Tản văn dưới đây của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã làm nhiều
cư dân mạng xúc động và thú vị. Ông gợi lên hình ảnh của tiệm sách Khai
Trí và người chủ của nó, một nơi thân quen trong lòng người Sài Gòn yêu
chữ nghĩa.
Nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi – Sài Gòn. 1969
Tản
văn dưới đây của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã làm nhiều cư dân mạng xúc
động và thú vị. Ông gợi lên hình ảnh của tiệm sách Khai Trí và người chủ
của nó, một nơi thân quen trong lòng người Sài Gòn yêu chữ nghĩa.
…Tủ
sách ở nhà không còn đủ cho thằng nhóc nữa. Nó cũng hết tuổi thiếu niên
từ lâu, nó nhảy lên Sài Gòn tìm được chỗ này nơi rừng sách mênh mông,
nơi có thể cắm mặt vào sách từ sáng tới chiều miễn… không được mang ra
mà quên trả tiền. Tiếng lóng của Sài Gòn là “đọc cọp“ như xem cine không
mua vé, lẫn vào đám xếp hàng để chuồn vào gọi là “xem cọp”. Ông chủ
hiệu sách ngồi trên lầu 2. Người Sài Gòn thường gọi là “ông Khai Trí”;
lâu dần chỉ người trong giới mới nhớ tên thật của ông: Nguyễn Hùng
Trương. Xuất thân không được học hành nhiều nhưng con người này sẽ trở
thành một trong những biểu tượng “Khai Trí” cho nhiều thế hệ học sinh,
sinh viên Sài Gòn bằng nhà sách danh tiếng của mình.
Đấy là một
buổi chiều Sài Gòn sầm mưa, màu thành phố hệt như màu “chiều tím” của
Đan Thọ – Đinh Hùng. Dường như tôi đã chúi mũi ở giá sách này rất lâu,
một trăm khổ thơ lục bát của tác phẩm mới xuất bản “Động hoa vàng” dường
như còn thơm mùi mực. Tôi buộc mình phải học thuộc lòng nó vì lý do duy
nhất: không đủ tiền mua ấn phẩm, mà ca khúc “Đưa em tìm động hoa vàng”
mà danh ca Thái Thanh đang làm ngây ngất mọi tín đồ của quán cà phê Sài
Gòn khi ấy. Nhưng trời đã tối, chỉ mới thuộc đến khổ thơ thứ 78. Chàng
trai trẻ quyết định một quyết định chưa từng có trước đó trong đời: ăn
cắp sách.
Tập thơ lận sau lưng áo học trò ra cửa.
Ông Hùng
Trương ngồi sau chiếc bàn cũng chật đầy sách, hầu hết đều ngổn ngang
chưa sắp xếp, có đủ mọi thể loại. Có lẽ đấy là những cuốn sách được tịch
thu lại từ những kẻ… thó sách như tôi. Giọng ông trầm, ôn tồn, âm miền
Nam:
“Em học lớp mấy? Là học trò sao lại đi ăn cắp? Ăn cắp gì
cũng xấu hiểu chưa? Tôi coi sổ thấy em mới phạm lần đầu ở đây nên cho em
về. Ráng làm người tốt, được đi học thì đừng thành ăn cắp nghen em!”
Tôi bước khỏi Khai Trí mặt cúi gằm, chưa bao giờ đời mình xấu hổ đến thế.
Hơn
30 năm sau, tôi bước vào căn nhà nhỏ trên đường Điện Biên Phủ. Ông Khai
Trí sau nhiều năm sống ở nước ngoài nay về Sài Gòn. Ông chưa thôi nung
nấu tâm nguyện mở lại nhà sách, dù sau 1975 nhà sách của ông bị tịch
biên, hàng tấn sách của ông bị tiêu hủy hoặc phát tán vào tay ai không
rõ. Tội danh dành cho ông ngày ấy là “truyền bá văn hóa Mỹ-Ngụy độc
hại”. Chuyến về thăm này, ông nhờ người liên lạc với tôi và mời đến. Tôi
ngạc nhiên không rõ điều gì.
Ông già và gầy hơn xưa. Chỉ sự ung
dung, điềm đạm của một người thành lập một nhà sách danh tiếng nhất Sài
Gòn là còn nguyên vẹn. Ông đưa một bản in tay bài thơ “Quê hương-bài học
đầu cho con” để xin tác giả ký tên. Ra là thế!
Nhưng tôi chưa ký
ngay, tôi dò hỏi ông trong ký ức liệu bao nhiêu đứa học trò ăn cắp sách
ngày xưa tại nhà sách của ông, được ông tha về, ông còn nhớ nổi? Ông
già hiền lành lắc đầu, “ Sao nhớ nổi thưa ông!”
Và tôi dẫn ông
về buổi chiều nhá nhem tối của Sài Gòn hơn 40 năm trước, “Nó đây thưa
ông, đứa học sinh ăn cắp tập thơ Phạm Thiên Thư được ông tha cho với lời
khuyên bảo ân cần.”
Tôi ký tên vào bản thơ duy nhất của ông, còn
hơn cả thế, nó còn dòng chữ ghi thêm “cảm ơn ông với lời khuyên ngày
xưa-đã được đi học thì đừng ăn cắp”
Ông Khai Trí đã mất sau đó
vài năm. Giấc mộng mở lại “Khai Trí” của ông không thành. Nhìn lại bức
hình nhà sách cũ của ông những năm 69 – 70, nhớ ông, tôi viết những dòng
này.
(Đỗ Trung Quân – sài gòn tháng tám – 2012)
Nguồn: baotreonline
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Trang Thơ NKĐ (T.10/24. 2 ) : ĐÓN ĐƯA , ĐƯỜNG XƯA , THÂN PHẬN , MẶC TÌNH
1./ ĐÓN ĐƯA Bây giờ đường sá phẳng phiu Người qua kẻ lại dập dìu hơn xưa Một ngày mấy lượt đón đưa Cháu đi trường học , ta mua chuyện đời Ph...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
câu chuyện rất ý nghĩa
Trả lờiXóa