Buôn
bán bất hợp pháp động vật hoang dã là một ngành kinh doanh siêu lợi
nhuận, nó giết chết hàng ngàn loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng
mỗi năm. Tê giác đang nằm trong tâm điểm của các tay săn bắn thú rừng
trái phép vì trong giới buôn lậu sừng tê là mặt hàng đem lại lợi nhuận
khổng lồ.
Sừng
tê giác lâu nay vẫn luôn được đồn thổi rằng có thể chữa được bách bệnh,
vì vậy nhiều đổ xô đi mua sừng tê về làm thuốc chữa bệnh. Nắm bắt được
nhu cầu này, những tên săn trộm đã không từ mọi thủ đoạn nhằm lấy bằng
được sừng tê và bán chúng cho những người có nhu cầu nhằm trục lợi cho
bản thân.
Một con tê giác từ từ tỉnh dậy sau gây mê do sừng của nó đã bị cắt tại một tỉnh phía Tây Bắc Châu Phi.
Hình ảnh về sừng tê giác được chụp lại.
Nếu
đem ra so sánh, sừng tê giác có giá trị vượt xa giá vàng, đỉnh điểm tại
60 nghìn đô la cho 1 pound (0.45 kg). Phần lớn số lượng sừng tê được
tiêu thụ ở Châu Á, nơi mà người ta tin rằng chúng có tác dụng chữa bệnh
thần kỳ. Ngoài ra, những chiếc sừng đạt “tiêu chuẩn” còn được đưa vào
trạm khắc rất đẹp.
Một viên chức hải quan Thái Lan đã trưng bày sừng tê giác thu được từ Ethiopia, trong một cuộc họp báo tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan ngày 14 tháng 3 năm 2017.
Tuy
nhiên sừng tê giác không phải là “thần dược” có thể chữa được mọi loại
bệnh như mọi người nghĩ. Theo y học phương Đông cho rằng nó có vị đắng,
tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, an thần và chữa
các bệnh như sốt cao, hôn mê nói nhảm, co giật, sốt phát ban… Chưa có
một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng sừng tê có thể
chữa bách bệnh, kể cả bệnh nan y.
Sừng tê không phải thần dược như nhiều người nghĩ.
Nhằm
giả quyết vấn đề nguy cấp này, Pembient- một công ty công nghệ sinh học
tại Seattle – Mỹ đưa ra phương pháp xử lý vấn nạn săn trộm tê giác bằng
cách sử dụng máy in 3D cùng một số các thủ thuật kinh tế thông minh. Họ
thực hiện y tưởng sản xuất hàng loạt sừng tê nhân tạo từ keratin (cùng
một chất liệu với móng tay và tóc) nhằm phá vỡ thị trường tiêu thụ sừng
tê giác.
Ông Matthew Markus, Giám đốc của Pembient cho biết: “Sừng nhân tạo trông giống y hệt đồ thật, thậm chí chúng còn giống nhau tới mức độ phân tử”.
Giám đốc Matthew Markus, CEO và nhà đồng sáng lập công ty khởi nghiệp sinh họcPembient.
Về
lâu dài, các sản phẩm nhân tạo của Pembient cuối cùng cũng sẽ thay thế
được hoàn toàn sừng tê giác thật khi giá thành sản xuất của chúng là rất
rẻ. Hơn nữa, người mua cũng không thể nào phân biệt được sự khác nhau
cho dù chúng có được đặt cạnh so sánh.
Sừng nhân tạo của Pembient không khác mấy so với sừng thật.
Nhờ
phương pháp trên, nạn săn trộm tê giác ở Nam Phi đang dần giảm trong
vài tháng qua. Tuy nhiên theo thông tin từ tổ chức phi lợi nhuận “Save
the Rhino”, vấn đề săn trộm tê giác để lấy vẫn còn rất nhức nhối khi
1054 con tê giác đã bị giết hại trong năm 2016, tăng rất nhiều lần so
với 13 con hồi năm 2007.
Sĩ quan cảnh sát canh gác 24/7 chú tê giác trắng, chỉ có ba cá thể còn lại trên thế giới.
Bên
cạnh giải pháp trên, vẫn còn rất nhiều quan niệm khác nhau về phương
pháp bảo tồn loài tê giác. Một số cho rằng rất khó để thay đổi hoạt động
giết hại và chế biến sừng tê đã tồn tại từ hàng ngàn năm, dường như đã
trở thành truyền thống với một bộ phần người trên thế giới. Một số khác
thì bác bỏ quan niệm mang tính cổ hủ này, họ yêu cầu chấm dứt và thay
đổi ngay lập tức.
Những con tê giác trắng Bruno và Gracie tại vườn thú hoang dã Thoiry, cách Paris, Pháp về phía tây 50 km – ngày 7 tháng 3 năm 2017.
Trên thực tế, 90% số lượng sừng tê trên thị trường là hàng giả, phần lớn được trạm khắc từ gỗ hoặc sừng trâu bò. Các chuyên gia dự đoán, nếu kế hoạch của công ty Pembient nhận được thêm nhiều sự ủng hộ cả về tài chính và dư luận, nạn săn bắn tê giác có thể sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2022.
Một khi giá của sừng tê giác giảm xuống thì số lượng những kẻ săn trộm tê giác cũng giảm xuống.
Dù
vậy chính phủ các nước cần có các biện pháp mạnh tay hơn nữa trong việc
ngăn chặn nạn săn trộm và buôn bán sừng tê giác, đông thời nâng cao
nhận thức người dân trong vấn đề bảo tồn loài tê giác, đặc biệt là tê
giác trắng tại châu Phi.
bài rất hay
Trả lờiXóa