Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

FM 974 : Trung Đông: Một Chút Phần Đời Khốn Khổ Của Người Dân Ở Vùng Đất Gaza Cô Lập

                                            Chuyện Thế Giới Trong Tuần
                                                      Thứ Hai 11/12/2017


Feras Al Dan khoái chơi trò đô vật, mới lên ba nhưng tay chân ngứa ngái không yên, nhảy qua nhảy lại, lấy chân đá chị nó Rahaf, năm tuổi, mà không cần nghĩ l à chị nó có thể vật ngã nó xuống lúc nào cũng được. Mẹ hai đứa nhỏ, bà Ra’eda, ngồi nhìn cười cười, không cản không nói gì hết, cả hai đều chưa đủ lớn để hiểu được những gì mà người dân dãy Gaza đang chịu đựng khổ sở trong đời sống hàng ngày.

Theo lời bà Ra’eda, đời sống ở Gaza quả thật rất khó khăn, người ở đây thiếu thốn mọi thứ, lần đầu nhóm ký giả phương tây gặp gia đình bà Al Dan là những ngày cuối tháng 7 năm 2014, ngày thằng bé trai Feras sinh ra, nó được gia đình gọi là “thằng con trai của chiến tranh”. Hôm đó, bà Ra’eda vừa tới bệnh viện Shiffa ở thành phố Gaza, đó là thời điểm bộc phát chiến tranh cao độ giữa quân Hamas của Gaza và Do Thái, sau khi quân Hamas phóng hỏa tiển vào bên trong đất Do Thái, Do Thái trả đủa bằng cách cho quân tràn qua tấn công Gaza, bác sĩ ở bệnh viện cho biết, sợ hãi từ các vụ dội bom của Do Thái làm trở ngại việc lo sinh đẻ của những bà mẹ sắp sinh, trong số đó có bà Ra’eda, cần giải phẩu, sau gần một giờ đồng hồ chờ đợi trong lo lắng, bà đã cho ra đời, thằng bé khỏe mạnh cứng cáp, nặng hơn ba ký lô rưỡi, vì nó được sinh ra trong chiến tranh nên gia đình bà đã gọi nói là “thằng con trai của chiến tranh”, có lẽ vì vậy cho nên, theo bà Ra’eda, nó luôn luôn tỏ ra giận dữ nhưng xem ra có tính can đảm hơn chị mình.

Đời sống không có gì thay đổi nhiều kể từ sau khi chiến tranh chấm dứt, điện vẫn khi có khi không, cũng như các gia đình khác, hiện nhà bà Ra’eda có điện khoảng 4 giờ mỗi ngày, ngay lúc có nó, hai đứa nhỏ Feras và Rahaf chúi đầu ngay vào máy truyền hình xem chương trình dành cho thiếu nhi và các trận đấu đô vật, bà và mẹ của bà vội vàng chạy lo chuyện giặt giũ cho kịp thời gian. Chuyện y tế sức khỏe cũng là một trở ngại lớn mà gia đình bà Ra’eda gặp phải, em của bà mới chết đây vì ông không được chửa trị đàng hoàng ở Gaza và cũng vì không có giấy phép đi dến Ai Cập hay Do Thái, là hai nước kiểm soát biên giới chung quanh Gaza, bà cũng lo ngại chuyện này cho chính mình nếu một ngày nào đó xảy ra. Gần đây bà được phát hiện có một cục bướu trong vú, bà phải đem bán vài thứ nữ trang để cắt bỏ đi nhằm không cho nó lan rộng ra nhưng sau đó, bác sĩ cho biết bà bị ung thư, cách duy nhất có thể trị được là đi ra nước ngoài nhưng việc này rất khó, bà phải bỏ con cái lại nhà bơ vơ.

Về chuyện chửa trị ung thư ở Gaza, bác sĩ ở đây cho biết, họ phải hết sức chật vật trong việc làm sao có đủ thuốc men và dụng cụ y khoa trong kho, theo sự miêu tả của LHQ, Gaza được xem như là một vùng đất bị phong tỏa hầu như toàn diện từ năm 2007 khi quân Hamas thắng cuộc chiến, nhóm quân phe đối nghịch Fatah, cũng là người Palestinian, đã phải rút ra khỏi dãy Gaza, Do Thái và Ai Cập kiểm soát mọi thứ, cái gì và ai, người nào có thể đi vào đi ra khỏi đó, với lý do, theo hai nước này, là nhằm ngăn chận tàu bè nước khác, tiếp tế vũ khí và các thứ vật liệu nguy hiểm cho quân Hamas, quân mà Hoa kỳ và khối công đồng Âu châu đặt trong danh sách tổ chức khủng bố, bà Ra’eda sẽ đến bệnh viện Abdel Al Rantisi trị bệnh, bác sĩ ở đây hiện lo cho hầu hết bệnh nhân ung thư tại Gaza, 10% là trẻ em được ưu tiên trước, theo lời bác sĩ Talha Balosha, trở ngại chính yếu là dụng cụ dùng cho hóa trị bị gián đoạn thường xuyên, có khi 6 tới 7 tháng vì bị bộ y tế của chính quyền Palestinian ở Ramallah cắt giảm.

Thêm vào đó, Do Thái thường cung cấp mức điện với công sức 120 me-ga-wat nhưng trong tháng tư năm nay chỉ còn 70 me-ga-wat sau khi chính quyền Palestinian nói rằng, họ không còn đủ tiền để trả cho nhà máy điện Do Thái nữa, việc này được người ta xem là hành động nhằm mục đích trừng phạt nhóm người cầm quyền Hamas ở Gaza, cuối cùng về phía Ai CẬp, họ cung ứng khoảng 28 me-ga-wat, tính chung, cũng không đủ cung cấp điện cho toàn dãy Gaza lâu hơn 4 tới 6 giờ mỗi ngày. Chính quyền Palestinian, kiểm soát vùng West Bank đang tìm cách tái lập quyền lực của họ ở dãy Gaza, cho lệnh chế tài nơi này trong tháng ba, giảm tiền trả cho Do Thái về việc cung cấp điện và lương cho nhân viên công chức tại đây. Theo lời Mohamed Salmia, giám đốc bệnh viện nói trên, kể từ tháng ba, cho tới đầu tháng mười một, tất cả thuốc men, gồm cả việc hóa trị đã bị cắt bỏ theo lệnh của bộ y tế, đó là một phần trong việc ấn định sự chế tài đối với Gaza bởi tổng thống Palestinian, Malmoud Abbas.

Bác sĩ Balosha đoan chắc với bệnh nhân của ông là họ có đủ mọi thứ cho hóa trị lúc này nhưng nhìn nhận ông không thể biết chuyện gì xãy ra khi các chuyến cung cấp tiếp có thể bị gián đoạn, tại bênh viện này đã có 13 bệnh nhân chết vì không có hóa trị hay trong gian đoạn thiếu thốn các thứ lên quan tới y khoa khác, bệnh nhân không thể được chửa hóa trị ở đây thì bác sĩ sẽ đề nghị đưa họ đi West Bank hay Jerusalem, nếu không đi khỏi Gaza được, họ phải chờ cho tới khi nào có vật liệu hóa trị tới, và cuối cùng, nếu không có gì nữa thì đành bất hạnh chờ chết, không làm gì hơn được.

Về chuyện điện lực, người ta tiếp xúc với nhân viên của nhà máy phát điện duy nhất ở Gaza, nhóm kỹ sư phụ trách việc này miêu tả, như thế nào mà dãy Gaza cần có số lượng 600 me-ga-wat, nhà máy điện này có thể cung cấp 140 me-ga-wat nhưng chỉ phát ra được phân nửa con số đó vì không đủ nhiên liệu để chạy máy, Do Thái đã phá hủy hai bồn chứa xăng dầu trong cuộc chiến năm 2014, cho nên họ không thể nào làm cho nhà máy hoạt động đầy đủ như người dân Gaza cần. Cũng theo mấy người kỹ sư này, họ đang làm hết sức mình nhưng thực tế rất khó khăn và dân chúng ở đây không hiểu được sự trở ngại mà họ phải đối mặt, họ cần điện dùng nhưng họ không muốn nghe ai là người chịu trách nhiệm về việc này, nói một cách đơn giản là họ chỉ cần biết có điện, thế thôi. Dãy Gaza đã bị cô lập từ hơn mười năm nay, vì lẽ đó, nếu người dân ở đây cần bất cứ thứ gì, dù cho là rất nhỏ, cũng phải thông qua người Do Thái và chuyện đó có khi cả tháng mới xong, thiếu điện dùng cũng có nghĩa là hệ thống cống rảnh không được sàn lọc, cứ như vậy chảy ra Địa Trung Hải, làm cho bải biển không an toàn và hải sản cá tôm bị nhiễm độc, mỗi khi mưa xuống, chất thải trong các cống rảnh quá cũ mặc sức tràn thành phố Gaza như lụt lũ.

Trở lại chuyện của bà Ra’eda, tại nhà bà, thằng bé Feras muốn trời mưa vì nó khoái tắm mưa từ lúc nhỏ, bà Ra’eda nhìn hai đứa con, bùi ngùi cho biết “bà ước mơ rằng, cuộc đời của con cái sẽ khá hơn ở một ngày nào đó, hy vọng bọn nó sẽ có một thế hệ khác biệt và tốt đẹp hơn là những gì bà đang phải gánh chịu như hôm nay”.

Thuyên Huy
Monday 11.12.2017

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...