Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Radio FM974:Ấn Độ: Xe Lôi Xe Kéo - Đi Học Để Đừng Tính Chuyện Bạo Động Tình Dục

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 04/12/2017


   Năm năm, sau ngày vụ hiếp dâm rồi giết chết nạn nhân dã man xãy ra, gây tột cùng phẩn nộ trên khắp cả nước, gần 100 ngàn tài xế ta-xi, xe lôi xe kéo đã bị bắt buộc phải tham dự khóa học chống lại cái quan niệm bảo thủ truyền thống coi thường phụ nữa của người đàn ông Ấn.
   Trong cái phòng học, đèn mờ mờ không sáng lắm, Achyuta Dyansamantra bước tới bước lui trước tấm bảng trắng, giọng khàn khàn, lễ mễ như một người giảng đạo, ông lập lại điều đã nói với những người đang nhìn lên,“nếu các anh liếc trộm một người đàn bà trong vòng hơn 14 giây, thì anh có thể ngồi tù, hát hò chọc đàn bà ở chốn công cộng hay làm cử chỉ tục tiểu đếu bị cấm, dù các anh có đồng ý hay không, luật là luật”, hơn 100 khuôn mặt nhăn nhó tỏ vẻ không hài lòng, một số chăm chú ghi ghi chép chép lên giấy, số còn lại mằn mò điện thoại di động đang cầm trong tay. Những người đàn ông này là người trong số hơn 100 ngàn tài xế chở khách, lái xe ta-xi và xe lôi đạp ở thành phố Tân Đề Li.
   Kể từ khi có vụ hiếp dâm tập thể và giết người của một nhóm băng đảng xảy ra năm năm trước đây, các lớp học như trên đã trở thành điều kiện bắt buộc phải có, khi tái xin cấp giấy phép hành nghề lái các loại xe lôi đạp, xe ta-xi trong thành phố, cũng trong lúc ngày tưởng nhớ đúng một năm cái chết của một cô sinh viên ngành vật lý trị liệu tên Jyoti Singh sắp tới đây, những người tranh đấu cho phụ nữ Ấn cho biết, các lớp học này đang giúp xã hội Ấn có sự thay đổi về thành kiến thủ cựu lâu đời, cái mà từ lâu đã cho thấy khó lòng cải đổi hơn đạo luật chống quấy nhiểu và tấn công tình dục của quốc gia. Một anh tài xế râu quay hàm dầy đặc, nhẩn nại đưa tay lên nhiều lần trong phòng học, đưa ra ý kiến “nói chung, các vụ hiếp dâm xãy ra ở tại Ấn mà không ở các quốc gia khác” khi được gọi, anh tiếp “tại sao vậy” rồi tự anh trả lời trước khi người giảng viên Dyansamantra có thể nói “tại đất nước này, nếu anh muốn làm chuyện tình dục, anh không thể làm được, thế cho nên tại sao hiếp dâm xảy ra”, anh tiếp nữa “Tân Đề Li không có khu đèn đỏ mãi dâm”, Dyansamantra làm dấu cho anh thôi, cười cười “chúng ta sẽ thảo luận việc này chút xíu nữa”.
   Cái đội quân xe lôi đạp, xe ta-xi của thành phố không gây dọa nạt sợ hãi cho đàn bà con gái, các vụ bạo động tình dục, hiếp dâm tại thủ đô Tân Đề Li thường do những người đàn ông quen biết nạn nhân của họ gây ra, theo lời cô Rutika Sharma, nhân viên xã hội lo việc điều hành các khóa học thì, nếu tài xế có dấu hiệu gì không tốt, văn phòng giao thông sẽ ngưng việc người đó ngay tức khắc, nhưng hiện nay, con số đàn bà con gái ra ngoài đi làm, có cuộc sống thoải mái hơn  ngày càng nhiều và cũng từ đó, số người dùng xe lôi xe ta-xi đông đảo và thường xuyên, đôi lúc gặp phải một vài người tài xế có hạnh kiểm xấu, Sharma nói thêm “họ cố gắng giải thích sự việc trong vòng 40 phút hay một giờ đồng hồ cái chuyện mà những người tài xế đã thấy trong 40 năm”. Làm thay đổi cái quan niệm bảo thủ vốn có khó thay đổi cũng là mục đích nhắm tới của các khóa học này, quần áo cũng là một sự tranh cải lớn tại phòng học, Sharma nói rằng, nhiều anh tài xế cho là, thứ quần áo con gái Ấn đang mặc hiện thời, không phải là sắc phục cỗ truyền của Ấn Độ, họ cho là bắt chước các nước khác, từ đó nhiều người quả quyết, thứ quần áo này tự nó đã góp phần cho việc xâm phạm tình dục hay tấn công, nhưng họ lặng thinh, không trả lời được khi người giảng viên Dyansamantra nói rõ, những vụ hiếp dâm xãy ra nhiều hơn với các em bé gái từ 6 tháng hay 2 tuổi hoặc một bà cụ già 82 tuổi bị nhiều người đàn ông hiếp dâm tàn bạo, có phải là do quần áo nạn nhân mặc hay không, họ mặc cái gì, khi đó họ đành phải đồng ý là vì mớ tư tưởng thành kiến có sẳn trong đầu làm cho họ nghĩ vậy.
   Việc đàn bà uống rượu cũng là một đề tài đáng nói, đặc biệt ở khu Hauz Khas Village, phía nam thành phố Tân Đề Li, nơi tập trung nhiều quán ba và nhà hàng, với thành kiến có sẳn trong đầu những người như các anh tài xế này, nếu cô nào tới khu Hauz Khas Village thì cô đó không tốt lành vì chỗ này là chỗ xấu xa, con gái không thể tới đó. Sharma đồng thời cũng giải thích với họ, “nếu các anh không thay đổi lối suy nghĩ bảo thủ này, thì túi tiền các anh kiếm ra cũng bị ảnh hưởng, gần 70% người đi xe của các anh là đàn bà, các anh làm ăn để kiếm ra tiền, nếu như vậy thì làm sao có tiền đây”. Khi xong mỗi buổi học, các người tài xế nhận một cái bảng dán lên xe có hàng chữ “cùng với chiếc xe ta-xi của tôi, tôi cũng là người cổ động cho việc chấm dứt bạo động tình dục với phụ nữ” hay “tôn trọng phụ nữ và sự an toàn của họ là niềm danh dự và bổn phận của tôi”.
   Ngồi dựa lưng vào thành cái xe lôi đạp của mình bên ngoài trung tâm huấn luyện, Subhash Chander thong thả vừa hút thuốc lá vừa nói “dĩ nhiên là ông tôn trọng phụ nữ nhưng ông già quá rồi, tại sao phải tham dự các khóa học như vậy, đã có nhiều thay đổi từ bốn thập niên nay từ ngày ông mới bắt đầu đạp xe lôi, mới đầu chỉ có lèo tèo vài người khách đàn bà, bây giờ thì văn phòng nào cũng có đàn bà và gần hết đều đi xe hơi. Điều đó không làm ông hài lòng, ông thêm, nói chung 99% đàn bà có tác phong sai lầm, họ đang có điện thoại di động đời mới và nhiều thứ khác nhưng họ lại không biết làm thế nào nói chuyện với người già cả”.
   Một anh tài xế khác, Kanak Mandol, đến Tân Đề Li đạp xe lôi một năm trước đây từ cái làng nhỏ ở tiểu bang Bihar, lên tiếng tại lớp học, những gì giảng dạy ở đây đều đúng cả nhưng người đi xe hoàn toàn sai, ngày hôm trước, một cặp tình trai gái trẻ đi xe anh, trong xe họ kéo tấm màn che xuống rồi ôm hôn nhau, hai người này đã làm chuyện tầm bậy ngoài đường, Mandol bực tức nói lớn hơn “nếu họ làm chuyện này ở làng của anh thì dân làng sẽ đánh họ gảy chân ngay”. Với anh Mahammad Sajjid, xem ra ôn hòa và cảm thông hơn, anh so sánh phụ nữ ở Tân Đề Li và phụ nữ ở mấy cái làng trong vùng phía tây tiểu bang Uttar Pradesh một cách rõ ràng “đàn bà ở đây có học hành, họ đi một mình trên xe, họ trả tiền sòng phẳng nguyên chuyến đi, điều này quá tốt cho việc làm, nếu không có đàn bà, làm sao mình làm ra tiền” anh thấy khóa học rất hửu ích, anh cũng là người sùng đạo nên đồng ý với những gì mấy người giảng viên nói.
   Tờ tường trình từ tổ chức “Human Rights Watch” trong tháng này, tìm thấy đạo luật bảo vệ phụ nữ của Ấn đã có hiệu quả hơn trong vòng năm năm qua, việc bác sĩ dùng “hai ngón tay” đưa vào “vùng kín” để xác định “trinh tiết” của đàn bà đã bị cấm từ năm 2013, tội có liên quan tới những hành vi “theo rình rập phụ nữ”, “quấy nhiểu tình dục” và “hiếp dâm” được xem là trọng tội hình sự với bản án nặng nề, gồm cả tử hình. Sửa đổi hay thay đổi tác phong khó hơn là sửa đổi một đạo luật, theo lời của bà Swati Maliwal, ủy viên về phụ nữ nhưng cũng theo bà, nó có thể làm được nếu thay đổi được quan niệm thành kiến vốn có cứng nhắc của xã hội Ấn. Bà đưa ra một thí dụ, có liên quan tới một hình thức khác về giao thông, là hệ thống xe lửa của vùng nội ô thành phố Tân Đề Li, chiến dịch làm sạch đã được phát động từ mấy năm qua, người đi xe lửa từ mọi nơi, người làng quê, người thành thị, mọi giai cấp của xã hội, ai ai cũng giữ gìn sân ga, trên xe lửa sạch sẽ và chấp hành theo đúng quy định như người ta mong muốn.
   Chính người giảng viên cũng có bài học cho mình, cô Sharma tươi cười, ghi nhận ý kiến của một người chạy xe lôi đạp già trong lớp học, ông ta chậm rãi “con gái ơi, con đang thắp sáng một ngọn đèn nhỏ nhoi, trong lớp học 100 người này, một số thì ngủ gục, số khác thì cho là Ấn Độ đang trên đà canh tân hóa, đang quên dần cái truyền thống văn hóa cỗ xưa, và các cô gái bây giờ quậy phá quá, nhưng trong lớp 100 người này, 15 hay 20 người sẽ hiểu được những gì con nói tới và sẽ có 15 hay 20 ngọn đèn sáng lên thêm, nếu con làm được 20 người trong lớp 100 như vậy, thay đổi sẽ có ở một ngày không xa”.


Thuyên Huy
Monday 04.12.2017

2 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...