144 ngàn tấn thịt heo tiêu thụ mỗi ngày là con số của những người
Trung Quốc. Tính theo đó cả năm, đất nước Trung Quốc tiêu thụ gần 53
triệu tấn thịt heo. Và nếu quy ra số con heo đã bị giết mổ thì nó lên
tới 723 triệu.
Theo FAO và Tổ chức nghiên cứu Pork checkoff, Trung Quốc là nước sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới hiện nay. Sản lượng thịt của nước này năm 2014 đạt 56,7 triệu tấn, năm 2015 giảm nhẹ xuống còn 54,87 triệu tấn và năm 2016 là 53,5 triệu tấn.
2010-2014 là giai đoạn tăng trưởng khá nóng của thị heo Trung Quốc. Riêng năm 2010, sản lượng đạt khoảng 50 triệu tấn. Con số này gấp 5 lần sản lượng của Mỹ và gấp đôi EU. Năm 2016, sản lượng heo Trung Quốc cao gấp 10 lần Việt Nam.
Năm 2014, số lượng heo nuôi tại Trung Quốc đứng đầu thế giới, đạt 723 triệu đầu con. Tỷ lệ tăng trưởng của ngành thịt heo tại Trung Quốc luôn cao hơn thịt gà và thịt bò.
Để duy trì được lượng thịt đủ cung cấp cho thị trường, Trung Quốc đang phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
Từ năm 2010, lượng nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc đã chiếm hơn 50% tổng thị trường đậu nành toàn cầu. Theo dự báo của Hội đồng Ngũ cốc Mỹ, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu 19 đến 32 triệu tấn ngô vào năm 2022.
Để cải thiện con giống và năng suất, mỗi năm trung bình Trung Quốc nhập khẩu 73 triệu USD tinh trùng heo từ Anh. Chính phủ nước này cũng khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn từ mô hình nuôi nông hộ sang trang trại quy mô lớn.
Người Trung Quốc cũng rất thích ăn thịt heo. Theo số liệu thống kê, ở thời điểm bắt đầu cải cách mở cửa năm 1979, thịt heo chiếm tới 92,1% “rổ thịt” của người dân nước này. Đến nay, tỷ trọng thịt heo vẫn còn chiếm tới 65,1% nhu cầu về các loại thịt của người dân nước này. Sản lượng thịt heo bình quân đầu người/năm của Trung Quốc cũng tăng mạnh từ 7,2 kg/người (1979) lên 41,5 kg/người (2016).
Theo USDA, từ 2012 đến 2016, tiêu thụ thịt heo của Trung Quốc đã tăng 6,1%, thịt bò tăng 11,5%, gia cầm giảm 6,2% so cùng kỳ năm ngoái.
Về giá bán, thống kê của FAO cho thấy giá thịt heo tại các thành phố của Trung Quốc vào khoảng 4,96 USD/kg (Khoảng 110.000 đồng).
Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu nhiều thịt heo hàng đầu thế giới. Nếu như khối lượng thịt heo nhập khẩu của nước này năm 2010 mới chỉ là hơn 200.000 tấn thì năm 2011 đã tăng hơn gấp đôi, và năm 2015 đạt kỷ lục 778.000 tấn. Đến năm 2016, sản lượng thịt nhập khẩu đạt xấp xỉ khoảng 1 triệu tấn (bằng khoảng 2% sản lượng heo trong nước).
Trong bối cảnh sản lượng thịt heo tại Việt Nam tăng vọt năm 2016 và đạt khoảng 5,3 triệu tấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng việc xuất khẩu thịt heo chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là một trong những giải pháp quan trọng.
Điều này là hoàn toàn có cơ sở bởi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ dân. Ngoài ra, nước này cũng đang phải nhập khẩu hàng triệu tấn thịt heo mỗi năm từ các nước trên thế giới. Giá thịt heo bán tại Trung Quốc cũng khá cao so với Việt Nam.
Nếu Việt Nam xuất khẩu được thịt heo chính ngạch sang Trung Quốc thì đó là một trong những thành công lớn và là tin vui cho bà con nông dân. Tuy nhiên, yêu cầu của phía Trung Quốc khá cao trong việc chăn nuôi, chế biến, nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm… Quá trình đàm phán giữa 2 bên vẫn đang tích cực diễn ra.
Theo FAO và Tổ chức nghiên cứu Pork checkoff, Trung Quốc là nước sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới hiện nay. Sản lượng thịt của nước này năm 2014 đạt 56,7 triệu tấn, năm 2015 giảm nhẹ xuống còn 54,87 triệu tấn và năm 2016 là 53,5 triệu tấn.
2010-2014 là giai đoạn tăng trưởng khá nóng của thị heo Trung Quốc. Riêng năm 2010, sản lượng đạt khoảng 50 triệu tấn. Con số này gấp 5 lần sản lượng của Mỹ và gấp đôi EU. Năm 2016, sản lượng heo Trung Quốc cao gấp 10 lần Việt Nam.
Năm 2014, số lượng heo nuôi tại Trung Quốc đứng đầu thế giới, đạt 723 triệu đầu con. Tỷ lệ tăng trưởng của ngành thịt heo tại Trung Quốc luôn cao hơn thịt gà và thịt bò.
Để duy trì được lượng thịt đủ cung cấp cho thị trường, Trung Quốc đang phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
Từ năm 2010, lượng nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc đã chiếm hơn 50% tổng thị trường đậu nành toàn cầu. Theo dự báo của Hội đồng Ngũ cốc Mỹ, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu 19 đến 32 triệu tấn ngô vào năm 2022.
Để cải thiện con giống và năng suất, mỗi năm trung bình Trung Quốc nhập khẩu 73 triệu USD tinh trùng heo từ Anh. Chính phủ nước này cũng khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn từ mô hình nuôi nông hộ sang trang trại quy mô lớn.
Người Trung Quốc cũng rất thích ăn thịt heo. Theo số liệu thống kê, ở thời điểm bắt đầu cải cách mở cửa năm 1979, thịt heo chiếm tới 92,1% “rổ thịt” của người dân nước này. Đến nay, tỷ trọng thịt heo vẫn còn chiếm tới 65,1% nhu cầu về các loại thịt của người dân nước này. Sản lượng thịt heo bình quân đầu người/năm của Trung Quốc cũng tăng mạnh từ 7,2 kg/người (1979) lên 41,5 kg/người (2016).
Theo USDA, từ 2012 đến 2016, tiêu thụ thịt heo của Trung Quốc đã tăng 6,1%, thịt bò tăng 11,5%, gia cầm giảm 6,2% so cùng kỳ năm ngoái.
Về giá bán, thống kê của FAO cho thấy giá thịt heo tại các thành phố của Trung Quốc vào khoảng 4,96 USD/kg (Khoảng 110.000 đồng).
Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu nhiều thịt heo hàng đầu thế giới. Nếu như khối lượng thịt heo nhập khẩu của nước này năm 2010 mới chỉ là hơn 200.000 tấn thì năm 2011 đã tăng hơn gấp đôi, và năm 2015 đạt kỷ lục 778.000 tấn. Đến năm 2016, sản lượng thịt nhập khẩu đạt xấp xỉ khoảng 1 triệu tấn (bằng khoảng 2% sản lượng heo trong nước).
Trong bối cảnh sản lượng thịt heo tại Việt Nam tăng vọt năm 2016 và đạt khoảng 5,3 triệu tấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng việc xuất khẩu thịt heo chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là một trong những giải pháp quan trọng.
Điều này là hoàn toàn có cơ sở bởi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ dân. Ngoài ra, nước này cũng đang phải nhập khẩu hàng triệu tấn thịt heo mỗi năm từ các nước trên thế giới. Giá thịt heo bán tại Trung Quốc cũng khá cao so với Việt Nam.
Nếu Việt Nam xuất khẩu được thịt heo chính ngạch sang Trung Quốc thì đó là một trong những thành công lớn và là tin vui cho bà con nông dân. Tuy nhiên, yêu cầu của phía Trung Quốc khá cao trong việc chăn nuôi, chế biến, nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm… Quá trình đàm phán giữa 2 bên vẫn đang tích cực diễn ra.
kinh khủng quá
Trả lờiXóa