Ngoài việc là gia vị rất quen
thuộc trong tủ bếp của mọi nhà ta, nhưng giấm còn giúp bạn xử lý nhiều
vấn đề khác, từ say xe, giảm béo cho đến giải độc gan…
Cùng với rượu, giấm là một chất lên men
tự nhiên đã được cha ông ta sử dụng từ rất lâu đời, nó xuất hiện trong
cả nền ẩm thực châu Á và châu Âu. Thành phần chính của giấm là dung dịch
axit axêtic (CH3COOH) có nồng độ khoảng 5%.
Đây là một loại nguyên liệu không thể
thiếu trong chế biến món ăn hàng ngày, góp phần không nhỏ trong việc làm
tăng hương vị các món nước chấm, salad, gỏi, nộm, dầm… Sự thông dụng và
phổ biến rộng rãi của nó chính vì lợi ích rất lớn trong bảo vệ sức khoẻ
mà bạn nên biết.
- “Khởi động” lại gan của bạn
- Sau một thời gian ăn quá nhiều đồ ăn có hại và các loại rượu bia, gan của bạn có thể đang trong tình trạng “xin được nghỉ ngơi”. Thay vì dùng các thực phẩm chức năng giải độc gan bạn cũng có thể nhờ vợ mình pha cho một cốc nước giấm, trộn một muỗng canh giấm vào một cốc nước ấm hoặc trà và uống vào buổi sáng.Theo lý luận của Đông y, ngũ vị bổ ngũ tạng, chua thì bổ gan mà giấm có vị chua nên có tác dụng bổ dưỡng gan. Y học ngày nay đã chứng minh: những người mắc bệnh gan mãn tính đặc biệt là viêm gan và xơ gan, lượng vị toan giảm, độ chua thấp, không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn từ khoang miệng vào dạ dày, do đó phần trên ruột non của những người này có rất nhiều vi khuẩn sinh trưởng, dễ gây nhiễm toàn thân, làm cho bệnh gan càng nặng, thậm chí biến chuyển xấu đi.Vì vậy những người mắc bệnh gan mãn tính nên ăn nhiều giấm. Uống giấm còn có thể điều chỉnh độ kiềm toan trong máu, giúp điều hòa lượng amin thừa trong quá trình trao đổi chất của những người bị bệnh gan mãn tính.
- Tăng hấp thụ canxi
Giấm có thể hòa tan canxi chứa trong cơ thể động vật mà chỉ có canxi đã hòa tan mới được ruột non của cơ thể người hấp thụ, vì vậy khi các thức ăn là động vật như xương sườn, vịt nên thêm một chút giấm.- Bảo vệ vitamin C
Rau quả tươi là thức ăn chủ yếu cung cấp
vitamin C. Vitamin C dễ hòa tan trong nước và dễ bị phân huỷ bởi ôxy
(không khí), đặc biệt ở nhiệt độ cao. Nên khi chế biến có thể làm thất
thoát một lượng lớn vitamin C.
Khi nấu rau thêm chút giấm có thể giảm
bớt sự thất thoát vitamin C trong rau vì giấm có độ pH gần với vitamin C
nên tạo ra một dung dịch đệm ổn định cho nó tránh bị phân huỷ.
- Phòng xơ cứng động mạch
Người cao huyết áp trước khi ăn uống 1
thìa giấm ăn hòa lẫn đường phèn hoặc mỗi buổi sáng sớm ăn 10 hạt đậu
phộng ngâm giấm cũng có tác dụng giảm huyết áp và phòng xơ cứng động
mạch.
- Đau bụng do giun
50g giấm ăn hòa với 50mml nước ấm, uống từ từ có thể trị đau bụng do giun chui ống mật gây ra.
- Giúp dễ ngủ
Những người mất ngủ trước khi đi ngủ uống một chút nước sôi pha giấm có thể đi vào giấc ngủ nhanh.
- Hỗ trợ trị táo bón
Những người đại tiện táo bón uống nhiều giấm pha nước sôi sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Chống say xe
Những người say xe uống giấm pha nước sôi để nguội có thể lại vui vẻ tiếp tục hành trình
- Giảm béo
Mấy năm gần đây giấm đã trở thành món
giảm béo rất thịnh hành ở một số nước Âu Mỹ. Không ít những người mắc
bệnh béo phì coi nó là thứ thuốc hiệu nghiệm để giảm béo, một số nơi còn
xuất hiện những cơn sốt ăn giấm.
Bởi vì trong giấm có nhiều axit có lợi giúp ức chế quá trình hình
thành mỡ cũng như đốt cháy lượng mỡ và calo không cần thiết cho cơ thể.- Tắt nấc cục
Có rất nhiều loại huyền thoại về làm thế
nào để thoát khỏi nấc. Tuy nhiên một trong những cách rất đơn giản là
nuốt một thìa giấm.
- Cho làn da cháy nắng
Làm giảm tác hại xấu của ánh nắng mặt
trời thiêu đốt da bạn bằng cách thêm một tách giấm vào bồn tắm và ngâm
làn da của bạn ít nhất 10 phút.
- Làm trắng răng
Làm cho răng của bạn trắng sáng hơn. Đơn
giản chỉ cần súc miệng giấm sau khi bạn đánh răng. Phần thưởng cho bạn:
axit trong giấm có thể giúp phá vỡ mảng bám và tiêu diệt vi khuẩn trong
miệng gây ra bệnh hôi miệng đấy!
- Đẩy lùi mụn cóc
Không cần phải than phiền rằng bạn trông
giống như một mụ phù thủy. Hãy ngâm một quả bóng bông trong giấm và đặt
trực tiếp lên mụn cóc. Che lại bằng băng hoặc băng y tế và để nó qua
đêm. Lặp lại quá trình này hàng ngày cho đến khi mụn cóc rơi xuống và
sau đó tiếp tục cho thêm một vài ngày để chắc chắn rằng nó không trở
lại.
- Chữa nhiễm trùng xoang
Giấm rượu có thể giúp điều trị nhiễm
trùng xoang. Để “cứu trợ” xoang, thêm một chút giấm vào máy làm ẩm để
tạo độ ẩm cần thiết, do đó bạn có thể hít thở và cách này hiệu quả khi
bạn cố gắng hít thở nó vào qua mũi của bạn.
- Khử mùi hôi nách
Mặc dù nó không phải là một chất chống
mồ hôi, giấm sẽ giúp bạn đánh bay mùi nách hôi nách mà không cần sử dụng
các hóa chất mạnh có thể độc hại được tìm thấy trong chất khử mùi thông
thường. Chỉ cần kẹp vào nách của bạn một quả bóng bông thấm chút giấm.
Đừng nản lòng bởi mùi hương mạnh lúc đầu, nó sẽ biến mất nhanh chóng và
bạn sẽ không còn mùi khó chịu!
- Tránh ợ nóng
Nếu bạn đang ăn quá nhiều axit và ợ nóng
thực phẩm xẩy ra, giấm có thể được sử dụng để trung hòa axit hiệu quả
trong dạ dày của bạn!
Tuy nhiên, theo các chuyên gia hiệu quả
của giấm hóa học và giấm tự nhiên hoàn toàn khác nhau. Loại giấm lên men
tự nhiên nhìn bên ngoài có chất kết tủa, màu cũng sẫm hơn, sau khi lắc
bọt sẽ từ từ biến mất, còn với giấm hóa học bọt sẽ biến mất ngay sau khi
lắc đều.
Những người nào không nên ăn giấm?
- Khi đang uống một loại thuốc nào đó thì không nên dùng giấm. Các thuốc loại sulfathiazole dễ bị kết tinh trong môi trường acid, từ đó gây tác hại cho thận. Khi dùng các loại thuốc có tính kiềm, thuốc giãn cơ dạ dày, nếu ăn giấm sẽ làm cho tác dụng của thuốc triệt tiêu lẫn nhau.
- Những người bị thương ở xương không nên ăn giấm vì sau khi ăn giấm sẽ làm cho chỗ đau mỏi nhức, càng đau thêm, làm chỗ gãy khó liền.
- Những người bị sỏi mật, ăn quá nhiều giấm có thể làm mật quặn đau vì thức ăn có tính acid vào ruột sẽ kích thích nó tiết ra kích thích tố đường ruột, khiến túi mật co lại gây đau.
- Những người bị viêm loét viêm mạc dạ dày và vị toan quá nhiều, nếu ăn nhiều giấm sẽ làm bệnh càng nặng hơn, do vậy nên thận trọng khi ăn.
Hoàng Kỳ tổng hợp
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc
những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể
người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do
đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn
đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý
kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.
bài rất hay
Trả lờiXóa