Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

15/12/1791: Tuyên ngôn Nhân quyền Mỹ trở thành luật ( Từ Nghiên Cứu Quốc Tê )

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1791, Virginia trở thành tiểu bang cuối cùng phê chuẩn Tuyên ngôn Nhân quyền, đưa mười tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Mỹ trở thành luật và hoàn thành các cuộc cải cách khởi nguồn từ Tuyên ngôn Độc lập. Trước khi bang Massachusetts phê chuẩn Hiến pháp, điều họ cuối cùng đã thực hiện trong tháng 02/1788, những người ủng hộ phe Liên bang đã phải hứa sẽ tạo ra một bản Tuyên ngôn Nhân quyền nhằm sửa đổi Hiến pháp ngay khi thành lập chính phủ mới.
Các nhà phê bình Hiến pháp, chống lại phe Liên bang, những người sợ rằng một chính phủ liên bang quá mạnh sẽ chỉ trở thành một chế độ quân chủ khác, thứ họ vốn dĩ vừa mới thoát ra, tin rằng Hiến pháp đã trao quá nhiều quyền lực vào tay chính phủ liên bang bằng cách phác thảo quyền của chính phủ nhưng không mô tả quyền của các cá nhân do chính phủ quản lý. Lời hứa về một bản Tuyên ngôn Nhân quyền giúp xoa dịu quan ngại của phe chống Liên bang.
Quốc hội mới được bầu đã soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền vào ngày 25/12/1789. Việc Virginia thông qua nó vào ngày này năm 1791 đã giúp đạt được 3/4 số bang cần thiết để mười tu chính án trở thành luật. Được soạn thảo bởi James Madison và dựa trên Bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Virginia, mười tu chính án đầu tiên đưa ra các quyền sau đây cho tất cả công dân Mỹ:
  1. Quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và báo chí; quyền hội họp và kiến nghị
  2. Quyền sở hữu vũ khí để phục vụ lực lượng dân quân
  3. Binh lính không được đóng quân ở nhà dân trong thời bình
  4. Quyền không bị truy nã và bắt giữ vì lý do không xác đáng
  5. Không một ai bị buộc phải chịu trách nhiệm về một tội nghiêm trọng hay một tội xấu xa khác nếu không có sự tường trình và cáo trạng của Bồi thẩm đoàn. Không một ai sẽ bị kết án hai lần về cùng một tội có nguy hại đến tính mạng và thân thể; không một ai bị ép buộc phải làm chứng chống lại bản thân mình trong một vụ án hình sự và bị tước đoạt sinh mạng, tự do hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng vào việc công mà không được bồi thường thích đáng.
  6. Bị cáo có quyền được xét xử một cách nhanh chóng và công khai bởi một Bồi thẩm đoàn công bằng và được giúp đỡ bởi luật sư bào chữa
  7. Quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn cho các tranh chấp có giá trị trên 20 USD
  8. Không đòi hỏi những khoản tiền bảo lãnh quá cao, không áp đặt những khoản tiền phạt quá mức và không áp dụng những hình phạt dã man và khác thường.
  9. Việc liệt kê một số quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp những quyền khác của người dân.
  10. Những quyền lực không được Hiến pháp trao cho Liên bang và không bị ngăn cấm đối với các bang, thì thuộc về các bang cụ thể hoặc nhân dân.

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...