Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

FM 974:Timor: Về Lại Mái Nhà Xưa Sau 40 Năm Bị Lính Nam Dương Bắt Cóc

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 25/12/2017
39 năm trước, kể từ ngày Kauka lần cuối cùng đi một mình trên con đường dốc chiều đầy bụi từ trường học, chưa kịp về tới nhà, nó đã bị một người lính Nam Dương bắt cóc dẫn đi biệt tung biệt tích.

Từ đó, Kauka, đứa con gái vừa lên tám, đã không còn nhìn thấy nữa những cánh đồng cà phê xanh mướt, mấy đứa bạn cùng lớp, người hàng xóm và quê hương của mình, cô nhớ hôm ấy với sức lực yếu ớt, cô cố cắn vào vai người lính này chống lại nhưng vô hiệu. Lúc đầu người ta đưa Kauka đến một cái trại lính gần đó rồi không lâu sau, sang đảo Sulawesi của Nam Dương nơi cô đã sống và lớn lên cho tới hôm nay. Kauka bị bắt cóc năm 1978, những ngày đầu của 24 năm Nam Dương chiếm đóng đất Timor nhưng tháng rồi, giờ 49 tuổi, đứa con gái bị bắt cóc năm xưa đã trở về nhà cũ, gặp lại người mẹ già sau bao nhiêu năm trường không thấy mặt.

Con đường trở lại mái nhà xưa của cô là cả một chuỗi dài đau khổ, tuy mang tiếng là “con nuôi” nhưng Kauka thường xuyên bị gia đình người lính đánh đập, chữi bới, bắt phải nấu nướng, làm việc nhà và thêm nữa, cũng bị họ lấy tàn thuốc chích, tím bầm đầy người. Kauka bị ép phải bỏ đạo Tin Lành, đổi sang Hồi giáo và bắt đầu đội khăn choàng che kín đầu cổ, nhiều năm sau, chị của người lính Nam Dương cha nuôi này, đưa ra lời yêu cầu trối trăn, khi bà ta chết, cô phải kết hôn với chồng bà, như vậy có nghĩa là, Kauka bỗng nhiên trở thành người vợ thứ hai của anh rễ của cha nuôi, dì ghẻ của hai đứa con, một người hồi giáo ngoan đạo và một người nội trợ. Mọi việc dường như sẽ cứ như vậy mà qua đi theo năm tháng, nếu không có một tổ chức từ thiện ngoại quốc, lập ra giúp người ta tìm kiếm những đứa trẻ người Timorese bị bắt cóc, đưa về đoàn tụ với gia đình, theo bản báo cáo năm 2005 của ủy ban Tái thiết Phục hồi quốc gia Timor, có khoảng 4000 vụ bắt cóc như trường hợp của Kauka. Theo lời của Galuh Wandita, giám đốc văn phòng Công lý và Nhân quyền Á châu hay Ajar, một tổ chức phi chánh phủ, bất vụ lợi lo về việc đoàn tụ, trước kia, bất kể nơi nào có quân lính Nam Dương là có trẻ con bị bắt cóc.

Tháng rồi Kauka trở về làng Berleo là nơi mình đã sinh ra, chuyến đi của cô và một nhóm nhỏ người cùng cảnh ngộ được tổ chức Ajar đưa từ thủ đô Dili của Timor về làng bằng cái xe vận tải lớn, sau một ngày “lên thác xuống ghềnh” trên con đường dài bùn lầy, quanh co loang lở nhưng rồi cái xe lại chết máy trước khi tới làng, đám con trai trong làng ùa ra vừa đẩy vừa kéo vào trong khi Kauka và những người trên xe ngồi lặng thinh nhìn, thật ra, chính Kauka cũng đã hầu như quên hết tiếng mẹ đẻ Tetum của cô rồi. Khi cô gần đến làng cũ, cái làng thứ ba trong số bảy làng trên ngọn đồi đầy sương Aileu, đám đông dân làng chạy ùa nhau ra nhìn nhìn ngó ngó, một người đàn bà trẻ đi tới bên cạnh Kauka nhìn chòng chọc, tò mò vì trong vùng ít khi nào thấy người lạ mặt. Bà ta hỏi Kauka “cô là người Nam Dương hay người Ti - Mo” bằng tiếng Nam Dương, Kauka cho biết “cô là người Ti - Mo nhưng sống ở Nam Dương”, bà kinh ngạc “sống ở bên đó bao lâu rồi”, Kauka buồn buồn “gần 40 năm”, người đàn bà lúc bấy giờ gục gặt đầu bực bội “đám quân lính hả”, Kauka gật đầu muốn khóc “đúng rồi quân lính”, rồi thì họ hiểu nhau sau câu trả lời này.

Mặt trời sắp lặn xuống bên kia rừng, cuối cùng chiếc xe vận tải ngừng lại ở làng Berleo, dân trong làng kéo nhau ra gặp vì nghe tin Kauka trở lại nhà và nhiều người trong số này là bạn học cùng lớp ngày đó, Kauka xem ra chết trân, không nói được tiếng nào, có vẻ không nhớ họ là ai cả, cô cũng không tin người đàn ông, gặp cô tại phi trường Dili khi người hướng dẫn của tổ chức Ajar đưa tới, xưng là em trai của mình mấy ngày trước đây. Em trai cô, là một sĩ quan cảnh sát, vượt qua hàng rào cản của nhân viên an ninh phi trường, cố ôm lấy cô, anh ta còn nhớ tên con chó của Kauka, có cái miệng rộng và đôi mắt lớn đen tuyền y hệt Kauka, nhưng cô lại không nhìn em mình. Sau đó dưới bầu trời đầy sao, cả làng theo Kauka từ xe về tới nhà cô, người đàn bà già, quấn mình trong tấm vải bạc màu ra mở cửa, Kauka ngại ngùng ôm lấy bà và cả hai cùng ngồi nhìn nhau dưới ánh sáng trong xanh của ngọn đèn nê – ông treo trên trần nhà, bất chợt cô nhớ ra điều gì đó, cô cầm lấy hai bàn tay của bà, mắt Kauka vụt sáng lên, trong bàn tay còn hiện rõ vết xẹo lớn, mẹ cô ngày trước đã bị gãy bàn tay khi cô còn nhỏ xíu, vết xẹo đó là cái mà cô nhớ hoài kể từ ngày người ta đưa cô xuống tàu, đi chuyến đi không về tới Nam Dương. Kauka buột miệng vui mừng trước đám người “đây là mẹ tôi, đây là mẹ tôi”. Nước mắt bà tuôn tràn trên mặt, và hai người ôm lấy nhau lần nữa, lần này chặt hơn, rồi cùng khóc, nếu đây là mẹ của Kauka, thì kia là em và ở một góc nhà cô em dâu, đứa bé gái hai tuổi đứng bên là cháu và những người đang có mặt chung quanh, đúng rồi là người Ti – Mo của mình.

Đêm đó cùng với Kauka còn mười lăm người nữa bị bắt cóc từ khi còn là đứa trẻ cũng với nước mắt chan hòa, tiếng nấc tiếng nghẹn gặp lại người thân trên khắp cái đất nước nhỏ bé Timor sau hơn ba bốn thập niên dài biền biệt. Những người này hiện giờ sống ở Java hay Sulawesi, làm nghề nông, lao động, công nhân xưởng ghe tàu, một số đã có tên mới và theo đạo Tin lành. Chính quyền Nam Dương, thời Suharto, chiếm đóng đông Timor từ năm 1975 tới 1999, quân đội Nam Dương bị tố cáo đã gây ra những vụ tra tấn, hãm hiếp, đói khát, tàn sát và bắt cóc trẻ con, nhất là con trai bị bắt cầm súng làm lính. Ajar, một tổ chức phi chánh phủ, chuyên tìm kiếm tội phạm hình sự trên khắp vùng đông nam Á châu, đã mang tổng cộng 57 đứa trẻ bị bắt cóc về đoàn tụ với gia đình. Trong tháng này, các chuyến đưa những người bị bắt cóc về Timor bắt đầu ở Dili, nơi đây họ gặp nhân viên chính quyền Timor và người đại diện cho tổ chức nhân quyền, chào đón và làm thủ tục để tái phục hồi quốc tịch Timorese.

Nhưng dường như nói dễ hơn làm, hầu hết những đứa trẻ bị bắt cóc ngày đó bây giờ quá nghèo, không có tiền mua vé máy bay, quên cả tiếng mẹ đẻ Tetum nên bị trở ngại trong việc hội nhập với cộng đồng chung quanh, bên cạnh đó, Timor vẫn còn là một quốc gia non trẻ, dân số không hơn 1 triệu 300 ngàn người, hạ tầng kiến trúc, cơ sở gần như không có gì cả và những sinh hoạt hàng ngày theo cách sống người Nam Dương hơn là Timor. Gia đình của những người có con bị bắt cóc được thông báo, cho người thay mặt gia đình đến gặp lại họ khi máy bay đáp xuống, một người đàn ông tên Maritu Fonkesa, ở đảo Sulawesi, khóc sướt mướt, ôm chầm cháu gái mình. Người đàn ông khác, Marsal Cimenes, ngồi lẻ loi bên tường rầu rầu chờ, nghĩ chắc không ai tới đón nhưng không lâu sau người đàn bà, bà dì của ông đến, bà dẫn ông vào phòng chờ đợi, ngồi bên nhau mừng rơi nước mắt, và hai đàn ông này, chỉ mới gặp nhau vài ngày trước giờ nhận ra rằng, họ không chỉ là đôi bạn mới quen thôi mà còn là người trong gia đình, họ là anh em bạn dì và sẽ cùng về nhà chung với nhau ở một cái ấp nhỏ gần dốc đồi làng Maubisse.

Tại một cái làng khác gần làng Maubisse, Miguel Amaral, một trong mấy người lớn tuổi nhất trong chuyến trở lại Timor, ngồi bên cạnh người anh bà con trong căn nhà đá màu xám nhỏ, lính Nam Dương đã đổi tên ông là Untung, có nghĩa “may mắn”, họ gọi vậy là vì ông đã bị bắn ba lần mà không chết, ông vẫn còn mang theo mình trên đường về, tấm hình người lính bắt cóc ông, phai màu cũ mèm trong 40 năm qua. Ông ngại ngùng cho rằng không cảm thấy may mắn lúc đó nhưng có lẽ bây giờ thì đó là điều may mắn thật.

Từ một người lạ ngập ngừng tới một đứa con gái của bà mẹ già, Kauka trìu mến gọi tiếng mẹ sau vài giờ trở lại nhà xưa, bằng tiếng Metum đứt quảng, phát âm trài trại, Kauka cười nói với người quen quanh mình trong lúc vừa chấm miếng bánh mì Bồ Đào Nha vào tách cà phê trên bàn “chắc là bạn không nhớ bất cứ cái gì về mẹ mình khi chỉ là một đứa trẻ con nhưng với cô thì nhớ rất rõ, tại sao vậy, bởi vì cô phải nhớ”.


Thuyên Huy

Monday 25.12.2017

1 nhận xét:

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...