Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Kho tàng bích họa lớn nhất thế giới: Hang Đôn Hoàng và truyền thuyết con đường tu luyện Phật Pháp

Sự ra đời của hang đá Mạc Cao gắn liền với một tích cổ về con đường tu luyện Phật Pháp.
Hơn hai nghìn năm trước đây, vua Vũ Đế nhà Hán đã đặt ra quận Đôn Hoàng trên cả một dải hành lang ở tỉnh Hà Tây. Nhân dân các dân tộc vùng Trung Nguyên lục đục kéo nhau đến đây khai khẩn, theo với đà phát triển của sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và nước ngoài.
Ảnh: wikipedia.com

Đạo Phật của Ấn Độ đã thông qua hành lang này của tỉnh Hà Tây mà truyền nhập vào Trung Quốc. Vì thế Đôn Hoàng đã trở thành nơi thánh địa của đạo Phật.
Về sau có một vị hòa thượng tên là Lạc Tôn đến Đôn Hoàng.
Hòa thượng Lạc Tôn trông thấy trên đỉnh núi có phát luồng kim quang lóa mắt, vì vậy cho rằng đang có thiên thần hiển linh. Ông bèn khấu đầu bái lạy và quyết tâm bắt tay vào tạc những bức tượng trong động đá trên núi để thờ Phật.
Hán Vũ Đế (Ảnh: wikipedia.org)

Năm 366, hang Mạc Cao bắt đầu được đào. Tiếp theo sau suốt một thời gian dài từ thời kỳ “Tam thập lục quốc” đến đời Nguyên, việc đào hang đá đã kéo dài suốt 10 thời đại (khoảng 1500 năm).
Ngày nay, hang đá mà hòa thượng đào đầu tiên, chúng ta không thể xác định được cụ thể là hang nào.
Một số ghi chép khác thì cho rằng, khi Đạo Phật đường truyền vào Trung Quốc, rất nhiều người giác ngộ được giáo lý của nhà Phật, họ biết được đây chính là con đường tu luyện chân chính vào thời đó, nên đã đoạn tuyệt thế tục, vào núi sâu rừng già, để chuyên tâm tu tập, chịu khổ mà chuyên tu. Vì thế mà rất nhiều hang đá được đào để sử dụng cho mục đích đó.
Tuy nhiên hành động của vị hòa thượng đã làm cho vô số các tín đồ của đạo Phật ùn ùn kéo nhau tới vùng sơn cương này để tạc tượng trong động đá. Sau đó người ta gọi động đá này là động Mạc Cao.
Ảnh: pinterest.com

Hang đá Mạc Cao là một hệ thống 492 ngôi đền cách trung tâm thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc 25 km về phía Đông Nam. Đây cũng được gọi là Thiên Phật Động hay hang Đôn Hoàng. Các hang đá này thực sự không phải là hang đá tự nhiên mà là các công trình chạm khắc trong đá, thuộc dạng kiến trúc chạm khắc đá.
Ảnh: wikipedia.com

Hang Mạc Cao là một ngôi nhà đá có quy mô lớn nhất, nội dung phong phú nhất và có giá trị nghệ thuật cao nhất của Trung Quốc còn tồn tại cho đến ngày nay. Các tác phẩm nghệ thuật chủ yếu trong ngôi nhà đá này là các tượng điêu khắc và các bức bích họa.
Hiện nay nơi này còn có 492 hang động, 45.000m² bích họa và 2415 pho tượng, 5 ngôi nhà gỗ từ đời Đường, Tống. Năm 1987 hang Mạc Cao đã được Unesco công nhận là “Di sản văn hóa thế giới”.
Ảnh: KhoaHoc.tv

Hang Mạc Cao Đôn Hoàng sở hữu một vị trí đắc địa.
Có những chuyên gia về địa lý cho rằng: Đôn Hoàng nằm ở giữa hoang mạc Gôbi, nên hang động không bị gió cát xâm thực. Thực tế, người xưa đã xây dựng hang Mạc Cao trên sườn núi đá núi Minh Sa. Địa thế hang tọa Tây nhìn về Đông.
Đối diện ở phía Đông hang Mạc Cao là núi Tâm Nguy, ở giữa có một con sông chảy qua. Hang Mạc Cao có hình sáng sắp xếp như tổ ong, chỗ cao nhất không vượt quá 40m.
Như vậy, vào mùa Đông, gió cát từ phía Tây mặt sau hang thổi tới, khi qua đỉnh hang, góc thổi là 45 độ, tạo ra góc chết với hang động. Vì thế, cát không thể thổi vào trong hang.
Ảnh: wikipedia.com

Mùa hè, gió Đông thổi mạnh, núi Tam Nguy đối diện trở thành tấm bình phong thiên nhiên cho hang Mạc Cao, khiến gió cát không thể xâm nhập vào trong hang. Như vậy, hang Mạc Cao trở thành một vùng an toàn nhất trong khu vực khô ráo.
Một số nhà phong thủy nhận định, Mạc Cao sở hữu vị trí phong thủy đắc địa, có núi có sông, hướng gió thuận lợi, với dụng ý, ý chí kiên định như sơn, tâm tĩnh như thủy.
Hang động lưng dựa núi, mặt nhìn ra xa sông. Nước sông do các suối từ trong hang đá tạo thành trước cửa hang là nguồn nước nuôi dưỡng cây xanh xung quanh hang.
Ảnh: wikipedia.com

Được đánh giá là một dòng tịnh thủy. Ốc đảo Mạc Cao không những hình thành nên phong cảnh thanh tịch độc đáo vùng này, mà còn ngăn cản bức xạ của ánh sáng Mặt trời đối với toàn bộ hang động ở đây.
Có học giả cho rằng, hang Mạc Cao nơi cách xa thành Đôn Hoàng để thể hiện tư tưởng đạo Phật rời xa thế tục, cách xa cuộc sống phồn hoa, hòa nhập với tự nhiên, đắm mình với thiên nhiên để tìm về nguồn cội tâm tĩnh lặng và thanh tịnh để đạt tới cảnh giới siêu thường viên mãn quả vị: Chứng ngộ Phật Pháp.
Kể từ năm 366 bắt đầu xây dựng, trải qua hơn 1000 năm mưa bão, hang Mạc Cao vẫn bảo tồn được 482 hang động, rất nhiều tranh vách đá, tượng điêu khắc. Các chuyên gia cho rằng, sự lựa chọn khoa học vị trí địa lý của người cổ đại có tác dụng quan trọng đối với việc bảo tồn hang Mạc Cao.
Hang Mạc Cao sở hữu những kho tàng đồ sộ, những tác phẩm nghệ thuật bích họa và điêu khắc có một không hai trên thế giới.
Ảnh: wikipedia.com

Hang Mạc Cao còn gọi là “Động nghìn Phật” tọa Tây nhìn ra phía Đông. Chiều dài Nam Bắc của các hang động Mạc Cao lên tới 1610m, từ trên xuống dưới tổng cộng có 5 tầng. Hang Mạc Cao được công nhận là kho báu văn hóa nghệ thuật và phòng tranh nghệ thuật Phật giáo được bảo tồn hoàn chỉnh nhất, có nội dung phong phú nhất, có quy mô lớn nhất và có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới.
Ảnh: pixabay.com

Hang Mạc Cao có chiều dài 1600m trong đó cất giữ hơn 50.000 bản văn thư, có bích họa của 10 triều đại…, chiếm hơn 45000m2. Kiến trúc kết cấu gỗ, cột đá hoa sen và gạch lát nền hàng nghìn tấm. Nếu nối liền tất cả các bích họa trong hang lại, có thể tạo thành một hành lang tranh cực lớn, dài tới 25km.
Ảnh: pixabay.com

Ở đây có hơn 490 hang, 45 nghìn m2 tranh vách đá trong hang, hơn 3 nghìn pho tượng màu toàn thân và 5 công trình kiến trúc động thời Đường Tống.
Ngoài ra, trong động chứa Kinh Phật còn phát hiện khoảng 5 vạn bản kinh chép tay và các tư liệu lịch sử khác. Trong đó, có hàng nghìn bức tranh lụa, tranh khắc gỗ, tranh thêu và nhiều tác phẩm thư pháp. Các học giả phương Tây gọi tranh vách đá Đôn Hoàng là “Thư viện trên vách đá”.
Ảnh: wikipedia.com

Những bích họa ở đây phần lớn đều mang đề tài Phật giáo, ví dụ hình vẽ các loại Phật, Bồ Tát, Thiên Hoàng, những bức vẽ liên hoàn theo cốt chuyện trong Kinh Phật; hay những bức họa về sử tích Phật giáo v..v…kết hợp với những chuyện truyền thuyết và nhân vật lịch sử về Phật giáo ở Ấn độ, Trung Á và Trung Quốc.
Ngoài ra, bích họa của các thời đại đã phản ánh đời sống xã hội, trang phục, đồ trang sức, tạo hình kiếc trúc cổ đại và âm nhạc, múa, xiếc vv…của các tầng lớp và các dân tộc hồi bấy giờ. Bởi vậy, các học giả phương Tây coi bích họa Đôn Hoàng là “viện bảo tàng trên vách đá”.
Hết phần 1. Mời độc giả đón đọc phần 2. 
Tịnh Tâm (daikynguyen.com)

2 nhận xét:

  1. Tìm lại giấc mộng Đôn Hoàng (P1): Khởi nguồn của lịch sử và ước mơ - Minh Chân Tướng

    Đôn Hoàng, thế giới Phật quốc nguy nga tráng lệ: Nơi có Đức Phật từ bi đang ngồi thiền định, các vị Bồ Tát trang nghiêm thoát tục, các phi thiên uyển chuyển bay lượn, những thánh đồ kính cẩn lặng im. Tất cả họ đã dùng những phương thức khác nhau để bảo vệ miền tịnh thổ giữa lòng sa mạc hoang vu.

    Xem thêm tại: Giấc mộng Đôn Hoàng

    Trả lờiXóa

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...