ben tiếp tục chở đất lấp luôn lối này.
Hành động này
không văn minh thiếu văn hóa. Nếu họ vi phạm nguyên tắc hợp đồng thì
thưa kiện để cơ quan có trách nhiệm giám sát kiểm tra xữ lý chứ không
nên có hành động tự phát....
Giám đốc người
Nhật là ông Tango Hirosuke (77 tuổi) cho biết, công ty ông có diện tích
10.000m2, chuyên sản xuất bánh kẹo xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản.
Mới đây, Công ty Tân Đức yêu cầu các doanh nghiệp thứ cấp trong khu công
nghiệp phải đóng phí duy tu cơ sở hạ tầng là 10.018 đồng/m2. Theo đó,
số tiền mỗi năm Công ty Tango Candy phải đóng là 100,2 triệu đồng.
Ông Hirosuke
nói, mức giá mà các doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu là 8.500 đồng/m2.
Như vậy, mỗi năm công ty ông sẽ đóng khoảng 85 triệu đồng - thấp hơn 15
triệu đồng so với giá Công ty Tân Đức yêu cầu.
“Đình trệ sản
xuất, mỗi ngày tôi thiệt hại khoảng 15.000USD. Cả tuần qua tôi thiệt hại
tiền tỷ, chưa tính tổn thất tinh thần, công nhân hoang mang. Thiệt hại
này lớn hơn rất nhiều so với việc tôi chấp nhận nhượng bộ mức giá của
họ. Tuy nhiên, việc không đúng thì dù 1 đồng chúng tôi cũng không chi.
Chúng tôi muốn minh bạch”.
Đại diện Ban
quản lý Khu công nghiệp Tân Đức, ông Trần Dương thì cho biết dù hai bên
vẫn giữ nguyên quan điểm về mức phí, tuy nhiên để tạo thuận lợi cho môi
trường đầu tư của tỉnh Long An, Tân Đức đã tháo dỡ rào chắn để Tango
Candy có thể hoạt động trở lại bình thường vào chiều 25/3. Việc thu phí
sẽ phải chờ phán quyết của tòa án.
Trước đó, Công
ty Tân Đức cũng sử dụng biện pháp tương tự với hai doanh nghiệp nước
ngoài khác đang hoạt động tại đây, trong đó có một doanh nghiệp của Nhật
Bản. Ngoài ra, trong khu công nghiệp Tân Đức còn 33 doanh nghiệp vẫn
chưa đóng khoản phí này, hầu hết là doanh nghiệp nước ngoài, tất cả đều
không đồng ý với mức phí mà phía Công ty Tân Đức đưa ra.
Ông Tango
Hirosuke, 77 tuổi, một mình đối mặt với nhóm người hung hăng của công ty
Tân Đức, vì không muốn những công nhân người Việt bị nguy hiểm....
Ngày 24/3, đã
có thêm một doanh nghiệp của Hàn Quốc phản đối Tân Đức là KSA. Đích thân
ông Chang Hoon Jung - Tổng giám đốc công ty trực tiếp căng băng rôn
trước cổng công ty để phản đối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét