Hiện tượng băng tan, khí hậu
toàn cầu ô nhiễm bất thường và những tin tức giật gân tương tự thường
xuất hiện ngay trước mặt chúng ta. Bên dưới là tập hợp các bức ảnh cho
thấy những bất thường lớn đã xảy ra trong năm 2016, nếu chúng ta không
cùng nhau hành động thì trong những năm tới, hậu quả sẽ vô cùng thảm
hại.
▼ Thụy Sĩ: Aletsch là sông băng lớn nhất
vùng với chiều dài là 23 km và chiều sâu 900 mét, nó đang nhanh chóng
tan chảy. Các chuyên gia dự đoán rằng trong thế kỷ 21, 90% các sông băng
sẽ biến mất.
▼ Ấn Độ: Đến tháng 11 năm 2016, chỉ số ô
nhiễm không khí AQI của thành phố New Delhi đã lên tới 999, trong khi
chỉ số bình thường là 100. Đây là thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Chỉ
số rủi ro của địa phương này cũng cao ngất ngưởng với con số 500.
▼ Pháp: Đến năm 2016 Paris đã ròng rã trải qua 10 năm với tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất.
Trung Quốc: Bắc Kinh đã “báo động đỏ”
vào tháng 12 năm 2016 vì ô nhiễm không khí, vì thế phải hạn chế giao
thông, và cho phép học sinh nghỉ học, công nhân viên chức nghỉ làm.
▼ Canada: Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng
mùa đông biển băng đang hình thành chậm lại, số lượng gấu Bắc Cực đang
giảm mạnh. Trong 30 năm qua, số lượng gấu Bắc Cực ở Vịnh Hudson của
Canada giảm 20%.
Úc: Great Barrier Reef nhiệt độ và độ
đục của nước biển tăng lên là nguyên nhân khuyến khích sự phát triển của
vi khuẩn, vô số san hô bị tẩy trắng, ở phía Bắc của vùng biển có đến
70% số lượng san hô bị ảnh hưởng, muốn phục hồi cũng phải mất ít nhất là
10 đến 15 năm.
▼ Argentina và Paraguay: Hai nước này
phải đối mặt với hơn 20 năm hạn hán triền miên và nghiêm trọng nhất. Đầm
lầy khô nước được phủ bằng xác cá sấu , một số lượng lớn các con quạ
đậu trên cành khô.
▼ Nam Cực: Các con sông băng Nam Cực Tây
tiếp tục tan chảy dẫn đến mực nước biển dâng cao, tình trạng này là
không thể đảo ngược.
▼Na Uy: Trong 30 năm qua vào mùa hè tại Ny-Alesund nhiệt độ tăng lên 11 độ, các sông băng đã biến mất một diện tích lớn.
▼ Nicaragua: Trong năm 2008 một nhiếp ảnh gia đã chụp một bức ảnh tại khu bảo tồn thiên nhiên, và bây giờ hồ đã khô cạn.
▼ Israel: Mực nước Biển Chết tiếp tục
giảm với tốc độ một mét mỗi năm. Nếu chúng ta không tìm ra một giải pháp
nào đó thì nó sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2050.
▼ Nga: Tại Siberia tuyết ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của những con tuần lộc. Năm 2013, 61.000
con đã chết vì thiếu thức ăn, hiện nay tình hình tiếp tục xấu đi.
▼Nam Phi: Vì hạn hán Lake St Lucia gần
Durban đã hoàn toàn khô cạn. Điều này có thể dẫn đến nạn đói cho 50
triệu người trong khu vực.
▼ Ethiopia: Tại đây đang trải qua một
trận hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua. Ngoài ra mưa lớn, lũ lụt
cũng gây ra thiệt hại đáng kể.
▼ Campuchia: Năm 2015 và 2016 hiện tượng El Nino đã gây ra một đòn chí tử vào nông nghiệp địa phương.
Các bạn có thấy đầm lầy, sông nước đang
ngày một ít đi, không ngờ vì biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chỉ
một thời gian vài năm đã làm cho những cảnh quan quen thuộc thay đổi
hoàn toàn. Thiệt hại gây ra bởi biến đổi khí hậu không chỉ giới hạn ở
một quốc gia hoặc khu vực cụ thể, mà còn gây ra một tác động rất lớn đến
toàn cầu.
Khi xã hội chưa phát triển, con người
sống với nhau bằng tình làng nghĩa xóm, tuy “lạc hậu” nhưng con người
luôn hòa thuận với thiên nhiên. Lúc đó mưa thuận gió hòa, cuộc sống tự
do tự tại, còn bây giờ thì… Hiện tượng này có xứng đáng để chúng ta
buông tâm xuống suy nghĩ một chút về tương lai của bản thân và của cả
nhân loại không, nếu cứ tiếp tục như thế này thì nhân loại phải chăng sẽ
gặp đại nạn?
Thiếu Kỳ
kinh khủng
Trả lờiXóa