Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Ấn Độ: Manju Gaur - Theo Chân Cảnh Sát Giải Cứu Đứa Em Khỏi Tay Bọn Buôn Người Ở Assam.



FM974
Chuyện Thế Giới Trong Tuần

Thứ Hai 21/03/2016

    Manju Gau mạnh dạn bước lên cầu thang của một cao ốc cũ, loang lỡ tường gạch, có chỗ sụp xuống vài phần, với sự giận dữ nhưng cương quyết, đi phía trên cô, là một toán cảnh sát viên, một số từ tiểu bang nhà Assam của Gaur, còn lại là những người từ thành phố láng giềng Tây Đề Li.

    Sau lưng, năm sáu nhân viên xã hội và các phối trí viên của Bachpan Bachao Andolan, một tổ chức từ thiện địa phương, đã từng giải cứu hàng ngàn trẻ em bị bọn buôn người bắt đi, nhưng riêng Gaur, cũng là nạn nhân của bọn buôn người, đi theo toán người hôm nay với mục đích cá nhân là tìm kiếm em gái của mình. Gaur sinh ra tại một làng nông thôn trong tiểu bang Assam, cha mẹ cô, công nhân tại một đồn điền trồng trà, một trong hàng trăm cái khác rãi rác trên vùng phía bắc của tiểu bang, nơi sản xuất ra trà đen nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Một cách chính thức, công nhân nghề làm trà, của làng cô phải được lảnh khoảng 2 đô la mỹ một ngày, cộng với 2 đô la nữa, là tiền mà chủ nhân đồn điền trả cho các dịch vụ an sinh phức lợi như nhà ở miễn phí, sức khỏe y tế và học hành. Thất học, không hy vọng gì có một cuộc đời tốt đẹp hơn, Gaur cố tìm cách nào đó để phụ giúp gia đình.
    Gaur vẫn còn nhớ cái ngày mà mà người môi giới đến gỏ cửa nhà mình, năm cô vừa lên 14 tuổi, người này bảo sẽ tìm cho cô một việc làm tốt, lương cao, bằng cách sắp xếp cô đến làm người ở cho những gia đình giàu có ở Tân Đề Li, công việc là làm mọi thứ trong nhà từ nấu ăn tới giặt giũ quần áo và chăm sóc con cái. Gaur cho biết, người môi giới này cũng là dân trong làng, ai cũng biết cho nên cô nghĩ có thể tin cậy được. Vì nghèo, nhà cửa rách bươm, ăn uống thiếu thốn cho nên cô đã không ngần ngại nghe theo, có như vậy Gaur mới có tiền giúp cha mẹ và mấy em có thể có dịp đến trường, nhưng cô đã sai lầm. Ở Tân Đề Li, Gaur bị nhốt trong một căn nhà cùng với nhiều đứa con gái khác cũng từ Assam, giống như cô, tất cả bị đem bán để làm công ở đợ, đó là lúc những sự hành hạ bắt đầu, nếu bọn Gaur không nghe lời sẽ bị đánh đập tàn nhẩn. Trong một lần, một người đàn ông, xem ra là người thủ lảnh đến, đưa cho một em uống nước gì đó, em bị mê man, tên này đem em đó lên căn phòng trống trên lầu, chính mắt Gaur đã từng thấy không biết bao nhiêu lần như thế. Suốt những ngày này, Gaur quá sợ nên không dám báo cáo với chính quyền địa phương, một mặt cô là người mới tới thành phố này và không quen biết một ai, mặt khác, quan trọng hơn, cô không còn chỗ nào khác để trốn khỏi đây. Cảnh sát tại Assam cho biết, các em gái trẻ từ những đồn điền trà dễ là mục tiêu của bọn buôn người, vì họ sống trong đói nghèo, khổ cực, không được học hành nhiều, và cha mẹ thường mang nợ nần chồng chất.
    Cảnh sát cũng nói thêm, các cô gái trẻ coi chuyện theo những ngưởi môi giới nghề ngiệp là con đường thoát khỏi cảnh túng nghèo lẩn quẩn, bị dụ dỗ bởi lới hứa hảo huyền công việc tốt và lợi tức vững vàng, thay vì vậy, họ thường lọt vào cảnh bị bán đi làm người ở đợ hay bị cưỡng ép làm nghề mãi dâm. Có hàng trăm em gái từ các vùng đồn điền trà lọt vào tay của bọn buôn người hàng năm, trong đó, vụ tàn tệ nhất là những người cha đem con gái mình bán đi để có được một số tiền, như là một cách thoát khỏi kiếp đời bần cùng. Sau khi biết ra tình cảnh, Gaur tìm cách “xuống nước”, năn nỉ bọn đầu nậu, cô nói với họ là muốn trở lại nhà nhưng họ bảo đã tốn tiền nhiều cho cô và gia đình cô phải trả hết số nợ trước khi cho cô đi, vì thế Gaur đành phải ở lại. Cuối cùng, Gaur được đem đến làm người ở cho một gia đình trung lưu, ở đó không bị hành hạ, không bị mắng chữi nhưng cũng không có lảnh tiền, vì họ đã gởi tiền lương hàng tháng của Gaur cho người môi giới của cô, Gaur chưa hề thấy được một đồng bạc nào, cô phải làm việc suốt ngày nhưng không dám nghĩ tới chuyện bỏ đi.    
    Hơn một năm sau, Gaur có chút can đảm, ấp úng giải thích hoàn cảnh mình với một người láng giềng thân, người này cho cô một số tiền mua đủ vé xe lửa về nhà, cô không nói với chủ là đi đâu, chỉ quơ dọn đồ đạc cá nhân rồi rời nhà. Gaur cho biết, đời sống ở quê nhà, ở Assam vẫn tốt hơn là làm việc với bọn buôn người nhưng hiện tại cô lại có một trở ngại khác, em cô, Aarti đã bị đám buôn người dụ rời khỏi nhà rồi, lần sau cùng nói chuyện với nhau qua điện thoại, em cô khóc nhiều lắm. Đi tìm sự giúp đở cứu em, Gaur đến tổ chức từ thiện Bachao Bachpan Andolan hay BBA, người sáng lập ra nó là ông Kailash Satyathi, một người đoạt giải Nobel Hòa Bình do việc tranh đấu chống bốc lột sức lạo động của trẻ con và buôn người.
    Tổ chức BBA sắp xếp đem Gaur đi lên Tân Đề Li, nơi đó họ cho người theo dỏi và tìm ra chỗ ở của bọn buôn người tại một chung cư ngoại ô, khi cảnh sát phá cửa, gọi tên mấy tên buôn người ra đầu hàng, họ thấy tận mắt những gì mà họ không hề tin là sự thật, cảnh sát dẫn Gaur đi đến phòng này phòng kia, hỏi xem có nhận diện được ai không, cô không nhận diện được ai cả và khi họ quay qua góc phòng tối, họ tìm ra ba cô gái nhỏ sợ hãi, run rẩy nói không ra lời, họ nói là người từ vùng Assam, bị một người đàn ông, giới thiệu là người môi giới tìm việc làm, dụ đi đến Tân Đề Li, các cô này cũng nói thêm, người đàn ông này được trả số tiền 15 ngàn đồng tiền Ấn (khoảng 200 đô la Mỹ) cho mỗi một cô gái mà ông ta đem tới nhưng họ chưa thấy bất cứ đồng tiền nào. Cô trẻ nhất, nghẹn ngào nói người đàn ông này bảo ông đã đưa tiền cho cha mẹ của cô rồi.
    Ở mấy tầng lầu trên, cuối cùng, cảnh sát bắt được tên buôn người, với cái bụng phệ, khi bị dẫn xuống, ông này không tỏ vẻ gì hối hận, và nói, đám con gái tự họ tìm tới Tân Đề Li chớ ông không có ép uổng gì cả. Bên ngoài trạm cảnh sát, một số phóng viên báo chí chận đầu tên buôn người, thóa mạ hắn cái tội buôn người vô lương tâm đó, nhưng hắn cải lại, họ không bị ai mua bán gì cả, ông ta tính tiền dịch vụ tìm việc khoảng 35 ngàn tiền Ấn với khế ước mười một tháng, ai đem con gái từ làng mạc xa sẽ nhận 25 ngàn tiền Ấn, nhiều cô do chính chồng của họ đem tới, số khác do cha mẹ họ, những người này đều có một số tiền hoa hồng đàng hoàng. Sau đó, bên trong trạm cảnh sát, họ chuẩn bị loan báo chính thức buộc tội người này, bao gồm tội cưỡng ép lao động và bạo động với trẻ em, trong lúc ngồi chờ, tên này thương lượng với cảnh sát, là anh đồng ý cho biết hiện em gái của cô Guar, là em Aarti đang làm việc ở đâu. Hơn hai tiếng đồng hồ sau, Aarti xuất hiện với nụ cười vui mừng bên cạnh toán cảnh sát đón em, Gaur chạy xồng vào, ôm chặt em mình khóc sướt mướt.

    Gaur biết rằng con đường hồi phục của chị em cô sẽ là con đường dài trước mặt, Aarti được cảnh sát và nhân viên xã hội phỏng vấn rồi gởi em đến một bệnh viện gần đó, để bác sĩ xét nghiệm bệnh tình và đưa em đi tái phục hồi cuộc sống vài tuần tại một trong số các trung tâm tỵ nạn giành cho trẻ em được giải cứu. Đối với Manju Gaur, cô đã chiến thắng, vì đã cứu thoát em mình ra khỏi bàn tay của bọn buôn người, hai chị em lại kề cận bên nhau nữa, đó là điều duy nhất mà Gaur nghĩ tới hôm nay trong hân hoan vui sướng.


Thuyên Huy
Monday 21- 03- 2016.

   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...